Tương tác cần lưu ý của các thuốc điều trị bệnh tim mạch
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Tương tác cần lưu ý của các thuốc điều trị bệnh tim mạch
YHOVN 2 năm trước

Tương tác cần lưu ý của các thuốc điều trị bệnh tim mạch

STTThuốc 1Thuốc 2Hậu quảMức độ/ Xử trí
1AspirinHeparin và heparin TLPTTTăng nguy cơ xuất huyết.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: dự phòng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa bằng PPI.
Theo dõi nguy cơ xuất huyết.
2AspirinNSAIDs – Các thuốc chống viêm không steroidTăng nguy cơ xuất huyết.Aspirin liều thấp – NSAIDs: dự phòng xuất huyết tiêu hóa bằng PPI khi phối hợp.
Aspirin liều cao – NSAIDs: tránh phối hợp.
Theo dõi nguy cơ xuất huyết.
3Chẹn kênh canxi (diltiazem, felodipine, nimodipine, nifedipine, )CarbamazepineTăng nguy cơ độc tính của carbamazepine (chóng mặt, nhìn đôi, mất điều hòa, rối loạn tâm thần), giảm hiệu quả của các thuốc chẹn kênh canxi.Carbamazepine – nimodipine: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Carbamazepine – diltiazem: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều carbamazepine xuống còn 1/2 liều thông thường và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Carbamezepine – nifedipine, felodipine: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: nên tăng liều nifedipine, felodipine và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Theo dõi độc tính của carbamazepine và các dấu hiệu giảm hiệu quả điều trị của các thuốc chẹn kênh canxi.
4Chẹn kênh canxi (felodipine, lercanidipine, nimodipine, nifedipine)ItraconazoleTăng tác dụng hạ huyết áp.Lercanidipine – itraconazole: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Các cặp tương tác còn lại: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: nên giảm liều các thuốc chẹn kênh canxi và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, diltiazem, lacidipine) và fluconazole.
5Chẹn kênh canxi (diltiazem, felodipine, lercanidipine, nimodipine, nifedipine)Kháng sinh nhóm macrolid (erythromycine, clarithromycin)Tăng tác dụng hạ huyết áp.Lecarnidipine – erythromycine, clarithromycin: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Các cặp tương tác còn lại: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: nên giảm liều các thuốc chẹn kênh canxi và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, lacidipine).
6Chẹn kênh canxi (diltiazem, felodipine, nimodipine, nifedipine, )PhenytoinGiảm hiệu quả của các thuốc chẹn kênh canxi.Phenytoin – nimodipine: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Phenytoin – nifedipine, felodipine, diltiazem: nên tăng liều nifedipine, felodipine, diltiazem và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, lacidipine, lercanidipine).
7Chẹn kênh canxi (diltiazem, felodipine, lercanidipine, nimodipine, nifedipine)RifampicineGiảm hiệu quả của các thuốc chẹn kênh canxi.Rifampicine – nifedipine, nimodipine: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Rifampicine – diltiazem, lercanidipine, felodipine: nên tăng liều diltiazem, lercanidipine, felodipine và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, lacidipine).
8Chẹn kênh canxi (felodipine, nimodipine, nifedipine)PhenobarbitalGiảm hiệu quả của các thuốc chẹn kênh canxi.Phenobarbital – nimodipine: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Phenobarbital – nifedipine, felodipine: nên tăng liều nifedipine, felodipine và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, diltiazem, lacidipine, lercanidipine).
9Chẹn kênh canxi (diltiazem, lercanidipine)CiclosporineTăng nguy cơ độc tính của ciclosporine (suy thận, tắc mật, dị cảm), tăng nguy cơ tăng sản lợi.Ciclosporine – lercanidipine: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: dùng cách nhau 3 giờ.
Ciclosporine – diltiazem: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm 1/2 liều ciclosporine và hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng.
Theo dõi độc tính của ciclosporine và nguy cơ tăng sản lợi.
Thận trọng với các thuốc chẹn kênh canxi khác (amlodipine, felodipine, lacidipine, nifedipine, nimodipine).
