Dùng đầu ngón tay bấm 20s để giảm khó chịu cho bệnh nhân trước khi chọc kim
RACHAEL A. CALLCUT, MD
Nhận cảm đau là tín hiệu ngoại vi truyền ở nhiều cấp độ đến hệ thần kinh trung ương trong một quá trình được gọi là nhận thức. Các mô ngoại vi có các cơ quan thụ cảm chuyên biệt cảm nhận các kích thích cơ học hoặc hóa học và giải phóng các chất hóa học thần kinh để đáp ứng. Những tín hiệu này được truyền đến tủy sống thông qua các sợi đau hướng tâm. Các tế bào sừng ở lưng của tủy sống cảm nhận tín hiệu và hoạt động như những “người gác cổng” để có khả năng điều chỉnh tín hiệu trước khi truyền thông điệp đến não qua vùng đồi thị và các vùng khác. Vùng não (đồi thị, hệ limbic, vỏ não) xử lý đầu vào và bệnh nhân cảm nhận cơn đau.
Có nhiều chiến lược để điều khiển hệ thống cảm thụ ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm làm gián đoạn hoặc ghi đè cảm nhận về cơn đau. Một phương pháp can thiệp không dùng thuốc có sẵn cho tất cả bệnh nhân là bấm bằng đầu ngón tay trước khi đâm kim. Khi bị kích thích cơ học, các sợi lớn có myelin sẽ “tràn ngập” con đường cảm thụ và ức chế một phần việc truyền các kích thích đau tiếp theo. Bấm mạnh ngón tay tại điểm kim sẽ đưa vào, sẽ chọc kim ngay sau khi thả áp lực ấn ngón tay. Thông thường, các bệnh nhân cho thấy bấm ngón tay làm giảm cả 2 khó chịu “châm chích và bỏng rát” của tiêm thuốc gây tê tại chỗ. Kỹ thuật này cũng dùng khi lấy khí máu động mạch..
SUGGESTED READING
Townsend C, ed. Sabiston Textbook of Surgery. 16th Ed. Philadelphia: WB
Saunders, 2001:283-284.