Liều kháng sinh thường dùng
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Liều kháng sinh thường dùng
YHOVN 2 năm trước

Liều kháng sinh thường dùng

Cefoperazone, Ceftriaxone, Clindamycin, Linezolid, Metronidazole, Moxifloxacin, Tigecycline. Không thay đổi liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.

Tên kháng sinhLiều dùng ở người lớn
Amoxicillin/ clavulanate– Uống (tính theo Amoxicillin): 250 mỗi 8 giờ, hoặc 500mg mỗi 12 giờ. NK nặng 500mg mỗi 8 giờ hoặc 875mg mỗi 12 giờ.
– Tiêm (TM, TTM): 1g mỗi 8 giờ, trường hợp NK nặng có thể mỗi 6 giờ (tối đa 6g/ngày; không được vượt quá 1,2g acid clavulanic/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: Liều tính theo Amoxcillin 1g/ 6-8h
CrCl > 30 – 90 mL/phút: 1g/ 6-8h
CrCl 10 – 30 mL/phút: liều đầu 1g, sau đó 500mg/ 12h
CrCl < 10 mL/phút: liều đầu 1g, sau đó 500mg/ 24h
HD (thận nhân tạo): liều đầu 1g, sau đó 500mg/ 24h (thêm 500mg sau lọc máu)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): không có dữ liệu
CRRT (lọc máu liên tục): không có dữ liệu
Ampicillin/ sulbactam (2:1)(tính chung 02 thành phần) Uống 375-750mg mỗi 12 giờ. TB, TM, TMM 1,5-3g mỗi 6 giờ, tối đa 12g/ngày (sulbactam tối đa 4g/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 1.5g/ 6h
CrCl > 50 – 90 mL/phút: 1.5g/ 6h
CrCl 10 – 50 mL/phút: 1.5g/ 8-12h
CrCl < 10 mL/phút: 1.5g/ 24h
HD (thận nhân tạo): 1.5g/ 24h sau lọc máu
CAPD (lọc màng bụng liên tục):  1.5g/ 24h
CRRT (lọc máu liên tục): 1.5g/ 12h
Cefazolin1g mỗi 6-12 giờ. Trường hợp NK nặng, đe dọa tính mạng, có thể tăng lên 6g đến tối đa 12g/ngày (chia làm 4 liều)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường và CrCl > 55 mL/phút: liều thông thường
CrCl 35 – 54 mL/phút: liều thông thường, khoảng thời gian giữa 2 liều cách ít nhất 8h
CrCl 11 – 34 mL/phút: 1/2 liều thông thường, 12h/ lần
CrCl 10 mL/phút: 1/2 liều thông thường, 18 – 24h/ lần.
Cefalotin1g mỗi 4-6 giờ. NK nặng có thể tăng lên 8g đến tối đa 12g/ngày (chia làm 4-6 liều)
Cefaclor250-500mg mỗi 8 giờ. Liều tối đa 4g/ngày.
CefuroximeUống 250-500mg mỗi 12 giờ. Tiêm (TM, TTM) 750mg mỗi 8 giờ. NK nặng có thể tăng lên 1,5g mỗi 8 giờ (tổng liều 3-6g/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 0.75 – 1.5g/ 8h
CrCl > 50 – 90 mL/phút: 0.75 – 1.5g/ 8h
CrCl 10 – 50 mL/phút:  0.75 – 1.5g/ 8-12h
CrCl < 10 mL/phút:  0.75 – 1.5g/ 24h
HD (thận nhân tạo):  0.75 – 1.5g/ 24h cho sau lọc máu
CAPD (lọc màng bụng liên tục):  0.75 – 1.5g/ 24h
CRRT (lọc máu liên tục):  0.75 – 1.5g/ 8-12h
OfloxacinUống: 200-400mg mỗi 12 giờ. TTM: 200mg mỗi 12h, TTM trong ít nhất 30 phút (trường hợp nặng có thể tăng lên 300mg mỗi 12h)
Norfloxacin400mg mỗi 12 giờ.
CiprofloxacinUống: 250-500mg mỗi 12 giờ; liều tối đa 750mg mỗi 12 giờ (1,5g/ngày). TTM: 200-400mg mỗi 8-12 giờ (tối đa 1,2g/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 400mg/ 12h
CrCl > 50 – 90 mL/phút: 400mg/ 12h
CrCl 10 – 5 mL/phút: 400mg/ 24h
CrCl < 10 mL/phút: 400mg/ 24h
HD (thận nhân tạo):400mg/ 24h sau lọc thận
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 400mg/ 24h
CRRT (lọc máu liên tục): 200-400mg/ 12h
Ertapenem1g mỗi 24 giờ.

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 1g/ 24h
CrCl 30 – 90 mL/phút: 1g/ 24h
CrCl < 30 mL/phút: 0.5g/ 24h
HD (thận nhân tạo): 0.5g/ 24h (thêm 150 mg sau lọc máu nếu truyền thuốc trong vòng 6 giờ trước lọc máu)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 0.5g/ 24h
CRRT (lọc máu liên tục): 0.5 – 1g/ 24h
Ticarcillin/ clavulanate (15:1)(tính chung 02 thành phần) 1,6-3,2g mỗi 6-8 giờ. Tối đa là 3,2g mỗi 4 giờ.

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: tính theo Ticarcillin 1.5-3.1g/ 6-8h
CrCl 30 – 60 mL/phút: 2g/ 4h
CrCl 10 – 30 mL/phút: 2g/ 8h
CrCl < 10 mL/phút: 2g/ 12h
HD (thận nhân tạo): 2g/ 12h (thêm 3.1g sau lọc máu)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 3.1g/ 12h
CRRT (lọc máu liên tục): 3.1g/ 8h
Vancomycin500mg mỗi 6 giờ, hoặc 1g mỗi 12 giờ (NK nặng có thể tăng đến 1,5g mỗi 12 giờ) (TTM trong ít nhất 60 phút)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 15-30mg/ kg/ 12h ( hoặc 500mg/ 12h)
CrCl > 50 mL/phút: 15-30mg/ kg/ 12h ( hoặc 500mg/ 12h)
CrCl 50 – 10 mL/phút: 15 mg/ kg/ 24-96h ( hoặc 500mg/ 24h)
CrCl < 10 mL/phút: 7,5 mg/ kg/ 2-3 ngày (hoặc 1h/ tuần)
HD (thận nhân tạo): để đạt nồng độ đấy 15-20 mcg/mL: thêm 15mg/kg nếu lọc máu ngày tiếp theo; thêm 25mg/kg nếu lọc máu trong 2 ngày tiếp theo; thêm 35 mg/kg nếu lọc máu trong 3 ngày tiếp theo.
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 7.5 mg/ kg/ 2-3 ngày
CRRT (lọc máu liên tục): CAVH/ CVVH: 500mg/ 24-48h (hoặc 1g/ 24h)
Teicoplanin400mg mỗi 12 giờ x 3 liều đầu; sau đó 400mg mỗi 24 giờ (truyền tĩnh mạch trong 30 phút). (Trường hợp NK nặng, có thể dùng 400mg mỗi 12 giờ trong những ngày đầu)
Imipenem0,5g mỗi 6 giờ – 1g mỗi 8 giờ. Tối đa 1g mỗi 6 giờ cho NK rất nặng, hoặc do vi khuẩn giảm nhạy cảm. (liều tối đa 4g/ngày hoặc 50mg/kg/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 500mg/ 6-8h
CrCl 10 – 50 mL/phút: 500mg/ 8-12h
CrCl < 10 mL/phút: 250mg/ 12h
HD (thận nhân tạo): 125 – 250mg/ 12h (sau lọc máu lần đầu, liều tiếp theo sau mỗi 12h)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 125 – 250mg/ 12h
CRRT (lọc máu liên tục): 250mg/ 8h
Meropenem1g mỗi 8 giờ (tối đa 2g mỗi 8 giờ)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 1-2g/ 8h
CrCl 25 – 50 mL/phút: 1g/ 12h
CrCl 10 – 25 mL/phút: 500mg/ 12h
CrCl < 10 mL/phút: 500mg/ 24h
HD (thận nhân tạo): 500mg/ 24h sau lọc
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 500mg/ 24h
CRRT (lọc máu liên tục): 1g/ 12h
Doripenem0,5g mỗi 8 giờ.
Cefoperazone/ sulbactam (1:1)(tính chung 02 thành phần) 1-2g mỗi 12 giờ. NK nặng: 2-4g mỗi 12 giờ. (tối đa 4g sulbactam/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 1-4g/ 12h
CrCl > 30 mL/phút: 1-4g/ 12h
CrCl 15 – 30 mL/phút: 2g/ 12h
CrCl < 15 mL/phút: 1g/ 12h
Piperacillin/ tazobactam (8:1)(tính chung 02 thành phần) 4,5g mỗi 8 giờ; trường hợp nặng tăng lên 4,5g mỗi 6 giờ.