10Chẹn kênh canxi (diltiazem)ColchicineTăng nguy cơ độc tính của colchicine (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm toàn thể huyết cầu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).Ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Ở bệnh nhân có chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicine xuống còn 1/2 liều thông thường. Dùng liều tiếp theo của colchicine sau 3 ngày. Theo dõi độc tính của colchicine.
11Chẹn kênh canxi (diltiazem, amlodipine)Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin (simvastatin)Tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp:
Simvastatin – diltiazem: liều simvastatin không vượt quá 10 mg/ngày.
Simvastatin – amlodipine: liều simvastatin không vượt quá 20 mg/ngày.
Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
Thận trọng với atorvastatin.
12Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statinCiclosporineTăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Ciclosporine – simvastatin, rosuvastatin: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Ciclosporine – atorvastatin, fluvastatin: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: liều atorvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, liều fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày. Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
13Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin)GemfibrozilTăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Gemfibrozil – simvastatin: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Gemfibrozil – rosuvastatin, atorvastatin: nên tránh phối hợp. Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
Thận trọng khi phối hợp gemfibrozil và fluvastatin.
Thận trọng khi phối hợp fenofibrat và simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin.
14Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin)ItraconazoleTăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Itraconazole – simvastatin: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Itraconazole – atorvastatin: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: liều atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày. Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
Thay atorvastatin, simvastatin bằng fluvastatin, rosuvastatin.
Thận trọng với fluconazole.
15Kháng sinh nhóm macrolid (erythromycine, clarithromycin)Tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Erythromycine, clarithromycin – simvastatin: CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Erythromycine, clarithromycin – atorvastatin: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: liều atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày. Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
Thay thế atorvastatin, simvastatin bằng fluvastatin, rosuvastatin hoặc thay thế erythromycine, clarithromycin bằng azithromycine.
16Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin (simvastatin)AmiodaroneTăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau cơ, mỏi cơ, yếu cơ), suy thận cấp do tắc nghẽn.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: liều simvastatin không vượt quá 20 mg/ngày. Theo dõi nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp.
Thận trọng với atorvastatin, fluvastatin.
17ClopidogrelFluconazoleGiảm hiệu quả của clopidogrel.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Nếu phải dùng thuốc chống nấm: cân nhắc dùng itraconazole (tương tác không có ý nghĩa lâm sàng).
18ClopidogrelOmeprazol, esomeprazolGiảm hiệu quả của clopidogrel.Nên tránh phối hợp.
Thay thế omeprazol, esomeprazol bằng pantoprazol, hoặc thuốc đối kháng thụ thể H2 (trừ cimetidin).
Theo dõi các dấu hiệu giảm hiệu quả điều trị của clopidogrel.
19DabigatranAmiodaroneTăng nguy cơ xuất huyết.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: để dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, giảm liều dabigatran xuống 150mg/ngày; không cần chỉnh liều dabigatran với chỉ định dự phòng đột quỵ não.
Theo dõi các dấu hiệu xuất huyết, thiếu máu; ngừng dabigatran ngay khi xuất hiện xuất huyết nghiêm trọng.
Hậu quả của tương tác vẫn có thể xảy ra trong vài tuần sau khi ngừng amiodarone.
20DabigatranCiclosporineTăng nồng độ dabigatran và tăng nguy cơ xuất huyết.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
21DabigatranItraconazoleTăng nồng độ dabigatran và tăng nguy cơ xuất huyết.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
22DabigatranThuốc chống đông (acenocoumarol, heparin, enoxaparin, nadroparin, rivaroxaban)Tăng nguy cơ xuất huyết.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
23DabigatranThuốc cảm ứng P-gp (rifampicine, phenytoin, carbamazepin)Giảm tác dụng chống đông.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp, theo dõi nguy cơ huyết khối.
24DigoxinClarithromycinTăng nguy cơ độc tính của digoxin (buồn nôn, nôn, loạn nhịp tim).Nên tránh phối hợp.
Thay thế clarithromycin bằng azithromycine.
Nếu phối hợp: nên giảm liều digoxin. Theo dõi độc tính của digoxin.
Thận trọng với erythromycine.
25DigoxinAmiodaroneTăng nguy cơ độc tính của digoxin (buồn nôn, nôn, loạn nhịp tim).Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: giảm liều khởi đầu của digoxin xuống còn 1/2 – 2/3 liều thông thường.
Theo dõi độc tính của digoxin.
26IvabradineThuốc ức chế CYP3A4 (itraconazole, clarithromycin, erythromycine, diltiazem)Tăng nguy cơ chậm nhịp tim.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
27RivaroxabanItraconazoleTăng nguy cơ xuất huyết.Nên tránh phối hợp.
Nếu phải dùng thuốc chống nấm: cân nhắc dùng fluconazole (tương tác không có ý nghĩa lâm sàng).
Theo dõi nguy cơ xuất huyết.
28RivaroxabanThuốc cảm ứng mạnh CYP3A4
(phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, rifampicine)
Giảm hiệu quả của rivaroxaban.Nên tránh phối hợp.
Theo dõi các dấu hiệu giảm hiệu quả điều trị của rivaroxaban.
29Sildenafil, vardenafilItraconazoleTăng nồng độ sildenafil, vardenafil huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính.Vardenafil – itraconazole: tránh phối hợp.
Sildenafil – itraconazole: sildenafil khởi đầu bằng liều thấp (25mg).
Thận trọng với fluconazol.
30Sildenafil, vardenafilNitrateTăng tác dụng hạ huyết áp.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp. Không dùng đồng thời hai thuốc trong vòng 24 giờ.
31SpironolactoneKali, chế phẩm chứa kali
(Phụ lục đính kèm)
Tăng kali máu.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết thanh và chức năng thận của bệnh nhân.
32SpironolactoneỨc chế men chuyển và ức chế thụ thể AT1Tăng kali máu.Nên tránh phối hợp.
Nếu phối hợp: theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết thanh và chức năng thận của bệnh nhân.
Sử dụng liều spironolactone thấp nhất có hiệu quả (25 mg/ngày).
33TicagrelorThuốc cảm ứng mạnh CYP3A4
(phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, rifampicine)
Giảm hiệu quả của ticagrelor.Nên tránh phối hợp.
Theo dõi các dấu hiệu giảm hiệu quả điều trị của ticagrelor.
34TicagrelorThuốc ức chế mạnh CYP3A4
(clarithromycin, erythromycine, itraconazole)
Tăng nguy cơ xuất huyết.CHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.
Cân nhắc thay bằng các azol khác (fluconazole, miconazole), hoặc kháng sinh khác của nhóm macrolid (azithromycine) (tương tác không có ý nghĩa lâm sàng).
35TolvaptanThuốc cảm ứng mạnh CYP3A4
(phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, rifampicine)
Giảm hiệu quả của tolvaptan.Nên tránh phối hợp.
Theo dõi các dấu hiệu giảm hiệu quả điều trị của tolvaptan.
36Các thuốc gây kéo dài khoảng QT (Phụ lục đính 2.2)Các thuốc gây kéo dài khoảng QT (Phụ lục 2.2)Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QTCHỐNG CHỈ ĐỊNH phối hợp.

Chú thích: PPI: Thuốc ức chế bơm proton; TLPTT: Trọng lượng phân tử thấp

Tài liệu tham khảo

  • Danh mục các cặp tương tác này được đồng thuận mức độ tương tác theo các tài liệu Micromedex, stockley’s drug interactions, https://www.medicines.org.uk/emc/

Trạng thái: Hoàn thành Thể loại: Thuốc Tác giả: Viện tim Việt Nam Nguồn: Sách Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng
284 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

2 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

2 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

2 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

2 năm trước

Avatar