Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Thuốc ức chế men chuyển
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Thuốc ức chế men chuyển
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Thuốc ức chế men chuyển

3.1. Cơ chế tác dụng

Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) ức chế sự chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin II có tác dụng gây co mạch và kích thích sản xuất aldosterone, làm tăng giữ muối và nước. Thuốc ƯCMC do đó sẽ làm giãn mạch và ngăn chặn tình trạng giữ nước thông qua làm giảm tác dụng của aldosterone.

3.2. Các bằng chứng lâm sàng

Hiệu quả của thuốc ức chế men chuyển đã được ủng hộ qua nhiều thử nghiệm lâm sàng quan trọng. Các chỉ định sử dụng gồm:

Tăng huyết áp : Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã khẳng định vai trò hạ huyết áp hiệu quả của ƯCMC

Suy tim : Có nhiều thử nghiệm như thử nghiệm SAVE 1993, SOLVD 1994, ATLAS 1999. Các phân tích gộp đã khẳng định ƯCMC làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim tới 25%, giảm tỷ lệ nhập viện vì suy tim.

Dự phòng thứ phát sau nhồi máu cơ tim : Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng như AIRE 1994: Ramipril; GISSI-3 1994: Lisinopril; ISIS-4 1994: Captopril. Thuốc ƯCMC khởi đầu sớm trong 24 giờ làm giảm tỷ lệ tử vong khoảng 7% so với giả dược trong 4-6 tuần sau NMCT. Về lâu dài, tỷ lệ tử vong giảm đến 13% đặc biệt hiệu quả hơn ở nhóm bệnh nhân suy tim sau NMCT. Theo dõi lâu dài trong thử nghiệm SOVLD cho thấy ƯCMC giúp làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 12 tháng.

Giảm nguy cơ tim mạch: Các thử nghiệm như HOPE 1999: Ramipril; EUROPA 2004: Perindopril; đã cho thấy thuố c ƯCMC làm giảm các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân nguy cơ cao như các bệnh liên quan đến xơ vữa.

 3.3. Liều dùng

Trong điều trị THA: nên dùng li ều để đạt được huyết áp mục tiêu, tác dụng bảo vệ tim mạch tốt hơn ở liều ƯCMC cao hơn.

Với các chỉ định khác, đặc biệt trong suy tim và các chỉ định bảo vệ tim mạch, ƯCMC phải dùng cho đến liều đích hoặc liều cao nhất mà bệnh nhân có thể dung nạp được .

3.4. Chỉ định ưu tiên dùng ức chế men chuyển

Tăng huyết áp: M ọi bệnh nhân <60 tuổi.

Suy tim: Mọi bệnh nhân suy tim, bắt đầu ngay nếu có thể sau khi được chẩn đoán. Sau NMCT: Mọi bệnh nhân sau NMCT nên dùng ngay khi bệnh nhân trong viện.

3.5. Chống chỉ định và thận trọng

Chống chỉ định

Phù mạch

Tăng nhạy cảm với ƯCMC Hẹp động mạch thận 2 bên

Hẹp động mạch thận ở bệnh nhân có duy nhất 1 thận Phụ nữ c ó thai

Thận trọng

Hạ huyết áp (HA tâm thu < 90 mmHg)

Bệnh nhân dùng liều cao lợi tiểu ( ví dụ liều furosemid >80 mg/24h) Phụ nữ cho con bú

Suy thận vừa đến nặng (Creatinine >150 µmol/L hoặc GFR <60 m L/min /1,73           m 2 )

3.6. Liều dùng của các thuốc ƯCMC thường dùng

Bảng 22.6: Liều dùng của các thuốc ƯCMC thường dùng

ThuốcLiều bắt đầuLiều thường dùng
Enalapril2,5-5 mg/24h10-40 mg/24h
Lisinopril2,5-5 mg/24h10-40  mg/24h
Perindopril arginine2,5-5 mg/24h5-10 mg/24h
Ramipril1,25-2,5 mg/24h5 -10 mg/24h

3.7. Theo dõi

Kiểm tra huyết áp , ure và điện giải đồ trước khi khởi đầu điều trị , trong vòng 2 tuần đầu hoặc khi thay đổi liều, nếu ổn định thì đánh giá lại hàng năm.

Nếu chỉ số creatinin tăng trên 20% hoặc MLCT giảm >15% sau khi bắt đầu, thì dừng ngay ƯCMC và tham khảo ý kiến chuyên gia.

Vẫn có thể cân nhắc tăn g liều ƯCMC trong những trường hợp : Huyết áp tâm thu > 90 mmHg

Chỉ số creatinin tăng dưới 20% hoặc MLCT giảm dưới 15% cho đến liều dung nạp Kali máu <5,5 mmol/L

Tăng kali máu: cần hạn chế kali, đảm bảo đủ dịch . Gi ả m liều nếu k ali > 5,5 mmol/ L , dừng nếu k ali > 6,0 mmol/ L .

3.8. Tác dụng phụ và xử trí

Tụt huyết áp liều đầu:         S ử dụng loại tác dụng kéo dài, tránh lợi tiểu quá mức trước khi bắt đầu dùng ƯCMC. Liều đầu có thể dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ tụt huyết áp và nguy cơ ngã .

Ho khan: Có thể hết theo thời gian nếu bệnh nhân tiếp tục dùng. Nếu khó chịu quá thì ngừng thuốc và chuyển sang thuốc ƯCMC khác. Cân nhắc chuyển sang các thuốc ức chế thụ thể nếu bệnh nhân ho không giảm.

Phù mạch: Hiếm nhưng là tác dụng phụ có nguy cơ đe dọa tính mạng. Cần dừng thuốc và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng lại.

Phát ban: Dừng ƯCMC, cân nhắc chuyển sang thuốc ức chế thụ thể nếu còn phát ban.

3.9. Tương tác thuốc

C y closporin: T ăng nguy cơ tăng kali máu. Lợi tiểu: Có thể gây tụt huyết áp.

Lithium: Làm tăng lithium máu.

Dịch truyền chứa kali: Làm tăng nguy cơ tăng kali máu nặng .

5 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

2 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

2 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

2 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

2 năm trước

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon