Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Phân tích CXR I
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích CXR I
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Phân tích CXR I

Fig. 44.1

1. Bạn đọc XQ này là gì?

2. Có cách nào phân loại tổn thương này?

3. Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của tình trạng này?

4. Chỉ định phẫu thuật?

5. Bạn sẽ xử trí tràn khí màng phổi áp lực như nào?

Trả lời

1. Hình ảnh cho thấy tràn khí màng phổi lớn bên phải, với bờ rõ hình ảnh xẹp phổi. tràn khí màng phổi có hình ảnh khí trong khoang màng phổi gây tách lá tạng hoặc lá thành màng phổi

2. Phân loại

Sơ sinh, tự phát, chấn thương

• TKMP ở trẻ nhỏ – trẻ sơ sinh với hội chứng suy hô hấp, đặc biệt khi thở máy với áp lực dương và tư thế nằm sấp

• Thoát vị hoành bẩm sinh do phổi 1 bên kém phát triển dẫn tới vấn đề ở cơ hoành.. hay bị khi tổn thương khí áp do nằm sấp

TKMP tự phát xảy ra không do chấn thường và thường gặp ở năm giới 2035 tuổi. những bệnh nhân này thường cao và mảnh khảnh, đa số đều hút thuốc. TKMP tái phát thường gặp trong năm đầu sau đó

TKMP do chấn thương

Chấn thương ngực kín hoặc xuyên thấu thành ngực có thể gây TKMP, thường gặp nhất do thày thuốc chọc catheter dưới đòn

TKMP áp lực

Xảy ra khi khí đi vào khoang màng phổi do hít vào, vì cơ chế bóng – valve, khí vào không thể thoát ra được. điều này tiến triển tràn khí lớn khoang màng phổi, dịch chuyển trung thát và khí quản qua bên đối diện và giảm hồi lưu tĩnh mạch. TKMP áp lực là cấp cứu, không xử trí nhanh có thể gây tử vong [1].

3. Một số nguyên nhân khác như nội soi ổ bụng cắt túi mật, cắt thận, cắt tuyến thượng thận, thoát vị hoành hoặc thở áp lực dương (PEEP) [2].

Biểu hiện lâm sàng của tràn khí màng phổi có thể khác nhau tùy vào mức độ, có thể từ không triệu chứng tới đe dọa tính mạng. triệu chứng thường đau màng phổi đột ngột, kèm theo khó thở và ho

Tăng rung thanh nửa bên ngực khi gõ kèm dịch chuyển khí quản sang đối diện, tĩnh mạch cổ có thể nổi. âm thở mất hoặc giảm. có tăng áp lực đường thở, giảm hồi lưu tĩnh mạch, tím tái, tụt áp trong thời gian phẫu thuật. khí máu thấy thiếu oxy và tăng C02 trong trường hợp nặng. chụp XQ là công cụ chẩn đoán tốt nhất. biện pháp khác gồm siêu âm và chụp CT ngực

Xử trí TKMP bằng cách dẫn lưu màng phổi, khi phần lớn phổi bị xẹp. TKMP tự phát thường tự hấp thu hết khi phổi xẹp dưới 20%. Tốc độ tái hấp thu có thể nhanh hơn khi cho thở oxy 

4. Rò khí từ phổi kéo dài quá 10 ngày có thể là chỉ định can thiệp phẫu thuật. TKMP tái phát có thể điều trị bằng gây viêm dính màng phổi hóa học mà không cần dẫn lưu bằng cách tiêm tetracycline vào khoang màng phổi  [3].

5. TKMP áp lực (Fig. 44.2) là phẫu thuật cấp cứu, và nếu nghi ngờ không cần phải có bằng chứng về mặt hình ảnh. Dùng kim lớn chọc khoang liên sườn 2 đường giữa đòn, để khí thoát ra (Fig. 44.3). kim nên rút chỉ sau khi đã dẫn lưu màng phổi

Fig. 44.2 Tràn khí màng phổi áp lực
Fig. 44.3 sau dẫn lưu màng phổi

 References

1. Krasnik M, Christensen B, Halkier E, et al. Pleurodesis in spontaneous pneumothorax by means of tetracycline: follow-up evaluation of a method. Scand J Thorac Cardiovasc Surg. 1987;21:1818.

2. Marshall BE, Longnecker NE, Fairley HB. Anesthesia for thoracic procedures. Boston: Blackwell Scientific; 1988.

3. Roberts DJ, Leigh-Smith S, Faris PD, et al. Clinical manifestations of tension pneumothorax: protocol for a systematic review and meta-analysis. Syst Rev. 2014;3:3.

17 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon