Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Flecainide
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Flecainide
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Flecainide

a. Tác động điện sinh lý

Flecainide là thuốc chống loạn nhịp thuộc nhóm IC, có thời gian ức chế kênh Na kéo dài.

Flecainide làm giảm tính hưng phấn chung, ức chế dẫn truyền điện thế hoạt động trong cơ tâm nhĩ, tâm thất, và trong hệ thống dẫn truyền. Làm kéo dài thời gian điện thế hoạt động khi nhịp tim nhanh và kéo dài thời gian phức bộ QRS.

b. Chỉ định và liều lượng

Dự phòng tái phát cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc cơn rung nhĩ: 50 mg x 2 lần/24h đường uống. Có thể tăng liều 50 mg sau mỗi 4 ngày, không vượt quá 300 mg/24h.

Dự phòng cơn nhịp nhanh thất: 100 mg x 2 lần/24h, đường uống. Có thể tăng liều 50 mg sau mỗi 4 ngày, không vượt quá 400 mg/24h.

Chuyển nhịp xoang: 1 liều 300 mg đường uống, hoặc 1,5-2 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 1-2 giờ. Giảm liều ở bệnh nhân suy thận (MLCT <35 mL/min): 50 mg x 2 lần/24h đường uống.

Cân nhắc khi sử dụng Flecainide ở bệnh nhân suy gan, cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu thường xuyên, giảm liều nếu cần thiết.

c. Chống chỉ định

Bệnh nhân có bệnh tim thực tổn từ trước: Suy tim, bệnh lý động mạch vành…

Bệnh nhân có block nhĩ thất cấp II cấp III hoặc bệnh lý 2 phân nhánh, 3 phân nhánh.

d. Tác dụng phụ

Trên tim: Flecainide có thể gây khởi phát rối loạn nhịp, làm tăng nặng rối loạn nhịp thất và tăng nguy cơ đột tử theo nguyên cứu CAST. Đối tượng có nguy cơ cao là những người có bệnh tim thực tổn. Ở bệnh nhân có bệnh lý dẫn truyền của nút xoang hoặc nhĩ thất trước đó, Flecainide cũng có thể làm nặng thêm rối loạn nhịp. Cần theo dõi cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc, tăng liều dần dần và làm điện tâm đồ thường xuyên để đánh giá thời gian phức bộ QRS.

Ngoài tim: chóng mặt, nhìn mờ, khó tập trung, đau đầu, buồn nôn.

e. Tương tác thuốc

Tăng ức chế dẫn truyền nhĩ thất khi kết hợp với các thuốc nhóm I khác quinidine, procainamide. Kết hợp với chẹn beta, quinidine, disopyramide làm tăng ức chế co bóp cơ tim.

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

2 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

2 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

2 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

2 năm trước

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon