Tìm Kiếm Các Tổn Thương Khác Ở Bệnh Nhân Gãy Xương Bả Vai
JOHN W. MARTEL, MD, PHD, FACEP
Gãy xương bả vai không thường gặp, với tỷ lệ hàng năm là 10-12/100.000 người. Chúng thường gắn liền với cơ chế chấn thương kín, năng lượng cao, bao gồm va chạm với xe ô tô và rơi từ trên cao, và do đó thường kết hợp với các tổn thương nghiêm trọng khác. Mặc dù chiếm <1% tất cả các trường hợp gãy xương, gãy xương bả vai có liên quan với tỷ lệ tử vong từ 10% đến 15%. Điều đặc biệt quan trọng là, với hơn 90% bệnh nhân có tổn thương phối hợp, việc chẩn đoán có thể bị trì hoãn hoặc bị bỏ qua hoàn toàn nếu không được xem xét cẩn thận. Đặc biệt, có nguy cơ xảy ra tổn thương nhiều hệ thống cùng lúc: lồng ngực, chỉnh hình, nội sọ, ổ bụng và tổn thương thần kinh. Ví dụ, có một tỷ lệ rất cao được báo cáo (75% đến 98%) của các tổn thương cùng bên ở phổi, thành ngực và đai vai.
Trong quá trình thăm khám, các bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn thường duy trì vai bị tổn thương ở tư thế khép với chi trên được giữ gần thành ngực. Trong bối cảnh lâm sàng thích hợp, một loạt các dấu hiệu ở vai, bao gồm bầm, tụ máu, ấn đau, hoặc tiếng lạo xạo, nên làm tăng sự nghi ngờ về gãy xương bả vai cũng như các tổn thương nghiêm trọng liên quan đến nó. Chủ yếu gặp gãy xương bả vai, tiếp theo là cổ, ổ chảo, và mỏm cùng vai theo thứ tự giảm dần. Chụp X-quang vai ba mặt (anteroposterior [AP], transscapular lateral, và axillary lateral) hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng thông qua đánh giá cả cấu trúc ổ chảo – cánh tay và xương bả vai. Trong một số trường hợp, gãy xương bả vai cũng có thể thấy rõ trên X quang ngực, nhưng chúng cũng có thể dễ dàng bị bỏ sót trên phim ngực ở một bệnh nhân chấn thương nặng. Chụp cắt lớp vi tính (CT) có hiệu quả hơn trong việc xác định gãy xương và cũng hữu ích nhất trong việc loại trừ tổn thương phối hợp ở một bệnh nhân đa chấn thương ổn định.
Đối với các dạng chấn thương, phổ biến nhất là gãy xương sườn và bệnh lý lồng ngực cấp tính, chẳng hạn như tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, và dập phổi, chúng đi kèm với gãy xương bả vai lên đến hai phần ba các trường hợp. Ngoài ra, gãy xương sọ và tổn thương nội sọ, bao gồm xuất huyết nội sọ và dập não, xảy ra lên đến 40% bệnh nhân. Cuối cùng, có tới 10% các trường hợp có tổn thương mạch máu, bao gồm động mạch cánh tay, động mạch dưới đòn và động mạch nách.
Cũng cần thận trọng để tìm kiếm các tổn thương khác, đặc biệt tập trung vào xương trục, xương chậu, và các chi. Một nghiên cứu hồi cứu 10 năm về chấn thương kín nhập viện ở hai trung tâm chấn thương lớn đã báo cáo rằng những bệnh nhân gãy xương bả vai có khuynh hướng có mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn. Một đánh giá hồi cứu khác của National Trauma Database báo cáo rằng các tổn thương phối hợp của ngực, chi trên và xương chậu có tần suất lớn hơn ở những bệnh nhân gãy xương bả vai.
May mắn thay, gãy xương bả vai đơn độc thường không gây ra khuyết tật vĩnh viễn. Đại đa số các trường hợp không cần can thiệp phẫu thuật, chỉ cần một “sling” đơn giản và vận động sớm, ngoại trừ các trường hợp gãy không ổn định.
KEY POINTS
- Các cơ chế năng lượng cao thường gây tổn thương xương bả vai, cần phải có một đánh giá cẩn thận để tránh bỏ sót những tổn thương có thể đe dọa đến tính mạng.
- Các tổn thương đi kèm phổ biến nhất là gãy xương sườn, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, và dập phổi.