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 4.5g/ 8g hoặc 3.375g/ 6h 
CrCl > 40 mL/phút: 3.375g/ 6h
CrCl 20 – 40 mL/phút: 2.25g/ 6h
CrCl < 20 mL/phút: 2.25g/ 8h
HD (thận nhân tạo): 2.25g/ 12h (thêm 0.75g sau lọc máu)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 2.25g/ 12h
CRRT (lọc máu liên tục): 2.25g/ 6h

Chức năng thận bình thường trong điều  trị Pseudomonas: 4.5g/ 6h
CrCl > 40 mL/phút: 4.5g/ 6h
CrCl 20 – 40 mL/phút: 3.375g/ 6h
CrCl < 20 mL/phút: 2.25g/ 6h
HD (thận nhân tạo): 2.25g/ 8h (thêm 0.75g sau lọc máu)
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 2.25g/ 8h
CRRT (lọc máu liên tục): MIC ≤ 16: 3.375g/ 6h truyền trong 30 phút); MIC 16-64: 4.5g/ 88g (truyền trong 4h)
Gentamicin3-5 mg/kg/ngày (dùng 1 lần hoặc chia làm 2 liều). Trường hợp nặng có thể tăng 7 mg/kg mỗi 24 giờ.
Amikacin15-20 mg/kg/ngày (dùng 1 lần hoặc chia làm 2 liều) (không vượt quá 1,5g/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 15mg/kg/ 24h
CrCl > 80 mL/phút: 15mg/kg/ 24h
CrCl 60 – 80 mL/phút: 12mg/kg/ 24h
CrCl 40 – 60 mL/phút: 7.5mg/kg/ 24h
CrCl 30 – 40 mL/phút: 4mg/kg/ 24h
CrCl 20 – 30 mL/phút: 7.5mg/kg/ 48h
CrCl 10 – 20 mL/phút: 4mg/kg/ 48h
CrCl < 10 mL/phút: 3mg/kg/ 72h và sau lọc máu
CRRT: CVVH: 15mg/kg/ 12h
Netilmicin4-7,5 mg/kg/ngày (dùng 1 lần hoặc chia làm 2 liều) (không vượt quá 7,5 mg/kg/ngày)

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 
CrCl > 80 mL/phút: 6mg/ kg/ 24h
CrCl 60 – 80 mL/phút: 5mg/ kg/ 24h
CrCl 40 – 60 mL/phút: 4mg/ kg/ 24h
CrCl 30 – 40 mL/phút: 2mg/ kg/ 24h
CrCl 20 – 30 mL/phút: 3mg/ kg/ 48h
CrCl 10 – 20 mL/phút: 2.5mg/ kg/ 48h
CrCl < 10 mL/phút: 2mg/ kg/ 72h và sau lọc máu
Levofloxacin(liều dùng chung cho cả 2 dạng uống và TTM) 500-750mg mỗi 24 giờ.

Suy chức năng thận:
Chức năng thận bình thường: 750mg / 24 h TTM ít nhất 60 phút.
CrCl > 50 mL/phút: không đổi liều
CrCl 20 – 49 mL/phút: 750 mg/ 48h
CrCl < 20 mL/phút: 750mg liều đầu, sau đó 500mg mỗi 48h
HD (thận nhân tạo): 750mg liều đầu, sau đó 500mg mỗi 48h
CAPD (lọc màng bụng liên tục): 750mg liều đầu, sau đó 500mg mỗi 48h
CRRT (lọc máu liên tục): 750mg liều đầu, sau đó 500mg mỗi 48h
Polymyxin BHiện chưa có Số Đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Colistin– Liều nạp (MIU) = Cđích * 2 * TLCT / 33.3 (không vượt quá 9 MIU), TTM 1 lần trong 60 phút.
– Liều duy trì (MIU) = [Cđích * 1,5 * Clcr + 30] / 33.3
(không vượt quá 12 MIU/ngày), chia 2-3 lần, TTM trong 30 phút (sau liều nạp 8-12 giờ)
– Khí dung: 1-2 MIU mỗi 8-12 giờ (dùng trước mỗi liều TTM)
– Tiêm nội tủy: 125.000 IU/ngày Ghi chú:
– MIC ≤ 0.38 mg/L → chọn Cđích = 1 mg/L
– MIC > 0.38 mg/L → chọn Cđích = 2 mg/L
Ceftolozane-tazobactamChưa có thông tin
Ceftazidime/ avibactamHiện chưa có Số Đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Imipenem/ relebactamHiện chưa có Số Đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Linezolid(Liều dùng chung cho cả 2 dạng uống và TTM) 600mg mỗi 12 giờ
Suy chức năng thận: không thay đổi liều
Amphotericin BKhởi đầu 0,1-0,3 mg/kg/ngày; tăng dần 5- 10 mg/ngày, cho tới liều 0,5-1 mg/kg/ngày (tối đa 1,5 mg/kg/ngày), TTM trong 4-6h

Suy chức năng gan thận: không chỉnh liều
HD (thận nhân tạo): 0.5-1.0 mg/kg/ 24h, dùng sau lọc
FluconazoleLiều tấn công 800mg(12mg/kg) Duy trì: 400mg(6mg/kg), pha trong Glucose 5%, truyền dài 3-4h nhằm giảm nguy cơ hạ kali máu.

Suy chức năng thận:
CrCl < 40 mL/phút: 70% liều thường
CrCl < 30 mL/phút: 60% liều thường
CrCl < 20 mL/phút: 40% liều thường
CrCl < 10 mL/phút: 20% liều thường
HD (thận nhân tạo): 2g mỗi 48h dùng sau lọc
CRRT (lọc máu liên tục): 8g mỗi 12h CVVHDF
Caspofungin70 mg vào ngày đầu (liều nạp), sau đó duy trì 50 mg mỗi 24 giờ (TTM chậm trong khoảng 1 giờ)
SparfloxacinUống 2 viên 200mg vào ngày đầu, sau đó 1 viên 200mg/ngày. Thời gian 5-10 ngày. Suy thận nặng (Clcr < 50mL/phút) 400mg ngày đầu, 200mg/ngày ở ngày thứ 2 và 3, sau đó 200mg mỗi 48 giờ.
Moxifloxacin(liều dùng chung cho cả 2 dạng uống và TTM) 400mg mỗi 24 giờ.
Suy chức năng thận: không thay đổi liều
ClarithromycinUống: 250-500mg mỗi 12 giờ. TTM: 500mg mỗi 12 giờ.
AzithromycinUống: 500mg mỗi 24 giờ trong 3 ngày. (hoặc 500mg một lần ngày đầu, 250mg mỗi ngày một lần cho 4 ngày tiếp sau). TTM: 500mg mỗi 24 giờ.
ClindamycinUống 150-450mg mỗi 6-8 giờ; liều tối đa 450mg mỗi 6 giờ (1,8g/ngày) TB, TTM 200-300mg mỗi 8 giờ (NK nặng có thể tăng 600mg mỗi 6-8 giờ) (trong 1 giờ không TTM quá 1,2g và không TB quá 600mg/lần)
Suy chức năng thận: không thay đổi liều
Quinupristin/ dalfopristineHiện chưa có Số Đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Daptomycin4-6 mg/kg mỗi 24 giờ.
TigecyclinLiều đầu 100mg, sau đó (sau 12 giờ) tiếp tục 50mg mỗi 12 giờ.
Suy chức năng thận: không thay đổi liều
MetronidazoleUống 250-500mg mỗi 8-12 giờ. TTM 500mg mỗi 8-12 giờ. Mục đích chống VK yếm khí. Không phối hợp với nhóm betalactam-betalactamase, carbapenem (vì đã có phổ trên VK yếm khí).
Suy chức năng thận: 
CrCl < 10 ml/phút: 500mg/ 8 – 12h
HD: 500mg mỗi 8h
CRRT: 50mg mỗi 6-8h

Cần đánh giá đáp ứng điều trị mỗi ngày; thời gian điều trị KS thông thường từ 7 – 10 ngày (có thể kéo dài hơn trong một số trường hợp đáp ứng điều trị chậm, KS khó thâm nhập ổ nhiễm, không thể dẫn lưu ổ nhiễm, vi khuẩn có độc lực cao; đa nhiễm hoặc NB suy giảm miễn dịch…

Các từ viết tắt

TừMô tả
AUCArea under curve (diện tích dưới đường cong)
BCbạch cầu
BL-BLIBetalactam – betalactamase inhibitors (betalactam – chất ức chế betalactamase)
BMIbody mass index (chỉ số khối lượng cơ thể)
BQbàng quang
BVbệnh viện
CA-UTIcatheter associated urology tract infection (NKĐTN liên quan ống thông)
COPDchronic obstructive pulmonary disease (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
cPAPcontinuous positive airway pressure (thở áp lực dương liên tục)
CRABcarbapenem-resistant Acinetobacter baumanniii (Acinetobacter baumanniii kháng carbapenem)
CrClcreatinin clearance (độ thanh thải creatinin)
CREcarbapenem-resistant Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae kháng carbapenem)
CRPAcarbapenem-resistant Pseudomonas aeruginosa (Pseudomonas aeruginosa kháng carbapenem)
CVVHcontinuous veno-venous hemofiltration (lọc máu TM-TM liên tục)
ĐTĐđái tháo đường
ECMOextracorporal membrane oxygenation (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể)
ESBLextended spectrum beta-lactamase (men beta-lactamase phổ rộng)
HDhemodialysis (chạy thận nhân tạo)
IDSAInfectious Diseases Society of America (Hiệp hội Bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ)
KSkháng sinh
KSDPkháng sinh dự phòng
KSĐkháng sinh đồ
MICminimum inhibitory concentration (nồng độ ức chế tối thiểu)
MIUmillion international units (triệu đơn vị quốc tế)
MRSAmethicillin resistant staphylococcus aureus (staphylococcus aureus [tụ cầu vàng] kháng methicillin
NBngười bệnh
NKnhiễm khuẩn
NKĐTNnhiễm khuẩn đường tiết niệu
NKOBnhiễm khuẩn ổ bụng
NKQnội khí quản
PDperitoneal dialysis (thẩm phâm phúc mạc)
PK/PDpharmacokinetic/pharmacodynamic (dược động học/dược lực học)
SGMDsuy giảm miễn dịch
T1/2thời gian bán thải
TBtiêm bắp
TLCTtrọng lượng cơ thể
TMtiêm mạch
TTMtruyền tĩnh mạch
VKvi khuẩn
VPBVviêm phổi bệnh viện
VPMPCĐviêm phổi mắc phải cộng đồng
VPMviêm phúc mạc
VPTMviêm phổi thở máy
VREvancomycin-resistant enterococci (enterococci kháng vancomycin)
VRSAvancomycin resistant staphylococcus aureus (staphylococcus aureus kháng vancomycin)
XDRextensive drug resistance (kháng thuốc diện rộng)

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

  1. Chỉ sử dụng kháng sinh (KS) để điều trị bệnh nhiễm khuẩn (NK)
  2. Chọn KS phù hợp nhất dựa trên đánh giá nguy cơ NK kháng thuốc.
  3. Cần phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh (NB) trước khi chỉ định KS.
  4. Lấy bệnh phẩm (đúng quy cách) để tìm tác nhân gây bệnh trước khi sử dụng KS nhưng tránh làm trì hoãn việc sử dụng KS; nhuộm gram, nuôi cấy, định danh và làm KSĐ… (đo MIC nếu cần thiết).
  5. KS cần được chỉ định càng sớm càng tốt; đặc biệt trong NK nặng và sốc NK (sepsis & septic shock) NB phải được cho KS trong giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán.
  6. Kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn, giải quyết triệt để các ổ nhiễm, đường vào (như ổ áp-xe, ống thông…) đồng thời với việc sử dụng KS.
  7. Chọn KS điều trị theo kinh nghiệm: dựa vào tình hình vi khuẩn và tính nhạy cảm với KS tại bệnh viện (BV) khi chưa có kết quả KSĐ, chọn một hoặc nhiều loại thuốc đảm bảo hiệu quả điều trị tác nhân gây bệnh có thể (VK và/hoặc vi nấm, virus…); nhất là trong những bệnh cảnh nặng, NB có giảm bạch cầu trung tính, NB nghi ngờ nhiễm khuẩn đa kháng như Enterobacteriaceae sinh ESBL, Pseudomonas, Acinetobacter, nhiễm Candida máu…; sau khi có kết quả KSĐ cần xét đến khả năng xuống thang điều trị phù hợp.
  8. Cần ứng dụng các hiểu biết về thông số được động học – dược lực học trong điều trị kháng sinh để tối ưu hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng ngoại ý, và tổn hại phụ cận của kháng sinh.
  9. Nên dùng đơn trị liệu hơn là phối hợp nhiều KS (trừ trường hợp đặc biệt); lưu ý các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam-betalactamase, carbapenem… có phổ tác động trên một số VK yếm khí, không cần phối hợp các KS này với Metronidazol với mục đích chống VK yếm khí.
  10. Cần đánh giá đáp ứng điều trị mỗi ngày; thời gian điều trị KS thông thường từ 7 – 10 ngày (có thể kéo dài hơn trong một số trường hợp đáp ứng điều trị chậm, KS khó thâm nhập ổ nhiễm, không thể dẫn lưu ổ nhiễm, vi khuẩn có độc lực cao; đa nhiễm hoặc NB suy giảm miễn dịch…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn chung sử dụng kháng sinh. Hội HSCC và CĐ Việt Nam 2020
  2. Hướng dẫn sửu dụng kháng sinh điều trị 2019. Bệnh viện Bình Dân
  3. COVID-19: Điều trị bội nhiễm

Trạng thái: Hoàn thành Thể loại: Thuốc Nguồn: https://hscc.vn/tools.asp?id=bantin&idnhom=6&idtin=565
51 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

2 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

2 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

2 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

2 năm trước

Avatar