Đặt ống thông theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
  1. Home
  2. Thủ thuật
  3. Đặt ống thông theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
YHOVN 2 năm trước

Đặt ống thông theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn

2.1. Chỉ định

T heo dõi liên tục huyết áp động mạch ở những bệnh nhân nặng, có tình trạng huyết động không ổn định. Cần lấy mẫu máu động mạch nhiều lần.

2.2. Chống chỉ định

Rối loạn đông máu n ặng. H iện tượng Raynaud.

Viêm tắc động/tĩnh mạch.

Mạch máu xơ vữa, vôi hóa nặng .

Tránh các mạch tận (động mạch duy nhất nuôi phần chi thể) như mạch cánh tay.

2.3. Chuẩn bị ban đầu

Xác định vị trí chọc động mạch (quay hoặc đùi). Nên làm nghiệm pháp Allen trước khi đặt ống thông động mạch đường động mạch quay.

Đặt bàn tay d uỗi và ngửa, có thể dùng đồ kê dưới cổ tay (để đưa động mạch nổi gần da hơn ).

Vị trí đặt ống thông cần được vô trùng bằng dung dịch sát khuẩn và trải toan vô khuẩn, phải dùng găng tay vô khuẩn. Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ (lidocain e 1%) nếu người bệnh còn tỉnh.

2.4. Kỹ thuật đặt ống thông động mạch: Kỹ thuật sử dụng dây dẫn (Hình 19.1)

Sờ vị trí mạch n ảy bằng tay không thuận (vị trí cách cổ tay 1 – 2 cm, trong rãnh mạch quay), đẩy kim chọc có nòng về phía động mạch theo một hướng từ 30 – 45 độ ( H ình 19. 1a) cho đến khi nhìn thấy tia máu trào ngược ra ( H ình 19. 1b). Tiếp đó, đẩy sâu kim và nòng thêm một vài milimet nữa ( H ình 19. 1c).

Rút kim ra trước ( H ình 19. 1d), rút nòng ra từ từ cho đến khi nhìn thấy dòng máu trào ngược ra rõ ràng ( H ình 19. 1e), khi đó đẩy dây dẫn qua nòng vào lòng mạch máu (Hình 19. 1f). Sau đó, ống thông được đẩy vào trong lòng động mạch, trượt trên dây dẫn vào trong lòng mạch ( H ình 19. 1g).

Ép nhẹ lên thành mạch (để tránh chảy máu), đưa dây dẫn ra ngoài ( H ình 19. 1h) và kết nối ống thông với hệ thống theo dõi HA liên tục . Sau đó cố định ống thông bằng chỉ khâu hoặc băng dính.

Kiểm tra định kỳ tưới máu phần chi thể ở dưới vị trí chọc động mạch sau khi đặt ống thông theo dõi HA động mạch. Rút bỏ ống thông khi có bất k ỳ dấu hiệu tổn thương mạch máu hoặc rút sớm khi ống thông không còn cần thiết.

Hình 19.1 : Kỹ thuật đặt ống thông dùng dây dẫn

2.5. Kỹ thuật đặt ống thông động mạch dùng kim luồn (Hình 19.2)

Sờ vị trí mạch n ả y bằng tay không thuận (vị trí cách cổ tay 1 – 2 cm, trong rãnh mạch quay), đẩy kim chọc có nòng nh ựa về phía động mạch theo một hướng từ 30 – 45 độ ( H ình 19. 2a) cho đến khi nhìn thấy tia máu trào ngược ra ( H ình 19. 2b). Đẩy kim vào sâu hơn một chút sau đó hạ góc kim 10 – 15 độ ( H ình 19. 2.c), nòng nhựa được đẩy trượt qua kim vào trong lòng mạch ( H ình 19. 2.d).

Các bước còn lại tương tự như đã trình bày ở trên.

Hình 19.2: Kỹ thuật đặt ống thông động mạch dùng kim luồn

 2.6. Biến chứng

Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân . Chảy máu, tụ máu , bầm tím.

Biến chứng mạch máu: T ổn thương mạch máu, giả phình, tắc mạch do huyết khối, co thắt mạch.

Co thắt mạch có thể xảy ra sau nhiều lần cố gắng chọc mạch không thành công. Nếu có co thắt m ạch , nên chuyển vị trí chọc mạch khác.

Nếu gặp khó khăn khi luồn dây dẫn hoặc ống thông mặc dù vẫn thấy máu chảy ngược qua kim chọc thì nên thử thay đổi góc kim, rút kim lại một chút hoặc tiến sâu thêm một chút.

Trạng thái: Đang ra Thể loại: Thủ thuật Nguồn: Sách lâm sàng tim mạch
58 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar