So sánh chuỗi ecg và theo sõi đoạn st liên tục
CÁC ĐIỂM CHÍNH
■ ECG trong AMI rất thay đổi, đoạn ST chênh lên và hạ xuống có thể bị bỏ qua nếu chỉ ghi 1 ECG đơn độc. So sánh với các chuỗi ECG có thể là bằng chứng hoặc xác định sự thay đổi của STEMI.
■ Không có sự tiến triển trên chuỗi ECG có thể giúp xác nhận là giả nhồi máu.
■ Theo dõi ST liên tục (ưu tiên đối ECG 12 chuyển đạo tự động hoặc 2 chuyển đạo trên monitor, bao gồm cả đoạn ST cũng như là nhịp) có thể phát hiện đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống, nếu không được chú ý sẽ bị bỏ qua.
ĐẠI CƯƠNG
So sánh với các chuỗi ECG hoặc giám sát đoạn ST liên tục có thể là bằng chứng hoặc xác nhận ST chênh lên mới, điều này không có trên ECG ban đầu. Bất kỳ bệnh nhân nào với các triệu chứng nghi ngờ liên tục, đặc biệt là đau ngực điển hình đang xảy ra, và có ECG Type 2, 3, 4, lc, hoặc 1d đòi hỏi phải chú ý đoạn ST liên tục. Có thể ghi chuỗi ECG hoặc theo dõi ST liên tục. Đối với các trường hợp ECG Type lb tức là AMI khó phát hiện không được nhận ra, thì các phương pháp này giúp đẩy nhanh chẩn đoán và tạo điều kiện cho điều trị đúng thời gian. So sánh với ECG trước đó, nếu có sẵn, cũng không kém phần quan trọng. Sự tiến triển sóng T trong AMI có thể góp phần vào chẩn đoán nhưng hiếm khi đủ nhanh để giúp thực hiện liệu pháp tái tưới máu.Tuy nhiên, sự giả bình thường của sóng T đảo có thể có thể chẩn đoán là sự tắc trở lại của STEMI. Sóng T dương đảo ở phần cuối nhanh có thể gợi ý đến tái tưới máu (xem chương 8 và 27).
Các ECG Type 2, 3, và 4: Không Có ST Chênh Lên
Khoảng 25% bênh nhân AMI có ECG ban đầu âm tính (bình thường hoặc không chẩn đoán [ví dụ, các ECG Type 3 hoặc 4]). Điều này có thể bởi vì
■ ECG được ghi quá sớm trong bệnh mạch vành để có thể nhận ra được bất kỳ ST chênh lên.
■ ECG đã được ghi quá sớm trong bệnh mạch vành để chẩn đoán ST chênh lên.
■ ECG không bao giờ tiến triển thành ECG type 1(ST chênh lên) bởi vì vùng nhồi máu nhỏ hoặc 1 vùng thầm lặng. Thường gặp trọng trường hợp này là do tắc động mạch mũ hoặc một trong các nhánh của nó.
■ Nhồi máu liên quan đến mạch vành đã tái tưới máu tự phát , và đoạn ST trở về giới hạn bình thường.
■ Đoạn ST không ổn định chênh lên và hạ xuống do sự tắc nghẽn không liên tục. xem 10-1 tới 10-4. (cũng như xem Case 8-12 sự giả bình thường hóa của sóng T.)
ECG Type 1b: Khó thấy nhưng được chẩn đoán
ECG type 1b khó thấy có thể được nhận ra được chẩn đoán bởi bác sỹ có kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng thường bị bỏ qua. Ghi chuỗi ECG có thể ngăn chặn sự trì hoãn điều trị này. Xem Cases 10-5 và 10-6.
ECG Type 1c: ST chênh lên không chẩn đoán
Bổ sung thêm các thông tin là cần thiết đối với ECG type 1c để đưa ra chẩn đoán AMI. Bạn có thể nghi ngờ ST chênh lên là bình thường (do sự thay đổi bình thường, LVH, hoặc tình trạng khác) hoặc bạn có thể nghi ngờ đây là AMI rất sớm; so sánh với ECG trước đó hoặc ghi chuỗi ECG có thể xác định một trong hai nghi ngờ trên (xem Case 10-7).
Theo dõi sự tăng đoạn ST chênh lên; ST chênh xuống hoặc sóng T đảo có thể là UA/NSTEMI. Khi có sự thay đổi thì chẩn đoán cũng có thể thấy trong Block nhánh trái (Hình. 18-3, 18-4, và Case 18-12) hoặc trì hoãn dẫn truyền trong thất (IVCD) (xem Case 18-13).
Khi không có sự thay đổi đoạn ST giúp loại trừ STEMI (Xem Case 10-8), điều này là không sai. (Xem Case 11-2 AMI thành trước rộng có sốc tim sau đó và có ST chênh lên không rõ ràng nhưng không tăng sự chênh lên theo thời gian). Nếu vẫn còn nghi ngờ lâm sàng cao thì sử dụng phương thức chẩn đoán khác.
ECG Type 1d: ST chênh lên và sóng T âm
Các ECG Type 1d có thể biểu hiện của AMI có tái tưới máu tự phát trong những trường hợp tắc mạch vạch không liên tục, bán tắc, hoặc tắc nhưng có tuần hoàn bên. Những bệnh nhân này có nguy cơ dẫn đến tái tắc trở lại, đây là lý do can thiệp vào thời điểm này có thể được quyết định. Sự tắc trở lại biểu hiện bằng sự giả bình thường của sóng T, có hoặc không có đoạn ST chênh lên trở lại. Khi không thấy sóng T đảo sâu trong nhiều giờ thì đây là một bằng chứng chỉ ra các dấu hiệu không xảy ra cấp tính, mặc dù không được xác định (xem Case 20-11).
Điều Trị
Đầu tiên, so sánh ECG với các ECG trước đó. Nếu không có sẵn ECG trước đó, thì ghi chuỗi ECG mỗi 15 phút đến 1 giờ, phụ thuộc vào nghi ngờ lâm sàng, hoặc xem ST liên tục trên monitor. Theo dõi các thay đổi, bao gồm ST chênh lên hoặc sự giả bình thường của sóng T đảo, có hoặc không có hoặc tăng đoạn ST chênh lên. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ thấp tại, có đau ngực không điển hình hoặc đã giảm hoặc không tái lại, thì theo dõi liên tục mang lại hiệu quả thấp.
Theo Dõi ST Liên Tục
Theo dõi liên tục đoạn ST, điều này thường trái ngược với các ECG tĩnh, là tốt hơn bởi vì (a) bác sĩ có ý thức đến sự thay đổi ST chênh lên hoặc chênh xuống; (b) không phụ thuộc vào khả năng của người đọc ECG; và (c) không cần phải nhớ để sắp sếp lại các ECG. Thẽo dõi sự tái tưới máu hoặc tái tắc nghẽn có thể được thực hiện bằng ECG tĩnh thường quy, nhưng chúng không chính xác bằng theo dõi đoạn ST liên tục. Theo dõi ST liên tục cũng cảnh báo đến bác sỹ về tình trạng thiếu máu hoặc nhồi máu ngay cả khi các triệu chứng của bệnh nhân đã được giải quyết, bởi vì đoạn ST có thể chênh lên trước khi hoặc không có đau ngực.
Theo Dõi Đoạn ST Liên Tục Tự Động Bằng 12 hoặc 2 Đạo Trình
Theo dõi đoạn ST liên tục có thể bằng 2 hoặc 12 đạo trình. Theo dõi 2 đạo trình là hữu ích nếu như có sự nghi ngờ đặc biệt ở những đạo trình trên ECG 12 chuyển đạo, những đạo trình này có thể đạt được mục tiêu của việc theo dõi. Không giống như theo dõi nhịp, âm báo đối với ST chênh lên, monitor có thể vẽ biểu đồ thời gian đối với ST chênh lên. Những bất lợi của việc theo dõi này bao gồm chi phí lớn hơn và phức tạp hơn so với theo dõi nhịp. (xem Case 27-3.)
Nếu 12 đạo trình ban đầu là bình thường hoặc không có đạo trình nào nghi ngờ đặc biệt, và có nghi ngờ cao đến AMI dai dẳng, thì việc ghi nhiều đạo trình là hữu ích để theo dõi sự thay đổi của ST. Không giống như trong theo dõi nhịp, theo dõi 12 đạo trình có thể phát hiện ra đoạn ST chênh xuống soi gương, điều này làm tăng độ đặc hiệu đối với STEMI. ECG 12 đạo trình đơn giản, có thể cầm tay và dữ trữ ECG để so sánh, từ đó tìm được sự thay đổi của ST so với khi bình thường.
Theo dõi đoạn ST liên tục có thể được sử dụng để theo dõi sự tái tưới máu hoặc tái tắc (xemchương 27). Phát hiện ra sự tái tưới máu, và đặc biệt là sự thất bại của tái tưới máu, là cần thiết. Những bệnh nhân không tái tưới máu cần phải được PCI hồi cứu. Theo dõi đoạn ST liên tục đối với sự tái tắc sau liệu pháp tái tưới máu là hữu ích bởi vì các triệu chứng có thể không biểu hiện.
Theo Dõi Nhịp Đối Với Sự Thay Đổi Của ST
Theo dõi nhịp có thể được thực hiện bằng 3 hoặc 4 đạo trình chi hoặc “chuyển đạo ngực thay đổi – MCL” thứ 5. Việc theo dõi nhịp có thể sử dụng tất cả các chuyển đạo ở những bệnh nhân đau ngực, nhưng bao giờ chỉ ra được hiệu quả trong việc xác định bệnh nhân có STEMI.
■ Vị trí: tay phải, tay trái, chân phải, vàchân trái. MCL là ở trước tim.
■ Chuyển đạo dài: I, II, III, aVR, aVL, aVF, và bất kỳ đạo trình đơn trước ngực nào. Monitor có thể hiện thị 3 đạo trình một lúc, nên hiện thị các đạo trình DIII, MCL-2 (V2), và MCL-3 (V3). Trong những chuyển đạo này:
■ ST chênh lên ở MCL2-3 (V2/V3) gới ý AMI thành trước.
■ ST chênh lên ở III gợi ý AMI thành dưới.
■ ST chênh xuống ở MCL2-3 gợi ý AMI thành sau.
■ ST chênh xuống ở III gợi ý AMI bên.
■ Thay thế MCL-5 (V5) cho MCL-3 (V3) có thể có độ nhạy cao hơn.
Nếu ST tiến triển chênh lên hoặc chênh xuống, có hoặc không có tái đau ngực, thì ghi ECG 12 chuyển đạo. Xem Case 10-9 đến 10- 12 là ví dụ về theo dõi nhịp. (cũng như xem Case 12-3, ST chênh lên ở MCL-3 trước khi vào viện, biến mất sau sử dụng NTG; và Cases 31-1 tới 31-3.) Bất Lợi Của Theo Dõi Nhịp Nếu khi không có sự báo động ST trên monitor, bạn phải chủ động quan sát đoạn ST. ST chênh lên có thể rõ ràng làm che lấp QRS, gây nên giả nhịp có phức bộ QRS rộng. Khi xảy ra đồng thời nhịp nhanh, thì nó có thể biểu hiện trên monitor giống như nhịp nhanh thất (Case 10-12). Lợi ích của hình ảnh soi gương thấy ở ECG 12 đạo trình giảm xuống khi theo dõi nhịp và có thể thấy hình ảnh giả nhồi máu như LVH và Block nhánh trái, dẫn đến tình trạng dương tính giả.
Case 10-1
ECG Type 3 Gợi Ý Đến Sóng T Cao Cấp Tính Sau Dó Chuyển Thành ECG Type 1a
Tiến sử
Không rõ
ECG 10-1A (Type 3)
Ghi lúc 07:33.
■ Đây là ECG chưa được chẩn đoán.
■ Sóng T cao cấp tính: khó thấy, V4-V5; và sự chậm tiến triển của sóng R: V2-V3, nghi ngờ đến AMI trước bên.
ECG 10-1B (Type 1a)
Ghi lúc 08:14, 41 phút sau
■ ST chênh lên: VI—V6, aVL; và chênh xuống soi gương II, III, aVF, chẩn đoán là AMI trước bên.
Diễn biến lâm sàng
Bác sỹ lâm sàng đã điều trị bằng tiêu huyết khối.
Kết Luận
Chuỗi các ECG cho phép chẩn đoán đúng lúc
Case 10-3
Các Triệu Chứng Rất Không Điển Hình, ECG Rất Nghi Ngờ, Kèm Theo Sự Thay Đổi Chẩn Đoán
Tiền sử
Nam 56 tuổi có 1 yếu tố nguy cơ, phàn nàn rằng nóng rát từ thượng vị lên tới họng, ông ta bảo phải chịu tình trạng này mỗi lần khi ông nằm xuống để ngủ vào ban đêm.
ECG 10-2A (Type 3)
■ ST chênh lên không đáng kể
■ Sóng T âm: I, II, III, aVL, aVF, V4-V6; ST chênh xuống: nhẹ, II, a VF, V5—V6, gợi ý tình trạng thiếu máu cục bộ, có thể đã xảy ra lâu trước đó.
■ Tình trạng đau nóng rát của bệnh nhân đã giảm xuống khi dùng antacid tại Phòng khám nhưng lại tái phát sau đó.
ECG 10-2B (Type 1b)
80 phút sau.
■ Sóng T giả bình thường ở tất cả các chuyển đạo mà chúng đã đảo bất thường trước đó.
■ ST chênh lên: II, III, aVF, nhỏ hơn 1 mm nhưng chênh lên ít nhất 1mm so với ECG 10 – 3a; và chênh xuống soi gương: aVL, V2—V4, điều này chẩn đoán là AMI.
Diễn biến lâm sàng
Bác sỹ cấp cứu đã bỏ qua ST chênh lên này,nhưng nó đã được phát hiện ra ở CCU. Nong mạch vành tái thông nhánh bờ thứ hai (2nd obtuse marginal branch) của động mạch mũ. CK toàn phần đạt đỉnh 2,403 IU/L với phân số MB là 157 ng/mL. Siêu âm tim lúc nghỉ ngơi cho thấy EF 55% và bất thường vận động vùng sau bên.
Kết Luận
Sự thay đổi khi ghi chuỗi ECG xác định cần thiết phải thực hiện tái tưới máu mặc dù các triệu chứng không điển hình.
Case 10-3
ECG Đầu Tiền Không Đưa Ra Được Chẩn Đoán, Sau Đó ECG Thứ Hai Chẩn Đoán Rõ AMI Thành Dưới
Tiền sử
Nữ 55 tuổi đau ngực giờ thứ nhất, mặc dù được dùng NTG dưới lưỡi và aspirin nhưng đau ngực vẫn liên tục.
ECG 10-3A (Type 3)
Ghi lúc 12:32.
■ ST chênh nhẹ: II, III.
ECG 10-3B (Type 1a)
Ghi lúc 2 giờ sau đó
■ ST chênh lên: II, III, aVF với soi gương ở aVL và chẩn đoán là AMI thành dưới.
■ ST chênh xuống: V2-V3, chẩn đoán của AMI thành sau.
Diễn biến lâm sàng
Bệnh nhân đã nong mạch ngay lập tức do tắc RCA. Sự nhồi máu này dẫn đến giảm hoạt động thành dưới nhưng chức năng thất trái bình thường.
Kết Luận
Mặc Dù Chuỗi ECG giúp cho việc chẩn đoán và điều trị dễ dàng, nhưng nó không cần thiết bị trì hoãn đến 2 giờ sau đó.
Case 10-4
ST chênh lên ở các đạo trình thành dưới không có soi gương ở aVL; và không có sự thay đổi khi ghi chuỗi ECG giúp loại trừ AMI
Tiến sử
Nam 41 tuổi đau ngực không điển hình. Ông ta đã được bắc cầu nối chủ vành (CABG) do hẹp mạch vành trái chính 3 năm trước, nhưng lại không có Tiền sử NMCT. Ông biểu hiện đau như vỡ ngực 4 ngày trước khi vào viện. ECG được ghi như trong hình ở dưới và siêu âm tim không phát hiện có bất thường hoạt động thành cơ tim, Ông đã được nhận tiêu huyết khối. Tất cả các ECG từ năm 1994 đều giống nhau và ông đã được loại trừ NMCT bằng 5 lần xét nghiệm mem tim.
ECG 10-4 (Type 3)
■ ST chênh lên: II, III, aVF, nhưng không có soi gương ở aVL. ECG này tương tự như tất cả các ECG trước đó.
Diễn biến lâm sàng
2 ECG được ghi sau mỗi 2 giờ vẫn tương tự như ECG 10-4. Bác sỹ lâm sàng không điều trị bằng tiêu huyết khối.
Kết Luận
Không có sự thay đổi trên chuỗi ECG đã giúp xác định không có AMI xảy ra.
Case 10-5
“Tái cực sớm”, nghi ngờ chẩn đoán AMI trở thành chẩn đoán rõ hơn bằng cách ghi chuỗi ECG 18 phút sau đó
Tiền sử
Nam 51 tuổi đau ngực giờ thứ nhất lan ra cả 2 tay.
ECG 10-5A (Type 1b)
Ghi lúc 16:37, chỉ có V1—V6.
■ ST chênh lên: V1-V4; và điểm J chênh lên.
■ Máy tính đọc đây là tái cực sớm. Tuy nhiên, mặc dù ST chênh lõm nhưng ECG này chẩn đoán AMI thành trước bởi vì bởi vì đoạn ST chênh lên không tương xứng với QRS và chẩn đoán tái cực sớm trên bệnh nhân > 40 tuổi phải cân nhắc kĩ.
ECG 10-5B (Type 1a)
16:55, 18 phút sau đó, chỉ có V1—V6
■ Đoạn ST chênh lồi: ở V2, điều này làm chẩn đoán AMI thành trước rõ hơn. Không bao giờ được cho đây là Tái cực sớm.
Diễn biến lâm sàng
Bác sỹ lâm sàng đã nhanh chóng cho bệnh nhân sử dung tiêu huyết khối, điều này dẫn đến tái tưới máu hoàn toàn xảy ra và CK toàn phần lớn nhất = 357 IU/L.
Kết Luận
Ghi chuỗi ECG đối với trường hợp nghi ngờ AMI không nhận ra được giúp cho việc chẩn đoán và điều trị nhanh hơn
Case 10-6
Đối với AMI khó chẩn đoán thì sự thay đổi trong chuỗi ECG làm rõ thêm chẩn đoán
Tiền sử
Nam 61 tuổi đau thắt nghẹt sau xương ức, đau tăng lên trong 2h, lan ra khu vực trước vai, không có các triệu chứng liên quan.
ECG 10-6A
Ghi lúc 05:06.
■ Điểm J chênh lên: V1—V5, đoạn ST chênh lõm, gợi ý đây là tái cực sớm. Tuy nhiên, bệnh nhân > 60 tuổi , do đó đưa ra chẩn đoán này là không thể.
■ ST chênh nhẹ ở: aVL, rất nghỉ ngờ đến AMI thành bên .
■ Cùng với các đặc điểm trên, còn có thêm ST chênh xuống soi gương: II, III, aVF, và sóng T cao cấp tính: V2-V4, do vậy ECG chẩn đoán đến AMI thành trước.
ECG 10-6B (Type 1b)
16 phút sau đó, chỉ có V1—V3 .
■ So sánh với ECG 10-6A, rõ ràng đã có tăng ST chênh lên ở V2 (nhưng vẫn < 2 mm) và ST chênh lên mới ở V3, làm cho chẩn đoán AMI thành trước bên rõ hơn.
Diễn biến lâm sàng
Bác sỹ lâm sàng đã điều trị bằng tiêu huyết khối ngay lập tức. Siêu âm tim sau đó chỉ ra có bất thường hoạt động thành trước và bệnh nhân đã được xác định chẩn đoán là AMI bằng các marker sinh hóa .
Kết Luận
ECG 1 năm trước đó chỉ ra ST đẳng điện. Đối với những trường hợp tương tự như trường hợp này, nhận biết có AMI khó phát hiện ở ECG đầu tiên là tốt nhất. Tuy nhiên, khi đưa ra được chẩn đoán, thì việc so sánh các chuỗi ECG cũng góp phần vào làm rõ chẩn đoán, có thể đẩy nhanh chẩn đoán và điều trị.
Case 10-7
ECG type 1c với ST chênh lên nghi ngờ được chẩn đoán là AMI thành trước bằng ghi chuỗi ECG
Tiền sử
Nam 60 tuổi đau ngực giờ thứ 2,5h.
ECG 10-7 (Type 1c)
Ghi lúc 02:26.
■ ST chênh lên: V1—V3, nhìn giống như là tái cực sớm, nhưng nghi ngờ là AMI vì bệnh nhân > 40 tuổi
■ ST chênh xuống nhẹ: II, III, aVF, nghi ngờ là hình ảnh soi gương của thành trước.
Diễn biến lâm sàng
Bệnh nhân đã được nhận vào CCU. Ghi lại ECG 2,5h sau đó lúc này đã chẩn đoán rõ AMI thành trước, có tăng ST chênh lên và sự phát triển sóng Q; tPA đã được sử dụng. Sau đó so sánh với ECG trước đó xác định ST chênh lên ở ECG 10-7 là mới.
Kết Luận
1 chuỗi ECG có thể giúp chẩn đoán, mặc dù đây là ECG Type lc đã được chẩn đoánkhi so sánh với ECG trước đó. Các triệu trứng nặng hơn sẽ thúc đẩy việc ghi lại ECG sau mỗi 15 phút.
Case 10-8
ECG type 1C rất nghi ngờ đến AMI, nhưng không điển hình lắm; Ghi chuỗi ECG giúp ngăn ngừa sử dụng tiêu huyết khối không cần thiết
Tiền sử
Nam 35 tuổi đau ngực kiểu màng phổi phút thứ 40 và đau tức lan lên họng, kèm theo khó thở. 1 phim X quang cho thấy có phù phổi. Bệnh nhân phủ nhận việc sử dụng cocain.
ECG 10-8
Ghi lúc 00:51.
■ ST chênh lên: V2—V3, phù hợp với AMI trước nhưng độ lớn của sóng T thấp không điển hình.
Diễn biến lâm sàng
Do không cho rằng đây là STEMI, nên bác sỹ đã không dùng tiêu huyết khối ngay. Ghi chuỗi ECG mỗi 15 phút trong 1h, và tất cả đêu giống nhau . siêu âm tim ngay lập tức thấy có LVH đồng tâm nhưng không có bất thường vận động thành cơ tim (WMA). Phù phổi có thể do suy giảm chức năng tâm trương. Sàng lọc thuốc trong nước tiểu thấy có chất chuyển hóa của cocain. CTnI < 0.3 ng/mL trong 24 hours và trở về bình thường 6h sau đó.
Kết Luận
Chẩn đoán này là không chắc chắn nhưng có lễn cocain liên quan tới thiếu máu cục bộ.mặc dù vậy bệnh mạch vành không loại bỏ hoàn toàn, chuỗi ECG có thể ngăn chặn việc sử dụng tiêu huyết khối khi xem xét lại nó là không cần thiết.
Case 10-9
ST chênh lên ở MCL-3 trước khi tới viện (ở khu vực của V3) ST chênh lên trước khi tới viện ở MCL-3 (V3) báo động đến nhân viên y tế có xảy ra AMI thành trước và làm giảm thời gian cửa sổ – kim (DTNT).
Case 10-10
Nhịp dài ED: chuyển đạo DII chẩn đoán rõ AMI ECG 12 chuyển đạo đã được ghi lập tức sau chuyển đạo kéo dài này, phát hiện ST chênh lên nhỏ ở đạo trình dưới, nhưng có thêm ST chênh lên ở V4. Nong mạch tái thông do tắc “ wraparound” LAD.
Case 10-11
Đạo Trình MCL-1 (II) Tại Khoa Cấp Cứu Đã Cảnh Báo Bác Sỹ Lâm Sàng Có Sự Phát Triển AMI Thất Phải (và AMI Thành Dưới)
Tiền sử
Bệnh nhân nam 65 tuổi biểu hiện đau ngực.
ECG 10-11A
Đây là bản ghi tại khoa cấp cứu
■ ST chênh lên: MCL-1, nghi ngờ đến AMI và cảnh báo đến bác sỹ lâm sàng.
ECG 10-11B
■ ST chênh lên: II, III, và aVF, 10 mm, chẩn đoán là AMI thành dưới.
■ ST chênh lên: V1, chẩn đoán AMI thất phải.
Diễn biến lâm sàng
ECG bênh phải xác định có AMI thất phải, tPA được sử dung điều trị ngay lập tức. Chụp mạch thấy RCA rõ kèm theo hẹp vừa đoạn gần và EF là 56%.
Case 10-12
Trên Mornitor, ST Chênh Lên Tương Tự (Giả) Nhịp Nhanh Thất
Tiền sử
Nữ 60 tuổi ốm yếu nặng với nhiễm khuẩn huyết và ECG đầu tiên chưa được chẩn đoán, đã được đặt monitor ở dường khi có âm báo động. Ở chuyển đạo dài DII thấy nhịp tim là (HR) = 149, phức bộ QRS rộng rõ.
ECG 10-12 (Type 1a)
Đạo trình dài DII nhìn thấy ở dưới. Có thể nhầm lẫn thành nhịp nhanh thất, nhưng sóng P vẫn quan sát thấy và QRS hẹp ở V5.
■ ST chênh lên: II, III, aVF, 10 mm, cũng như V6; và ST chênh xuống: V1—V5 và chẩn đoán AMI sau dưới
Diễn biến lâm sàng
Siêu âm tim ngay lập tức phát hiện ra bất thường vận động thành sau dưới. Can thiệp mạch vành phát hiện ra bệnh 3 thân nghiêm trọng và huyết khối ở đoạn giữa RCA, đã được đặt stent.
Kết Luận
ST chênh cao ở đạo trình đơn dài có thể giả QRS rộng. Do đó cần phải quan sát kỹ ở tất cả các chuyển đạo.