Các thuốc dùng trong cấp cứu sốc
Loại Shock | Điều trị ban đầu | Điều trị sau đó |
SỐC TIM | ||
Nhồi máu cơ tim lớn | Hỗ trợ oxy, aspirin, giảm đau, lập đường truyền với bệnh nhân ACS (xem Bảng 3.1) mục tiêu đảm bảo tình trạng thể tích và tiền tải. Xử trí loạn nhịp, cân nhắc RHC xem cần dùng thuốc tăng co bóp, lợi tiểu; giãn mạch; vận mạch (xem Bảng 3.3 và 3.8) | IAB sớm, chụp mạch vành và tái tạo mạch bằng PCI hoặc bắc cầu động mạch dùng tiêu huyết khổi nếu chưa có PCI |
Bệnh cơ tim không thiếu máu cục bộ | Cân nhắc thở máy điều trị như trên, tránh bỏ ACS | Cân nhắc IAB or thiết bị hỗ trợ như bắc cầu, xử trí nguyên nhân có thể đảo ngược (e.g., hở van nặng cần cấp cứu thay van, ngộ độc giáp) |
SỐC GIẢM THỂ TÍCH | ||
Mất máu lớn | Với mất máu, lập đường truyền lớn, hồi sức dịch bằng hồng cầu khối và NaCl 0,9% cân nhắc truyền máu ấm nếu mất máu lớn, bù tiểu cầu + FFP và canxi | Nếu tụt áp dai dẳng dù đã bù dịch cân nhắc nguyên nhân: sốc nhiễm khuẩn, chèn ép tim hoặc ACS; RHC; dùng thuốc tăng co bóp và vận mạch hội chuyển nội tiêu hóa và ngoại nếu xuất huyết tiêu hóa lớn (xem Bảng 7.1) |
Mất dịch nặng | Với mất nước, bù dịch bằng NS hoặc Ringer’s lactate theo dõi điện giải và đông máu | |
Sốc tắc nghẽn ngoài tim | ||
Chèn ép tim | Xác nhận chẩn đoán bằng siêu âm tim và/hoặc RHC, tăng áp lực đổ đầy bằng bolus 0.9% NaCl IV; hỗ trợ BP | Chọc dịch màng ngoài tim cấp phẫu thuật mở màng ngoài tim hoặc mở cửa sổ màng ngoài tim |
Tắc mạch phổi lớn | Xử trí thiếu oxy máu Dùng heparin or LMWH; tpa (alteplase 100 mg iv trong 2 h); dùng co cơ như dobutamine với tăng gánh suy tim phải | Cân nhắc catheter qua da hút huyết khối hoặc mở ngực lấy huyết khối cân nhắc lưới lọc IVC điều trị lâu dài xem Bảng 4.11
|
Tràn khí màng phổi áp lực | Chọc kim giải áp cấp cứu hoặc dẫn lưu màng phổi | |
SỐC PHÂN BỐ | ||
Sốc nhiễm khuẩn | Kháng sinh phổ rộng iv sau cấy máu; IV dịch tinh thể, nếu sốc dai dẳng cân nhắc RHC nếu sốc dai dẳng dù đủ tiền tải thêm dopamine 2–20 μg/ kg/min; hoặc norepinephrine 2 μg/min | Cân nhắc vasopressin trong sốc kháng trị thêm steroids hydrocortisone 100 mg IV q8h; có thê thêm fludrocortisone 50 μg po qd đánh giá ngưỡng nền cortisol trước khi dùng glucocorticosteroid và test kích thích corticotropin vài trò của drotrecogin alfa chưa rõ |
Phản vệ | Epinephrine 0.3–0.5 mg với triệu chứng nặng như tụt áp, co thắt phế quản hoặc phù thanh quản, cho 0.3–0.5 ml 1:1,000 SC hoặc 0.5–1.0 ml 1:10,000 IV; thêm diphenhydramine 50 mg IV; lặp lại 25–50 mg IV q4h, chú ý bù thể tích nội mạch | Ngoài epinephrine; thêm corticosteroids (Methylprednisolone 60 mg IV hoặc tương đương) và cimetidine 300 mg IV q12; hiệu quả với những triệu chứng dai dẳng với bệnh nhân đang dùng β-blockers, dùng glucagon 1 mg IV |
Suy thượng thận | Cho dexamethasone 4 mg IV q6h kèm dịch
| Để xác định chẩn đoán, làm test kích thích corticotropin (không cho dùng corticoid); xác nhận nống độ cortisol ban đầu, cho 250 μg IV cosyntropin, và đo lại nồng độ cortisol sau 30 min |
Thần kinh | Tư thế Trendelenburg | Nếu tụt áp dai dẳng dùng vận mạch (e.g., phenylephrine hoặc metaraminol) |
ACS, acute coronary syndrome; BP, blood pressure; GI, gastroenterology; IAB, intra-aortic balloon; IV, intravenous; IVC, inferior vena cava; LMWH, low molecular weight heparin; PCI, percutaneous coronary intervention; RBCs, red blood cells; RHC, right heart catheterization aWhile some authors recommend drotrecogin alfa (recombinant activated protein C) in highly selected patients with a high risk of death (Apache score of 25) and a low risk of bleeding, the role of drotrecogin alfa in septic patients has not been clearly established. It has no effect or is harmful in septic patients with Apache score of <25, in surgical patients with single organ dysfunction, and in pediatric sepsis. The risk of serious bleeding including intracerebral hemorrhage is increased in patients receiving drotrecogin alfa. |