Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim cấp
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim cấp
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim cấp

1. Bằng chứng lâm sàng:

  • Một nghiên cứu phân tích gộp năm 1994 từ các nhóm thử nghiệm liệu pháp tiêu sợi huyết cho thấy rằng lợi ích giảm tỷ lệ tử vong tuyệt đối từ liệu pháp tiêu sợi huyết khối ở thời điểm 5 tuần là 3% đối với những bệnh nhân được điều trị trong vòng 6h kể từ khi khởi phát triệu chứng; 2 % đối với những bệnh nhân được điều trị trong vòng 12h và 1% cho những bệnh nhân trong vòng 13 đến 18h. Hiệu quả  trong các thử nghiệm thuốc tiêu sợi huyết đã làm giảm khoảng 30% tỷ lệ tử vong ngắn hạn xuống giá trị từ 7 đến 10%.
  • Trong thử nghiệm GISSI-1 (The first Gruppo Italiano per lo Studio della Streptochinasi nell’Infarto) và ISIS-2 (The second International Study of Infarct Survival), lợi ích sinh tồn vẫn tồn tại sau 10 năm dùng alteplase.  Lợi ích khi dùng alteplase là lớn nhất ở những bệnh nhân dưới 75 tuổi và ở những bệnh nhân nhồi máu thành trước. Tuy nhiên, lợi ích cải thiện tỷ lệ tử vong cũng nhận thấy ở hầu hết các nhóm nhỏ, bao gồm cả những bệnh nhân lớn tuổi, tăng huyết áp hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ vành.
  • Một đánh giá của 38 thử nghiệm liên quan đến trị liệu bằng reteplase, tenecteplase và lanoteplase cho thấy hiệu quả và độ an toàn tương tự như alteplase và các thuốc này thuận tiện hơn khi sử dụng vì sử dụng bolus. Tenecteplase (TNK) là loại tiêu sợi huyết dễ sử dụng nhất (bolus đơn) và trong thử nghiệm ASSENT-2 ( Assessment of the Safety of a New Thrombolytic) có liên quan đến tỷ lệ biến chứng chảy máu (ngoài não) thấp hơn so với alteplase. Ngược lại, lanoteplase có liên quan đến sự gia tăng đột quỵ xuất huyết ở thử nghiệm InTIME-II (1,12% so với 0,64%) đã hạn chế sử dụng lâm sàng và trong GUSTO III (Global Utilization of Streptokinase and Tissue Plasminogen Activator for Occluded Coronary Arteries), reteplase có hiệu quả kém hơn alteplase. Mặc dù điều trị kết hợp với một nửa liều điều trị tiêu sợi huyết và thuốc ức chế glycoprotein IIb / IIIa có liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ ít hơn so với điều trị tiêu sợi huyết đơn thuần trong GUSTO V và ASSENT-3 nhưng không làm giảm nguy cơ tử vong mà còn tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt ở người lớn tuổi.

2. Liều dùng:

– Alteplase (Actilyse 50Mg) : Liều khuyến cáo tổng liều dựa trên cân nặng bệnh nhân (không quá 100mg).

  • Bệnh nhân ≤ 67 kg: 15 mg bolus trong 1-2 phút, sau đó 0,75 mg/kg (tối đa 50 mg) trong 30 phút, sau đó 0,5 mg/kg (tối đa 35 mg) trong 60 phút.
    • Ví dụ: Bệnh nhân 50 kg, y lệnh như sau:
      • Actilyse 50Mg 01 lọ pha đủ 50ml Natriclorid 0,9%.
      • Bolus 15 ml
      • Truyền BTĐ 70 ml/h
      • Actilyse 50Mg 01 lọ pha đủ 50ml Natriclorid 0,9%.
      • Rút 25 ml, còn lại Truyền BTĐ 25 ml/h
  • Bệnh nhân > 67 kg: 15 mg bolus trong 1-2 phút, sau đó 50 mg trong 30 phút, sau đó 35 mg trong 60 phút.

– Reteplase: Liều reteplase dành cho người lớn bao gồm hai liều tĩnh mạch; mỗi liều bolus 10 đơn vị trong 2 phút; cách nhau 30 phút/ liều.

– Tenecteplase: Bolus 30-50 mg tĩnh mạch trong 5 giây tùy theo cân nặng của bệnh nhân:

  • <60 kg: 30 mg
  • 60 đến 69 kg: 35 mg
  • 70 đến 79 kg : 40 mg
  • 80 đến 89 kg: 45 mg
  • ≥  90 kg: 50 mg

– Streptokinase: 1,5 triệu đơn vị truyền tĩnh mạch trong 30- 60 phút.

  • Ví dụ: St-pase 1,5 triệu đơn vị pha đủ 50 ml Natriclorid 0,9%
  • Truyền BTĐ 50ml/h

– APSAC (anistreplase): 30 UI được truyền tĩnh mạch trong 2 – 5 phút.

Xem thêm: Định nghĩa tiêu sợi huyết thất bại

Trạng thái: Hoàn thành Thể loại: Thuốc, Tim mạch can thiệp Tác giả: Bs Lê Đức Thọ Nguồn: Sách Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng
234 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon