Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP
  1. Home
  2. Thang điểm
  3. Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP
YHOVN 9 tháng trước

Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP

BỘ Y TẾ – BỘ QUỐC PHÒNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQPHà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Căn cứ Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Quân y – Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch (sau đây viết tắt là Thông tư) này quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự;

b) Cơ quan quân sự các cấp, cơ quan y tế, quân y các cấp;

c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị.

2. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

4. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Phòng Y tế huyện; mỗi huyện có thể thành lập từ một đến hai hội đồng tùy theo địa bàn và số công dân cần khám.

5. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận lại sức khỏe đối với chiến sỹ mới nhập ngũ vào Quân đội, do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân thực hiện.

6. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Thủ trưởng đơn vị (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ nhiệm Quân y đơn vị.

7. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc sử dụng phương tiện, kỹ thuật, nghiệp vụ để khám, kết luận về tình trạng sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị trong trường hợp có khiếu nại.

8. Hồ sơ sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu về tình hình sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, bao gồm phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và các tài liệu liên quan đến sức khỏe.

9. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu y khoa tổng hợp những thông tin cơ bản về sức khỏe của công dân làm nghĩa vụ quân sự.

Điều 3. Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Kinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành. Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Tổ kiểm tra sức khỏe

a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;

b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.

2. Nội dung kiểm tra sức khỏe

a) Kiểm tra về thể lực;

b) Lấy mạch, huyết áp;

c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;

d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

3. Quy trình kiểm tra sức khỏe

a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;

c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe

a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe

a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

– Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

– Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

c) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

– Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

2. Nội dung khám sức khỏe

a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Quy trình khám sức khỏe

a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe

a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.

b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:

– Phòng khám thể lực;

– Phòng đo mạch, Huyết áp;

– Phòng khám thị lực, Mắt;

– Phòng khám thính lực, Tai – Mũi – Họng;

– Phòng khám Răng – Hàm – Mặt;

– Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;

– Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;

– Phòng xét nghiệm;

– Phòng kết luận.

Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 7. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

a) Thành phần Hội đồng khám phúc tra sức khỏe, gồm: cán bộ, nhân viên quân y của trung đoàn và tương đương trở lên. Khi cần thiết, Hội đồng được tăng cường thêm lực lượng chuyên môn của quân y tuyến trên;

b) Nhiệm vụ của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

– Tổ chức, triển khai khám, phân loại và kết luận lại sức khỏe cho toàn bộ chiến sỹ mới theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe.

2. Nội dung khám phúc tra sức khỏe

a) Theo quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Bộ Quốc phòng;

b) Phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Quy trình khám phúc tra sức khỏe

a) Thông báo thời gian, địa điểm khám phúc tra sức khỏe;

b) Tổ chức khám phúc tra sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đối với các trường hợp, phiếu sức khỏe có ghi chữ “T” (tạm thời), Hội đồng khám phúc tra sức khỏe phải kết luận:

– Nếu bệnh khỏi thì bỏ chữ “T” và chuyển loại sức khỏe;

– Nếu không khỏi hoặc có chiều hướng tiến triển xấu, cần phải tổ chức khám lại và có kết luận đủ sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe gọi nhập ngũ phải trả về địa phương.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe theo Mẫu 4d Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có các khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị.

2. Yêu cầu giám định: Giám định tình trạng bệnh tật theo đề nghị của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện; kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong vòng 7 – 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

4. Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khỏe

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

5. Một số điểm cần chú ý

a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Điều 10. Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phải xuất trình

a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

b) Giấy chứng minh nhân dân;

c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.

3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.

4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chương III

PHIẾU SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE QUÂN NHÂN DỰ BỊ

Điều 11. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Phần I – Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:

– Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;

– Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.

b) Phần II – Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.

2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;

b) Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;

c) Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.

3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi:

a) Theo đúng mẫu quy định;

b) Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;

c) Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;

d) Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

đ) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.

Điều 12. Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ

1. Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện.

2. Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân.

3. Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại.

4. Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (địa phương giao quân theo Mẫu 4a4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c).

5. Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết:

a) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe;

b) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới).

6. Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương

a) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt.

b) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị.

c) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 – 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe.

Điều 13. Quản lý sức khỏe quân nhân dự bị

1. Mọi quân nhân trước khi trở về địa phương (xuất ngũ, phục viên, chuyên ngành), quân y đơn vị có trách nhiệm tổ chức khám, phân loại sức khỏe, ghi vào phiếu sức khỏe quân nhân. Khi về địa phương, quân nhân còn trong độ tuổi dự bị phải nộp hồ sơ sức khỏe cho Ban Chỉ huy quân sự huyện để quản lý.

2. Quân nhân dự bị được kiểm tra sức khỏe trước mỗi đợt tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Những quân nhân dự bị còn đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn được tiếp tục bố trí vào các đơn vị dự bị động viên. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, Phòng Y tế huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương.

3. Trong các đợt huấn luyện và tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị, quân y của các đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ về mặt sức khỏe của quân nhân dự bị.

4. Khi có lệnh động viên, Ban Chỉ huy quân sự huyện có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe của quân nhân dự bị cho đơn vị tiếp nhận quân nhân dự bị quản lý.

Chương IV

NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN Y TẾ CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 14. Trạm y tế xã

1. Cử cán bộ tham gia Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

2. Tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ sức khỏe cho công dân thuộc diện thực hiện nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe công dân (thuộc diện quản lý) trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, phát hiện kịp thời những trường hợp mắc bệnh mạn tính, các bệnh thuộc danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

3. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã tổ chức sơ tuyển sức khỏe cho công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Sau khi sơ tuyển, lập danh sách công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm nghĩa vụ quân sự và những công dân mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, thông qua Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã.

5. Xác nhận và chịu trách nhiệm về tiền sử bệnh tật của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự; bàn giao hồ sơ sức khỏe, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đi khám sức khỏe cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện.

6. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hoặc tập trung huấn luyện quân dự bị.

Điều 15. Phòng Y tế huyện

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Tiếp nhận, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, tổng hợp danh sách công dân mắc các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã báo cáo, trình Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện xem xét, quyết định.

3. Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện lập kế hoạch, dự trù kinh phí khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức triển khai thực hiện.

4. Đề xuất thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt, ra quyết định; báo cáo Sở Y tế tỉnh.

5. Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao đầy đủ, kịp thời hồ sơ sức khỏe của công dân được gọi nhập ngũ cho đơn vị nhận quân.

6. Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện giải quyết khiếu nại của công dân liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

7. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm y tế huyện chỉ đạo việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

8. Tổng hợp kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh theo Mẫu số 1b3b4a5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khám sức khỏe cho công dân làm nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Điều 16. Trung tâm y tế huyện

1. Quyết định thành lập Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các xã.

2. Chỉ đạo về chuyên môn, giám sát việc thực hiện kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

3. Tăng cường cán bộ chuyên môn tham gia kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho các xã khi có đề nghị.

4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho cán bộ y tế xã.

5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế và Ban Chỉ huy quân sự huyện xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức thực hiện.

6. Phối hợp với Phòng Y tế huyện thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; cử cán bộ chuyên môn cùng các trang thiết bị y tế tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện.

7. Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.

Điều 17. Bệnh viện huyện

Đối với các huyện có Bệnh viện huyện thì Bệnh viện huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định cho Trung tâm Y tế huyện tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 16 Thông tư này.

Điều 18. Sở Y tế tỉnh

1. Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền:

a) Thực hiện các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về công tác y tế trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự;

b) Điều động lực lượng, phương tiện tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện khi có đề nghị.

2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:

a) Tham mưu cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn y tế huyện tổ chức, triển khai công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự;

b) Tổ chức, hiệp đồng về y tế với các đơn vị nhận quân về việc giao, nhận quân.

3. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các huyện.

4. Tổ chức kiểm tra việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại các địa phương trong tỉnh.

5. Xem xét và giải quyết những vướng mắc, khiếu nại về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

6. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Chương V

NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUÂN SỰ CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 19. Ban Chỉ huy quân sự xã

1. Chủ trì, phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức sơ tuyển sức khỏe; lập danh sách những công dân đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển, thông qua Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã, báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. Hoàn chỉnh phần thủ tục hành chính phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

2. Kiểm tra, đôn đốc công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự đi khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

3. Thông báo kết quả khám sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện. Thu thập những ý kiến thắc mắc liên quan đến việc khám sức khỏe và kết luận sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân (nếu có), báo cáo lên Ban Chỉ huy quân sự huyện và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện nghiên cứu, giải quyết.

Điều 20. Ban Chỉ huy quân sự huyện

1. Phối hợp với Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch khám sức khỏe cho công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Triệu tập các công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham gia công tác tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch; theo dõi số lượng, chất lượng sức khỏe của công dân các địa phương đến khám.

4. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện bàn giao. Thời hạn lưu trữ cho đến khi công dân hết hạn tuổi phục vụ ở ngạch dự bị theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế huyện tổ chức bàn giao hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ cho các đơn vị nhận quân theo kế hoạch.

6. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.

7. Phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan của huyện giải quyết các khiếu nại liên quan đến khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

8. Tổng hợp, báo cáo tình hình giao nhận chiến sỹ mới về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo Mẫu 4b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

1. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra đôn đốc việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của các địa phương theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh.

2. Tổ chức hiệp đồng với từng đơn vị nhận quân về tiêu chuẩn sức khỏe, số lượng, thời gian, địa điểm và phương thức giao nhận quân.

3. Chỉ đạo việc khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.

4. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh xem xét, giải quyết những vướng mắc, khiếu nại liên quan đến công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

5. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự theo quy định.

Chương VI

NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUÂN Y CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 22. Quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện

1. Chủ động nắm kế hoạch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm của địa phương mình, phối hợp với Phòng Y tế huyện theo dõi công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe công dân làm nghĩa vụ quân sự. Tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện.

2. Phối hợp với quân lực Ban Chỉ huy quân sự huyện nắm kết quả khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện; phối hợp với quân y các đơn vị nhận quân kiểm tra hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ.

3. Tham gia khám sức khỏe đối với công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự theo kế hoạch của Ban Tuyển sinh quân sự huyện.

4. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự, sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự.

Điều 23. Quân y Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

1. Tham mưu cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

2. Tham mưu cho Sở Y tế tỉnh trong công tác chỉ đạo, tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan y tế, quân sự và quân y đơn vị nhận quân thực hiện công tác khám sức khỏe công dân làm nghĩa vụ quân sự và công tác giao, nhận quân.

3. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh xem xét, giải quyết những vướng mắc, khiếu nại về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

4. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự về Phòng Quân y quân khu theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 24. Quân y quân khu

1. Tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu trong chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và công tác quản lý sức khỏe quân nhân dự bị theo kế hoạch hằng năm của Bộ Quốc phòng.

2. Phối hợp với các Sở Y tế chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

3. Chỉ đạo Ban Quân y các tỉnh trong công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

4. Đối với các khu vực khó khăn về lực lượng y tế, Chủ nhiệm Quân y quân khu điều động cán bộ nhân viên quân y của quân khu tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo đề nghị của Sở Y tế, Ban quân – dân y các tỉnh.

5. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự theo quy định.

Điều 25. Cục Quân y

1. Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu cho Bộ Quốc phòng về việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe công dân nhập ngũ cho từng khu vực, các quân chủng, binh chủng và chỉ đạo, hướng dẫn quân y các đơn vị triển khai thực hiện.

2. Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu xây dựng Quân đội, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành tiêu chuẩn sức khỏe trong tuyển sinh quân sự và chỉ đạo, hướng dẫn quân y các đơn vị thực hiện.

3. Chỉ đạo quân y các đơn vị nhận quân nắm chắc hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ và tổ chức khám phúc tra sức khỏe chiến sỹ mới theo quy định.

4. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và giao, nhận quân ở các địa bàn trọng điểm.

5. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự theo quy định.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Căn cứ vào số lượng công dân nhập ngũ trong năm của Chính phủ và yêu cầu xây dựng Quân đội, ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe cho phù hợp đối với công dân gọi nhập ngũ thực hiện cho từng khu vực, từng quân chủng, binh chủng.

2. Chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị theo đúng quy định.

3. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện kế hoạch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị hằng năm.

4. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự các cấp và cơ quan y tế địa phương thực hiện việc giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với công dân được gọi nhập ngũ theo đúng quy định.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Chỉ đạo cơ quan y tế các cấp quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn hàng năm của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Trung tướng Trần Đơn
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

Nơi nhận:
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng;
– Cổng TTĐT CP, Công báo;
– Cổng TTĐT BYT, BQP;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục QLKCB, Vụ PC – Bộ Y tế;
VT, Cục Quân Y, Vụ PC – Bộ Quốc phòng.

PHỤ LỤC 1

PHÂN LOẠI SỨC KHỎE THEO THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

I. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO THỂ LỰC (Bảng số 1)

LOẠI
SỨC KHỎE
NAMNỮ
Cao đứng (cm)Cân nặng (kg)Vòng ngực (cm)Cao đứng (cm)Cân nặng (kg)
1≥ 163≥ 51≥ 81≥ 154≥ 48
2160 – 16247 – 5078 – 80152 – 15344 – 47
3157 – 15943 – 4675 – 77150 – 15142 – 43
4155 – 15641 – 4273 – 74148 – 14940 – 41
5153 – 1544071 – 7214738 – 39
6≤ 152≤ 39≤ 70≤ 146≤ 37

Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển).

II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)

1. Các bệnh về mắt

TTBỆNH TẬTĐIỂM
1.Thị lực
1.1Thị lực (không kính):
Thị lực mắt phảiTổng thị lực 2 mắt
10/1019/101
10/1018/102
9/1017/103
8/1016/104
6,7/1013/10 – 15/105
1, 2, 3, 4, 5/106/10 – 12/106
1.2Thị lực sau chỉnh kínhCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
2Cận thị:
– Cận thị dưới -1,5 D2
– Cận thị từ -1,5D đến dưới -3D3
– Cận thị từ -3D đến dưới -4D4
– Cận thị từ -4D đến dưới -5D5
– Cận thị từ -5D trở lên6
– Cận thị đã phẫu thuậtCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
3Thoái hóa hắc võng mạc do cận thị nặng (từ -3D trở lên)6
4Viễn thị:
– Viễn thị dưới + 1,5D3
– Viễn thị từ + 1,5D đến dưới + 3D4
– Viễn thị từ + 3D đến dưới + 4D5
– Viễn thị từ + 4D đến dưới + 5D6
– Viễn thị đã phẫu thuậtCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
5Các loại loạn thị6
6Mộng thịt:
– Mộng thịt độ 1, độ 22
– Mộng thịt độ 34
– Mộng thịt che đồng tử5
– Mộng thịt đã mổ tái phát, gây dính5
7Bệnh giác mạc:
– Sẹo giác mạc đơn thuần, mỏng, nhỏ ở ngoài vùng trung tâmCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
– Sẹo giác mạc có dính mống mắt6
– Đang viêm giác mạc:
+ Nhẹ3T
+ Vừa4T
8Mắt hột:
– Chưa biến chứng:
+ Nếu đang ở giai đoạn tiến triểnCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
+ Nếu ở giai đoạn đã lành sẹoGiữ nguyên phân loại theo thị lực
– Có biến chứng (màng máu, sẹo giác mạc)5
9Lông siêu (quặm) ở mi mắt:
– Không ảnh hưởng đến thị lực2
– Có ảnh hưởng đến thị lựcCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
10Viêm kết mạc (màng tiếp hợp):
– Cấp2T
– Viêm kết mạc mùa xuân4
11Lệ đạo:
– Viêm tắc lệ đạo cấp tính3T
– Viêm tắc lệ đạo mạn tính hoặc đã nhiều lần điều trị không khỏi:
+ Nếu ở 1 bên mắt5
+ Nếu ở 2 bên mắt6
12Bệnh các cơ vận nhãn:
– Lác cơ năng:
+ Không ảnh hưởng đến chức năng3
+ Có ảnh hưởng chức năng5
– Lác do liệt 1 hay nhiều cơ vận nhãn (lác trong, ngoài, lên, xuống)6
13Tật rung giật nhãn cầu (bệnh lý hoặc bẩm sinh)5
14Những bệnh ở mi mắt và hốc mắt:
– Các vết sẹo làm hư mi mắt: mắt nhắm không kín, dính mi cầu, lật mi, lộn mi6
– Sụp mi mắt bẩm sinh hoặc bệnh lý các mức độ6
– Những bệnh ở hốc mắt6
15Mù màu (mù 1 màu hoặc toàn bộ)6
16Thoái hóa biểu mô sắc tố (quáng gà)6
17Đục thủy tinh thể bẩm sinh6
18Những bệnh khác về mắt:
– Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể 2 mắt, lệch thể thủy tinh, viêm màng bồ đào, dính bịt đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị 1 hoặc 2 bên6
– Các tổn hại võng mạc do bệnh lý (viêm võng mạc do bệnh tăng huyết áp, viêm võng mạc sắc tố) hoặc bẩm sinh (thoái hóa võng mạc bẩm sinh)6

2. Các bệnh về răng, hàm, mặt

TTBỆNH TẬTĐIỂM
19Răng sâu:
– Chỉ có răng sâu độ 1 – 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai2
– Có ≤ 3 răng sâu độ 32
– Có 4 – 5 răng sâu độ 33
– Có 6 răng sâu độ 34T
– Có 7 răng sâu độ 3 trở lên5T
20Mất răng:
– Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn)1
– Mất răng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mỹ2
– Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên2
– Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên3
– Mất 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên4
– Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%5
21Viêm lợi:
– Viêm lợi ở ≤ 5 răng, chưa có túi mủ sâu1
– Viêm lợi ở ≥ 6 răng, chưa có túi mủ sâu2
22Viêm quanh răng (nha chu viêm):
– Viêm quanh răng đã điều trị ổn định vẫn còn túi lợi sâu3
– Viêm quanh răng ở < 5 răng, răng lung lay độ 2 – 3 – 43
– Viêm quanh răng từ 6 – 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 – 3 – 44
– Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên5
23Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng:
– 1 – 2 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng:
+ Đang còn viêm2T
+ Đã điều trị ổn định2
– 3 – 4 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng:
+ Đang còn viêm3T
+ Đã điều trị ổn định3
– 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng:
+ Đang còn viêm4T
+ Đã điều trị ổn định4
– Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng5
24Biến chứng răng khôn:
– Biến chứng đã điều trị tốt1 – 2
– Biến chứng đang chữa2T
25Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi:
– Viêm loét cấp tính3T
– Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi4
26Viêm tuyến nước bọt:
– Viêm tuyến mang tai:
+ Đã điều trị khỏi2
+ Viêm tuyến mang tai cấp3T
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 bên đã ổn định3
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định4
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định5
– Viêm tuyến nước bọt dưới hàm:
+ Đã điều trị khỏi2
+ Viêm cấp4T
+ Viêm mạn, xơ hóa, chưa ổn định5
+ Sỏi ống Wharton5
27Viêm khớp thái dương hàm:
– Viêm cấp tính3T
– Viêm mạn tính4
28Xương hàm gãy:
– Đã liền tốt, khớp cắn không di lệch hoặc di lệch ít2
– Khớp cắn di lệch nhiều, ảnh hưởng tới sức nhai4
29Khe hở môi, khe hở vòm miệng:
– Khe hở môi 1 bên, không toàn bộ:
+ Đã phẫu thuật, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng2
+ Chưa phẫu thuật3
– Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên:
+ Đã phẫu thuật tạo hình, ảnh hưởng ít đến thẩm mỹ và phát âm3
+ Chưa phẫu thuật4T
– Khe hở môi toàn bộ 2 bên:
+ Đã phẫu thuật tạo hình4
+ Chưa phẫu thuật5T
– Khe hở vòm:
+ Khe hở vòm mềm3
+ Khe hở vòm toàn bộ5
– Khe hở môi kèm theo khe hở vòm6
30Bệnh lý và u vùng mặt
– Các bệnh lý lành tính đã điều trị ổn định (nang chân răng, nang nhầy…)2
– U lành đã phẫu thuật ổn định không ảnh hưởng đến chức năng (torus, u lợi xơ…)3
– U lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch…)5

3. Các bệnh về tai, mũi, họng

TTBỆNH TẬTĐIỂM
31Sức nghe (đo bằng tiếng nói thường):
– Một bên tai 5m (nghe bình thường)1
– Một bên tai 4m (nghe kém nhẹ)2
– Một bên tai 3m (nghe kém trung bình nhẹ)3
– Một bên tai 2m (nghe kém trung bình nặng)4
– Một bên tai 1m (nghe kém nặng)5
– Một bên tai dưới 1m (nghe kém sâu)6
Tính từng tai, sau lấy trung bình cộng và làm tròn để được kết quả chung.Ví dụ: Tai phải 1, tai trái 6, tổng là (6+1)/2 = 3,5 làm tròn là 4
32Tai ngoài:
– Ống tai ngoài
+ Hẹp một phần ống tai ngoài3
+ Hẹp toàn bộ ống tai ngoài4
+ Tịt ống tai ngoài5
– Vành tai
+ Không có vành tai5
+ Không còn cấu trúc vành tai (chỉ có nụ thịt)4
+ Mất một số cấu trúc giải phẫu3
+ Cấu trúc đầy đủ nhưng nhỏ hơn tai bên bình thường2
– Viêm tai ngoài cấp tính3T
33Tai giữa:
– Viêm tai giữa cấp tính4T
– Viêm tai giữa thanh dịch4T
– Viêm tai giữa mạn tính hòm nhĩ khô, sạch
+ Màng nhĩ thủng nhỏ hoặc trung bình4
+ Màng nhĩ thủng rộng5
– Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, có chảy chất nhầy hoặc mủ, mức độ thủng:
+ Thủng nhỏ hoặc trung bình5
+ Thủng rộng6
– Viêm tai giữa mạn tính có thủng, có chảy mủ thối (Cholesteatome)6
34Xương chũm:
– Viêm tai xương chũm cấp tính5T
– Viêm tai xương chũm mạn tính5
– Viêm tai xương chũm đã phẫu thuật mở hang chũm – thượng nhĩ có vá màng nhĩ, nếu:
+ Màng nhĩ đóng kín4
+ Màng nhĩ thủng, đáy nhĩ sạch5
+ Màng nhĩ thủng, còn chảy mủ6
– Viêm tai xương chũm đã mổ tiệt căn, nếu:
+ Hốc mổ khô5
+ Hốc mổ còn chảy mủ6
35Tai trong:
– Chóng mặt mê nhĩ (rối loạn tiền đình)5
36Mũi:
– Mũi, hố mũi, vách ngăn bị lệch vẹo, dị dạng, nếu:
+ Không có rối loạn hô hấp và phát âm3
+ Đã có rối loạn hô hấp, phát âm, nuốt mức độ nhẹ4 – 5
+ Có rối loạn chức năng hô hấp quan trọng, rối loạn phát âm6
– Viêm mũi mạn tính đơn thuần:
+ Không có rối loạn chức năng hô hấp2
+ Có rối loạn chức năng hô hấp rõ hoặc mất ngửi4
+ Rối loạn chức năng hô hấp5
– Polip mũi:
+ Độ I – II4
+ Độ III – IV5
+ Polip cả 2 bên độ I – II5
+ Polip cả 2 bên độ III – IV6
37Họng:
– Viêm họng cấp tính2T
– Viêm họng mạn tính đơn thuần, thể trạng tốt2
– Viêm họng mạn tính hay ho, sốt gây khó thở ảnh hưởng đến thể trạng4
38Amidan:
– Viêm amidan cấp tính2T
– Viêm amidan mạn tính, không quá phát hoặc quá phát độ I2
– Viêm Amidan mạn tính quá phát độ II – III chưa có rối loạn chức năng hô hấp3
– Viêm Amidan mạn tính quá phát độ III có rối loạn chức năng hô hấp (ngừng thở khi ngủ, khó thở…)4
– Viêm Amidan mạn tính quá phát độ IV5
– Amidan viêm mạn tính đã được cắt bỏ2
39Chảy máu cam:
– Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ4
– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình5
– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng6
40Thanh quản:
– Viêm thanh quản cấp tính2T
– Viêm thanh quản mạn tính, nếu:
+ Không có rối loạn phát âm quan trọng như tiếng nói còn phân biệt được, thể trạng tốt3
+ Có rối loạn phát âm quan trọng như tiếng nói không phân biệt được hoặc phân biệt khó, thể trạng kém4
– Liệt các cơ khép – mở dây thanh và liệt dây thần kinh hồi qui5
– Khàn tiếng đơn thuần, không liệt dây thanh, không có tổn thương hoặc chỉ tổn thương nhẹ ở niêm mạc dây thanh3
– Khàn tiếng do các khối u lành tính ở dây thanh như: polip, hạt xơ dây thanh, u nang, u nhú (papilloma) dây thanh…5
– Nói lắp:
+ Lặp từ (Ví dụ: Con bò bò … bò sữa)3
+ Kéo dài từ (Ví dụ: C…o…n bò sữa)4
+ Mất từ (Ví dụ: Con ….. sữa)5
– Nói ngọng:
+ Người nghe hiểu 75% đến dưới 100% từ3
+ Người nghe hiểu 50 đến dưới 75% từ4
+ Người nghe hiểu 20% đến dưới 50% từ5
+ Người nghe hiểu dưới 20% từ6
– Chấn thương hay bệnh lý gây tổn thương cấu trúc thanh quản
+ Không có rối loạn giọng5
+ Có rối loạn giọng6
41Xoang mặt:
– Viêm mũi cấp tính3T
– Viêm xoang cấp tính4
– Viêm xoang hàm mạn tính4
– Viêm xoang trán, xoang sàng mạn tính5
– Viêm mũi dị ứng3
42Liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm6
43Khối u vùng mũi xoang, họng thanh quản, tai ngoài, tai giữa
– Không nghi ngờ ác tính5
– Có nghi ngờ ác tính6

4. Các bệnh về thần kinh, tâm thần

TTBỆNH TẬTĐIỂM
Thần kinh
44Nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động:
– Do bệnh lý cột sống cổ (Hội chứng giao cảm cổ sau)4
– Bị từ nhỏ, không liên quan đến cột sống cổ4
45Suy nhược thần kinh:
– Nhẹ, đã hồi phục3
– Nặng, không hồi phục hoàn toàn (giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc tái phát 2 lần trở lên)6
46Động kinh:
– Đã hết cơn (lâm sàng và cận lâm sàng)5
– Còn cơn lớn hoặc nhỏ6
47Ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân:
– Mức độ nhẹ2
– Mức độ vừa4
– Mức độ nặng5
48Phản xạ gân xương:
– Tăng đều cả hai bên:
+ Không rối loạn vận động cảm giác4
+ Có rối loạn vận động cảm giác6
– Giảm đều cả hai bên:
+ Không rối loạn vận động cảm giác3
+ Có rối loạn vận động cảm giác6
– Tăng hoặc giảm một bên:
+ Không rối loạn vận động cảm giác3
+ Có rối loạn vận động cảm giác6
49Đái dầm thường xuyên5
50Di tinh nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe4
51Chóng mặt có hệ thống:
– Rối loạn kiểu tiền đình (trung ương và ngoại vi)4
– Rối loạn phối hợp vận động và thăng bằng kiểu tiểu não5
52Liệt thần kinh mặt ngoại vi:
– Còn di chứng méo miệng khi cười, mắt nhắm kín3
– Còn di chứng méo miệng thường xuyên, mắt nhắm không kín5
53Liệt thần kinh ngoại vi:
– Liệt 1 trong các dây thần kinh quay, giữa5
– Liệt dây thần kinh trụ4
– Liệt dây thần kinh hông to6
– Liệt 1 trong các dây thần kinh hông khoeo trong, hông khoeo ngoài5
– Mất hoặc giảm khả năng vận động ở một phần chi thể:
+ Ít ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt4
+ Ảnh hưởng nhiều đến lao động, sinh hoạt5
– Mất hoàn toàn khả năng lao động ở 1 chi hoặc nửa người6
54Di chứng tổn thương sọ não, tủy sống: Liệt chân tay, hạn chế khả năng lao động rõ rệt6
55Đau rễ thần kinh và các đám rối thần kinh (đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng, cùng):
– Ít ảnh hưởng đến vận động4
– Hạn chế rõ rệt khả năng vận động5
56Bệnh cơ (Myopathie):
– Có teo cơ nặng, ảnh hưởng rõ đến khả năng lao động6
– Teo cơ nhẹ, ảnh hưởng ít đến vận động4
57Nhược cơ (Myasthénia):6
58Tật máy cơ (TIC):
+ Không gây đau ở mặt3
+ Gây đau ở mặt5
59Đau lưng do:
– Gai đôi cột sống4
– Thoái hóa cột sống:
+ Mức độ nhẹ3
+ Mức độ vừa4
+ Mức độ nặng5
– Thoát vị đĩa đệm:
+ Mức độ nhẹ4
+ Mức độ vừa5
+ Mức độ nặng6
60Đau vai gáy do:
– Thoái hóa cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ3
+ Mức độ vừa4
+ Mức độ nặng5
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ4
+ Mức độ vừa5
+ Mức độ nặng6
61Chấn thương sọ não:
– Chấn thương sọ não, vết thương cũ không thấu não để lại di chứng suy nhược thần kinh nhẹ:
+ Nếu điện não đồ không biến đổi4
+ Nếu điện não đồ có biến đổi5
– Chấn thương sọ não cũ, vết thương thấu não cũ còn để lại di chứng rõ rệt về thần kinh hoặc tâm thần6
Tâm thần
62Loạn thần do:
– Thiểu năng tâm thần:
+ Mức độ nặng6
+ Mức độ trung bình5
+ Mức độ nhẹ5
– Các bệnh loạn thần có liên quan đến các bệnh của cơ thể như: rối loạn nội tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc:
+ Đã phục hồi4
+ Phục hồi không hoàn toàn5
+ Không phục hồi6
– Loạn tâm thần phản ứng:
+ Không hồi phục6
+ Hồi phục không hoàn toàn6
+ Hồi phục hoàn toàn5
– Các trạng thái hoang tưởng và loạn thần không đặc hiệu6
– Các rối loạn tri giác4
– Các rối loạn ảo giác5
– Những lệch lạc về rối loạn tình dục: Loạn dâm đồng giới, súc vật, trẻ em, phô trương, lãnh đạm, rối loạn tình dục khác4
63Tâm thần phân liệt (các thể)6
64Loạn thần do rượu:
– Bệnh Corxacop sa sút trí năng, ảo giác, hoang tưởng, say rượu bệnh lý6
– Hội chứng lệ thuộc rượu6
65Nghiện ma túy (opiate)6
66Loạn thần do thuốc:
– Hội chứng cai các thuốc gây nghiện, trạng thái hoang tưởng, ảo giác, loạn thần do ngộ độc thuốc6
– Lệ thuộc thuốc gây nghiện5
67Loạn thần cảm xúc:
– Thể điển hình, cường độ mạnh, cơn kéo dài, mau tái phát6
– Thể trung bình, cơn thưa 1 – 3 năm /lần hoặc thể nhẹ chu kỳ cơn 3 – 5 năm6
68Rối loạn nhân cách:
– Thể nặng, mất bù thường xuyên6
– Còn bù nhưng đã tái phát 2 lần trở lên5
69Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên:
– Thể nặng và cố định6
– Trung bình5
70Rối loạn giấc ngủ:
– Đã hồi phục4
– Không hồi phục5
71Rối loạn lo âu:
– Đã hồi phục4
– Đang tiến triển5
– Hay tái phát (từ 2 lần trở lên)6
72Rối loạn phân li (Hystéria):
– Đã hồi phục sinh hoạt bình thường4
– Đang tiến triển5
– Hay tái phát (tái phát từ 2 lần trở lên)6
73Loạn thần có liên quan đến tổn thương sọ não do:
– Viêm não – màng não:
+ Đã hồi phục5
+ Không hồi phục6
– Lao não:
+ Đã hồi phục5
+ Không hồi phục6
– Giang mai não:
+ Đã hồi phục5
+ Không hồi phục6
– Các rối loạn mạch máu não, xơ cứng động mạch não, u não, thoái hóa hệ thần kinh6
74Loạn thần do chấn thương:
– Đã hồi phục5
– Không hồi phục6

5. Các bệnh về tiêu hóa

TTBỆNH TẬTĐIỂM
75Bệnh thực quản:
– Viêm thực quản cấp5T
– Viêm thực quản mạn, loét thực quản lành tính4
– Giãn thực quản5
– Hẹp thực quản5
– Giãn tĩnh mạch thực quản6
– Ung thư thực quản6
76Bệnh dạ dày, tá tràng:
– Viêm dạ dày cấp2T
– Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính4
– Loét dạ dày, tá tràng chưa có biến chứng4
– Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng (hẹp môn vị, chảy máu… chưa điều trị khỏi)6
– Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng nội khoa4
– Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng phẫu thuật5
– Túi thừa dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe ít hay nhiều4
– Ung thư dạ dày6
77Ruột non:
– Thủng ruột non do các nguyên nhân phải mổ:
+ Kết quả không ảnh hưởng tới tiêu hóa4
+ Có ảnh hưởng tới tiêu hóa và sinh hoạt5
– Tắc ruột cơ giới đã mổ:
+ Kết quả tốt4
+ Nếu vẫn còn rối loạn tiêu hóa5
– Túi thừa, polip ruột non5
– U ruột non6
78Viêm ruột thừa:
– Viêm ruột thừa đã mổ, kết quả tốt2
– Có biến chứng, bán tắc, sổ thành bụng5
79Thoát vị bẹn các loại:
– Đã được phẫu thuật tốt, ổn định trên 1 năm2
– Chưa được phẫu thuật4T
80Các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng):
– Liền sẹo tốt và trên 1 năm, không có triệu chứng dính tắc4
– Nếu sẹo nhăn nhúm hoặc sổ thành bụng5
– Có dấu hiệu dính tắc hoặc bán tắc6
81Các đường nội soi qua thành bụng, không can thiệp tạng trong ổ bụng, đã lành sẹo2
82Bệnh đại, trực tràng:
– Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng cấp3T
– Hội chứng đại tràng tăng kích thích:
+ Mức độ nhẹ3
+ Mức độ vừa4
+ Mức độ nặng5
– Viêm loét trực, đại tràng xuất huyết:
+ Nhẹ5T
+ Vừa, nặng6
– Các bệnh lành tính của đại tràng phải can thiệp phẫu thuật5
– Lao hồi tràng5
– Ung thư đại tràng6
– Túi thừa đại, trực tràng5
– Polip trực, đại tràng (Polypose Rectocolique)6
– Polip trực tràng (Polype rectal) có cuống nhỏ điều trị hết được:
+ Đã cắt bỏ2
+ Chưa cắt bỏ5T
– Polip trực tràng chảy máu5
83Bệnh hậu môn – trực tràng:
– Rò hậu môn:
+ Đơn giản đã điều trị khỏi2
+ Đơn giản chưa điều trị3T
+ Rò hậu môn phức tạp5
– Sa trực tràng5
– Nứt hậu môn:
+ Đã điều trị tốt3
+ Nhiễm trùng nhiều lần4
84Trĩ:
– Trĩ ngoại:
+ 1 búi kích thước dưới 0,5 cm2
+ 1 búi kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm3
– Trĩ nội hoặc trĩ kết hợp 1 búi nhỏ dưới 0,5 cm3
– Trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ kết hợp nhiều búi (2 búi trở lên) kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm4
– Trĩ đã mổ tốt3
– Trĩ nhiều búi, có búi to trên 1cm, búi trĩ lồi ra không tự co lên được5T
– Trĩ đã thắt, nay có búi trĩ tái phát5T
85Bệnh gan:
– Viêm gan cấp5T
– Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng, sức khỏe hồi phục tốt3
– Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng nhưng hồi phục chưa tốt, thử HBsAg (+)5
– Người lành mang vi rút viêm gan B hoặc C3
– Viêm gan mạn tính thể tồn tại4
– Viêm gan mạn tính thể hoạt động6
– Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát6
– Sán lá gan4T
– Gan to chưa xác định được nguyên nhân5T
– Hội chứng vàng da chưa rõ nguyên nhân5T
– Xơ gan giai đoạn còn bù5
– Xơ gan giai đoạn mất bù6
– Đụng giập gan đã được điều trị bảo tồn, kết quả tốt3
– Áp xe (abcès) gan đã điều trị ổn định4
– Áp xe gan đã vỡ gây biến chứng tuy đã điều trị khỏi5
– Sỏi trong gan4
– Nang gan
+ < 2 cm3
+ ≥ 2 cm4 – 5
– U máu gan5
– Ung thư gan6
86Bệnh mật, túi mật:
– Sỏi túi mật, gây viêm đường mật5T
– Sỏi đường mật trong và ngoài gan, gây viêm nhiễm hoặc tắc mật6
– Áp xe đường mật5T
– Sỏi túi mật đơn độc, chưa mổ4T
– Sỏi túi mật đã cắt túi mật:
+ Không ảnh hưởng tới sinh hoạt4
+ Có ảnh hưởng tới sinh hoạt5
– Viêm túi mật, viêm đường mật, viêm túi mật cấp do sỏi đơn độc đã mổ trên 1 năm, ổn định4
– Viêm đường mật do sỏi hoặc do nguyên nhân khác5T
– Sỏi ống mật chủ6
87Tụy
– Viêm tụy cấp thể phù nề:
+ Đã hồi phục3
+ Tái phát5
– Viêm tụy cấp thể hoại tử, xuất huyết6
– Viêm tụy mạn5 – 6
– Viêm tụy cấp đã điều trị ngoại khoa ổn định4
– Nang tụy4
– Sỏi tụy5
– Ung thư tụy6
88Lách
– Lách to do các nguyên nhân4
– Nang lách4
– Áp xe lách5
– Vỡ lách do chấn thương phải phẫu thuật cắt lách5
89Đảo ngược phủ tạng5

6. Các bệnh về hô hấp

TTBỆNH TẬTĐIỂM
90Hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp:
– Khái huyết không rõ nguyên nhân4T
– Khái huyết tái diễn kéo dài kèm theo ho khạc đờm, đau ngực6
– Tiếng cọ màng phổi rõ, kèm theo đau ngực (viêm màng phổi khô)5
– Ran ẩm hoặc ran nổ nhiều ở 1 hoặc 2 đáy phổi kèm theo khái huyết hoặc khạc đờm nhiều5T
– Hội chứng 3 giảm (dày dính màng phổi)5
– Gù, vẹo cột sống, biến dạng xương ức và xương lồng ngực ảnh hưởng đến chức năng hô hấp6
– Di chứng sẹo lồng ngực do mổ tim, phổi hoặc sau chấn thương ngực cũ, ảnh hưởng dẫn khí phổi6
91Các bệnh phế quản:
– Viêm phế quản cấp3T
– Viêm phế quản cấp tái diễn:
+ Có các yếu tố nguy cơ có thể chữa khỏi4T
+ Các yếu tố nguy cơ không thể chữa khỏi4
– Giãn phế quản nhẹ có chẩn đoán rõ, chưa có biến chứng5
– Viêm phế quản mạn tính đơn thuần, giai đoạn đầu5
– Viêm phế quản mạn tính bắt đầu có biến chứng tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng (COPD + tâm phế mạn)6
– Khí phế thũng type A6
– Hen phế quản:
+ Hen nhẹ không có biến chứng5
+ Hen trung bình và nặng, hen có biến chứng; hen phế quản kèm theo viêm xoang hàm mạn hoặc polip mũi6
92Các bệnh nhu mô phổi:
– Viêm phổi cấp do vi khuẩn, virus, Mycoplasma Pneumoni3T
– Viêm phổi mạn tính6
– Sán lá phổi, amip phổi5T
– Kén khí phổi5
– Hội chứng Loffler3T
– Bệnh bụi phổi6
– Xơ phổi hoặc xơ phổi kẽ lan tỏa6
93Các bệnh màng phổi:
– Phế mạc viêm tràn dịch tơ huyết (Sero fibrineuse):
+ Không do lao, không có di chứng dày dính màng phổi3T
+ Do lao, có di chứng dày dính màng phổi5T
– Viêm mủ màng phổi không có di chứng dày dính màng phổi nhiều6
– Phế mạc viêm, tràn dịch mạn tính (kéo dài trên 2 tháng) phế mạc viêm tràn dịch máu (máu hút ra không đông), dưỡng chấp lồng ngực6
– Vôi hóa màng phổi:
+ Ít3
+ Nhiều, diện rộng5
– Xơ hóa lồng ngực hoặc dày dính rộng toàn bộ một bên màng phổi6
94Bệnh lao phổi:
– Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao)4T
– Khái huyết do lao5T
– Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao)5T
– Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao6
– Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu:
+ Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng4
+ Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản6
95Lao ngoài phổi:
– Lao hạch ngoại vi đã khỏi4
– Lao hạch cổ mạn tính hoặc rò mủ5
– Lao thanh quản đã khỏi4
– Lao màng bụng, lao xương5
– Lao tinh hoàn đã mổ, khỏi4

7. Các bệnh về tim, mạch

TTBỆNH TẬTĐIỂM
96Huyết áp (tình trạng HA khi nghỉ, thường xuyên, tính bằng mmHg):
– Huyết áp tối đa:
+ 110 – 1201
+ 121 – 130 hoặc 100 – 1092
+ 131 – 139 hoặc 90 – 993
+ 140 – 149 hoặc < 904
+ 150 – 1595
+ ≥ 1606
– Huyết áp tối thiểu:
+ ≤ 801
+ 81 – 852
+ 86 – 893
+ 90 – 994
+ ≥ 1005
97Bệnh tăng huyết áp:
– Tăng huyết áp độ 14
– Tăng huyết áp độ 25
– Tăng huyết độ 36
98Mạch (tình trạng mạch khi nghỉ, thường xuyên đều, tính bằng lần/phút):
– 60 – 801
– 81 – 85 hoặc 57 – 592
– 86 – 90 hoặc 55 – 563
– 50 – 543 – 4 (dựa vào nghiệm pháp Lian)
– 91 – 994
– ≥ 100 hoặc < 505, 6
99Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim:
– Block nhĩ thất độ I4
– Block nhĩ thất độ II5
– Block nhĩ thất độ III6
– Block nhánh phải:
+ Không hoàn toàn2
+ Hoàn toàn4
– Block nhánh trái:
+ Không hoàn toàn5
+ Hoàn toàn6
– Block nhánh phải + block nhánh trái6
– Loạn nhịp ngoại tâm thu thất:
+ Các NTT mất hoặc giảm đi sau vận động2
+ NTT thất thưa (1 – 9 nhịp/giờ)3
+ NTT thất trung bình (10 – 29 nhịp/giờ)4
+ NTT thất dày (≥ 30 nhịp/giờ)5
+ NTT thất đa ổ6
+ NTT thất từng chùm hoặc R/T6
+ NTT thất trong các bệnh tim thực thể6
– Loạn nhịp ngoại tâm thu nhĩ5
– Rung cuồng nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn6
– Hội chứng nút xoang bệnh lý5
– Cơn nhịp nhanh kịch phát6
100Bệnh hệ thống mạch máu:
– Viêm tắc động mạch các loại6
– Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud)6
– Viêm tắc tĩnh mạch nông hoặc sâu chi dưới5
101Bệnh tim:
– Bệnh tim bẩm sinh:
+ Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể5
+ Có rối loạn về huyết động6
+ Đã được can thiệp hoặc phẫu thuật trước 16 tuổi4
– Bệnh van tim6
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn6
– Suy tim6
– Viêm cơ tim và các bệnh cơ tim6
– Thấp tim (thấp khớp cấp) và bệnh tim do thấp6
– Các bệnh màng ngoài tim6
– Các khối u tim6

8. Các bệnh về cơ, xương, khớp

TTBỆNH TẬTĐIỂM
102Bệnh khớp:
– Các bệnh khớp nhiễm khuẩn5T
– Lao khớp, lao cột sống5
– Viêm khớp nhiễm khuẩn, hội chứng Reiter, viêm khớp Lyme, các bệnh này mới khỏi chưa quá 6 tháng5T
– Các bệnh viêm khớp do thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (Bechterew):
+ Nếu chưa gây teo hoặc biến dạng khớp, cứng khớp, chức năng khớp chưa hạn chế, sức khỏe toàn thân tốt4
+ Nếu đã gây teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế chức năng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân:
• Mức độ nhẹ và vừa5
• Mức độ nặng6
103Bàn chân bẹt:
– Đi lại không gây đau nhói2
– Đi lại đau nhói, ảnh hưởng mang vác, chạy nhảy4
104Chai chân, mắt cá, rỗ chân:
– Chai chân (Durillon) dày sừng nhưng nắn còn mềm, đi lại không ảnh hưởng2
– Chai dày sừng gây cộm cứng, đi lại ảnh hưởng4
– Mắt cá lòng bàn chân (Corpolantaire):
+ Chỉ có 1 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng2
+ Có 2 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng3
+ Có ≥ 3 cái, hoặc có 1 – 2 cái nhưng đường kính trên 1cm, hoặc mắt cá gây ảnh hưởng đến đi lại4
– Rỗ chân (Porokératose):
+ Có 1 – 2 điểm lõm trong 1cm2, đường kính các điểm lõm dưới 2 mm, đi lại không ảnh hưởng2
+ Có trên 2 điểm lõm trong 1cm2, hoặc đường kính các điểm lõm trên 2 mm, đi lại không ảnh hưởng3
+ Có trên 2 điểm lõm trong 1cm2 và đường kính các điểm lõm trên 2 mm, đi lại không ảnh hưởng4
+ Rỗ chân ảnh hưởng đến đi lại5
105Dính kẽ ngón tay, ngón chân:
– Chưa xử trí phẫu thuật:
+ Ít ảnh hưởng đến hoạt động3T
+ Ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân4T
– Đã xử trí phẫu thuật:
+ Không hoặc rất ít ảnh hưởng đến vận động2
+ Co kéo, ảnh hưởng đến vận động của bàn tay, bàn chân4
106Thừa ngón tay, ngón chân:
– Chưa cắt bỏ3T
– Đã cắt bỏ, nếu:
+ Không ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân1
+ Ít ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân2
+ Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay, bàn chân4
107Mất ngón tay, ngón chân:
– Mất 1 đốt:
+ Của 1 ngón tay cái4
+ Của ngón trỏ bàn tay phải4
+ Của 1 ngón chân cái4
+ Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân3
– Mất 2 đốt:
+ Của ngón tay trỏ của bàn tay phải5
+ Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân4
+ Của 2 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân5
– Mất 1 ngón:
+ Mất 1 ngón cái của bàn tay5
+ Mất 1 ngón cái của bàn chân5
+ Mất 1 ngón trỏ của bàn tay phải5
+ Mất 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân4
– Mất 2 ngón:
+ Mất 2 ngón trong đó không mất ngón tay cái, ngón chân cái và ngón trỏ bàn tay phải5
+ Mất 2 ngón trong đó có mất ngón tay cái, ngón chân cái, ngón trỏ bàn tay phải6
– Mất 3 ngón trở lên6
108Co rút ngón tay, ngón chân:
– Co rút từ 1 – 2 ngón tay hoặc ngón chân5
– Co rút từ 3 ngón tay hoặc ngón chân trở lên6
109Lệch vẹo ngón chân cái vào trong (Hallux varus) hay ra ngoài (Hallux valgus):
– Nếu không ảnh hưởng tới đi giày, dép và mang vác, chạy, nhảy4
– Nếu ảnh hưởng tới mang vác, chạy, nhảy5
110Chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn):
– Chưa điều trị khỏi4T
– Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng3
– Đã điều trị, để lại di chứng ảnh hưởng vận động4
111Sai khớp xương:
– Sai khớp nhỏ, vừa:
+ Chưa điều trị khỏi3T
+ Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng1
– Sai khớp vừa đã điều trị nhưng để lại di chứng thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt4
– Sai khớp lớn:
+ Đã nắn chỉnh không để lại di chứng4
+ Đã nắn chỉnh để lại di chứng5
+ Đã được phẫu thuật nắn chỉnh:
• Nếu không để lại di chứng, đã được theo dõi 1 năm trở lên, lao động sinh hoạt bình thường4
• Để lại di chứng nhẹ5
• Để lại di chứng đau, hạn chế vận động, thoái hóa biến dạng hoặc cứng khớp6
– Sai khớp lớn không nắn chỉnh thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt6
– Sai khớp bệnh lý ở các khớp lớn6
– Sai khớp tái phát nhiều lần6
112Gãy xương:
– Gãy xương nhỏ:
+ Chưa liền xương3T
+ Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động1
+ Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động2
– Gãy xương vừa và lớn:
+ Chưa liền xương5T
+ Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên)2
+ Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hóa biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi3
+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động5
+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều5
+ Có đau mỏi, thoái hóa biến dạng khớp nhiều6
+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương5T
113Khớp giả xương dài tứ chi:
– Kèm theo mất đoạn xương lớn, ngắn chi từ 5 cm trở lên đối với chi trên và từ 3 cm trở lên đối với chi dưới6
– Không kèm theo ngắn chi5
114Dị dạng bẩm sinh:
– Sai khớp lớn, mất đoạn xương, mất đầu xương.6
115Cứng, dính các khớp lớn:
– Cứng, dính các khớp vai, khuỷu, gối, hông6
116Cứng, dính khớp cổ tay, cổ chân:
– Ở tư thế cơ năng5
– Không ở tư thế cơ năng6
117Chênh lệch chiều dài chi:
– Từ 2 cm trở xuống, không gây đau mỏi trong sinh hoạt, lao động4
– Từ 3 – 4 cm, ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt5
– Trên 5 cm, đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt6
118Hai chân vòng kiềng hình chữ O, chữ X:
– Nhẹ, không ảnh hưởng tới đi lại, chạy nhảy (5 – 10 độ) hoặc ảnh hưởng không đáng kể4
– Vừa (dưới 15 độ) đi lại, chạy nhảy ít ảnh hưởng5
– Nặng (trên 15 độ) thường kèm theo biến dạng ở cẳng chân, bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động6
119Cong gù cột sống:
– Đã ổn định (không tiến triển, không gây viêm rò, đau mỏi)4
– Ảnh hưởng tới mang vác, vận động, chạy nhảy5
– Nặng: do di chứng bại liệt, di chứng chấn thương hoặc do lao cột sống phá hủy đốt sống6
120Rò xương:
– Đơn giản, có xương viêm khu trú, không phá hủy xương rộng5T
– Rò các xương lớn, rò liên tục, hay tái phát6
121Bệnh u xương, sụn lành tính ở nhiều xương:
– Đã mổ đục bỏ u, không ảnh hưởng tới chức năng4
– Chưa mổ5
122Ổ khuyết xương ở xương dài:
– Ảnh hưởng đến độ vững của xương5
– Không ảnh hưởng đến độ vững của xương4
123Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi5
124Viêm vô khuẩn lồi củ trước xương chày3
125Hoại tử vô khuẩn mào xương chày:
– Đã mổ đục xương, kết quả tốt4
– Chưa mổ, đau tái phát nhiều lần5T
126Hoại tử vô khuẩn lồi cầu xương cánh tay4T
127Bàn chân thuổng:
– Không ngắn chi hoặc có ngắn chi từ 1 – 3 cm5
– Có ngắn chi trên 3 cm6
128Đứt gân gót (gân Achill)5
129Dị tật bàn chân khèo:
– Cả 2 bàn chân6
– 1 bàn chân5
130Di chứng bại liệt, liệt mềm ở chi thể:
– Mức độ nặng6
– Mức độ vừa5
131Di chứng bại não, liệt cứng ở chi thể6
132Bàn tay khèo6
133Dị tật bẩm sinh thiếu xương ở chi thể (xương quay, xương chầy…)6
134Sẹo bỏng và các loại sẹo do các nguyên nhân khác:
– Nhỏ, đã lành, không ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và lao động1 – 2
– Nhỏ, đã lành, có ảnh hưởng đến thẩm mỹ (ở mặt, cổ):
+ Ít3
+ Nhiều4
– Co kéo gây biến dạng:
+ Ảnh hưởng ít đến chức phận, sinh hoạt và lao động4
+ Ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, lao động, sinh hoạt5
135Giãn tĩnh mạch chân (Varice):
– Chưa thành búi3
– Đã thành búi, chạy nhảy đi lại nhiều thì căng, tức4
136Các loại u:
– U lành tính (u mỡ, u xơ, nang nhày, u xương), không ảnh hưởng tới sức khỏe, lao động, luyện tập, sinh hoạt:
+ Nếu đường kính khối u dưới 1cm:1
+ Nếu đường kính khối u từ 1 – 2cm:2
+ Nếu đường kính khối u từ 3 – 4cm:3
– U lành tính (u mỡ, u xơ, nang nhày, u xương) đã ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động, luyện tập, hoặc kích thước ≥ 5cm4
– Các loại u ác tính ở các vị trí6

9. Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục

TTBỆNH TẬTĐIỂM
137Thận, tiết niệu:
– Bệnh thận cấp tính như: Viêm cầu thận cấp, viêm bể thận cấp, viêm ống thận cấp do các nguyên nhân mới khỏi bệnh chưa quá 6 tháng5
– Bệnh thận mạn tính: Viêm cầu thận mạn tính có hội chứng thận hư, suy thận mạn tính do các nguyên nhân6
– Sỏi thận chưa có biến chứng:
+ Chỉ có ở 1 bên, đã mổ kết quả tốt trên 1 năm4
+ Chưa mổ hoặc có sỏi ở 2 bên5
– Sỏi thận có biến chứng phải cắt 1 bên thận6
– U thận đã mổ6
– Nang thận:
+ Chỉ có 1 nang, đường kính dưới 0,5 cm, không chèn ép đài, bể thận3
+ Có từ 2 nang trở lên hoặc đường kính trên 0,5 cm, không chèn ép đài bể thận4
+ Kích thước lớn, chèn ép đài bể thận6
– Sỏi niệu quản đơn thuần, 1 bên:
+ Đã lấy sỏi không qua phẫu thuật3
+ Đã phẫu thuật lấy sỏi (kể cả phẫu thuật nội soi)4
+ Chưa lấy sỏi5T
– Sỏi niệu quản đơn thuần, 2 bên (kể cả đã phẫu thuật)5
– Sỏi niệu quản đã phẫu thuật có biến chứng (rò nước tiểu, chít hẹp gây giãn thận hoặc viêm thận)6
– Sỏi bàng quang, niệu đạo:
+ Chưa lấy sỏi4T
+ Đã lấy sỏi không qua phẫu thuật, kết quả tốt3
+ Đã phẫu thuật lấy sỏi, kết quả tốt4
+ Đã phẫu thuật nhiều lần5
138Các hội chứng tiết niệu:
– Đái rắt, đái buốt, đái khó4
– Cơn đau quặn thận hay tái diễn5T
– Đái ra máu chưa rõ nguyên nhân, đái ra mủ, dưỡng chấp5
139Viêm đường tiết niệu:
– Viêm bể thận – thận cấp, viêm niệu đạo do lậu, viêm tuyến tiền liệt5T
– Viêm niệu đạo thường, viêm bàng quang cấp3T
140Các bệnh thận bẩm sinh:
– Sa thận (1 hoặc 2 bên)5T
– Thận móng ngựa6
– Thận kép 1 bên có biến chứng6
– Thận kép cả 2 bên6
– Thận lạc chỗ (1 – 2 bên) hoặc 1 thận6
141Khối u sau phúc mạc:
– U thận đã mổ hoặc chưa mổ6
– U tuyến thượng thận (huyết áp cao)6
– U mỡ, u quái, u thần kinh, u hạch6
142Lao đường tiết niệu, sinh dục:
– Lao thận đã mổ hoặc chưa mổ6
– Lao thận để lại di chứng hẹp niệu quản6
– Lao bàng quang, lao tuyến tiền liệt6
– Lao mào tinh hoàn (u cục hoặc rò)6
143Các dị tật ở niệu quản:
– Niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ6
– Niệu quản nằm sau động mạch chậu6
– Niệu quản kép 1 bên6
– Niệu quản kép 2 bên6
– Niệu quản lạc chỗ6
144Các bệnh ở bàng quang:
– U nhỏ bàng quang5
– U nhỏ bàng quang đã mổ, hồi phục tốt4
– U ác tính bàng quang6
– Túi thừa bàng quang, hẹp cổ bàng quang5
145Sinh dục:
– Hẹp bao quy đầu không ảnh hưởng tiểu tiện, hoặc đã phẫu thuật kết quả tốt1
– Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng tiểu tiện3T
– Hẹp niệu đạo do di chứng lậu, chấn thương rò và hẹp niệu đạo khác5
146Các dị tật dương vật:
– Lỗ đái lệch thấp (hypospadias)5
– Lỗ đái lệch cao6
– Cụt dương vật6
– Niệu đạo kép6
147Dị tật ở bìu:
– Thiếu 1 bên tinh hoàn3
– Tinh hoàn ẩn hoặc lạc chỗ 1 bên chưa gây biến chứng3T
– Tinh hoàn ẩn hoặc lạc chỗ 1 bên đã gây biến chứng4T
– Thiếu hoặc ẩn cả 2 bên tinh hoàn6
– Ái nam, ái nữ6
– U tinh hoàn đơn thuần5
– U mào tinh hoàn (không phải lao)4T
– Tràn dịch màng tinh hoàn đã mổ tốt4
– Tràn dịch màng tinh hoàn chưa mổ5
– Viêm dày da tinh hoàn5
– Tràn máu màng tinh hoàn5
– Viêm loét da bìu.5T
– U nang thừng tinh:
+ Chưa mổ.5
+ Đã mổ trên 6 tháng, diễn biến tốt4
– Teo tinh hoàn:
+ Teo cả 2 bên do quai bị6
+ Teo 1 bên do bệnh khác, nếu bệnh đã ổn định4
– Teo mào tinh hoàn 1 – 2 bên5
– U nhú qui đầu và rãnh qui đầu5T
148Ung thư dương vật6
149Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn4T
150Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel):
– Nhẹ2
– Vừa3
– Nặng4

10. Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu

TTBỆNH TẬTĐIỂM
151Bệnh tuyến giáp:
+ Viêm tuyến giáp cấp tính3T
+ Viêm tuyến giáp tự miễn5
+ Bệnh Basedow5
+ Bướu lành tính nhỏ, sờ thấy, chưa ảnh hưởng tới hô hấp3
+ Bướu lành tính to, có ảnh hưởng tới hô hấp, nói, nuốt5
+ Ung thư tuyến giáp6
152Bệnh lý tuyến thượng thận6
153Bệnh lý tuyến yên6
154Bệnh lý chuyển hóa
– Bệnh đái tháo đường5
– Bệnh Goutte mạn tính5
– Rối loạn chuyển hóa Lipid4T
155Hội chứng nội tiết cận u6
156Phì đại tuyến vú ở nam giới (1 hoặc 2 bên), ảnh hưởng thẩm mỹ4
157Các bệnh hạch và bệnh máu ác tính6
158Thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân5

11. Bệnh da liễu

TTBỆNH TẬTĐIỂM
159Nấm da, nấm bẹn (hắc lào):
– Thể điển hình, chưa có biến chứng, diện tích dưới 50cm22T
– Nấm da diện tích từ 50 – 100cm2 chưa có biến chứng, hoặc nấm da diện tích dưới 50cm2 nhưng có biến chứng chàm hóa, nhiễm khuẩn…3T
– Nấm da diện tích trên 100cm2, hoặc rải rác toàn thân, hoặc có biến chứng nặng (chàm hóa, nhiễm khuẩn…)4T
160Nấm móng:
– Có từ 1 – 2 móng bị nấm2
– Có từ 3 – 4 móng bị nấm3
– Có từ 5 móng trở lên bị nấm4
161Nấm kẽ:
– Chỉ bợt trắng từ 1 – 2 kẽ2T
– Chỉ bợt trắng từ 3 – 4 kẽ3T
– Bợt trắng từ 5 kẽ trở lên, hoặc có mụn nước từ 3 kẽ trở lên4T
162Lang ben:
– Thể khu trú (mặt hoặc vai hoặc lưng…), diện tích dưới 1/3 diện tích cơ thể2T
– Thể lan tỏa chiếm trên 1/3 diện tích cơ thể3T
– Thể lan tỏa chiếm trên 1/3 diện tích cơ thể, ảnh hưởng đến thẩm mỹ (bị nhiều vùng mặt, cổ, gáy)4T
163Nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân:
– Mức độ nhẹ3
– Mức độ vừa4
– Mức độ nặng5
164Bị mắc từ 2 loại nấm nêu trên trở lên (từ mục 158-162)Lấy điểm của nhiễm loại nấm nặng nhất và tăng lên 1 điểm
165Ghẻ:
– Thể giản đơn, khu trú, chưa có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa…2T
– Thể có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa… nhưng còn khu trú3T
– Ghẻ rải rác toàn thân và có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa…4T
166Viêm da dị ứng
– Viêm da dị ứng/kích thích3
– Chàm vi khuẩn3T
– Chàm hóa do bệnh da khác (nấm, tiếp xúc…)4T
– Á sừng liên cầu, á sừng vùng đầu (chàm không rõ nguyên nhân)2
– Viêm da cơ địa6
– Viêm da dầu4
– Tổ đỉa5
– Viêm da thần kinh
+ Khu trú4T
+ Lan tỏa (nhiều nơi)5
167Bệnh da bọng nước (Pemphigus, Pemphigoid, Duhring Brocq)6
168Bệnh tổ chức liên kết:
– Lupus ban đỏ:
+ Lupus ban đỏ mạn (khu trú)5
+ Lupus ban đỏ hệ thống6
– Xơ cứng bì:
+ Khu trú4
+ Lan tỏa6
– Viêm bì cơ6
– Viêm nút quanh động mạch5
169Bệnh da có vảy:
– Bệnh vảy nến các thể4 – 5 – 6
– Á vảy nến3
– Vảy phấn hồng Gibert3T
– Lichen phẳng5
– Vảy phấn đỏ nang lông3
170Bệnh rối loạn sắc tố:
– Bệnh bạch biến:
+ Thể khu trú, đứt đoạn3
+ Thể lan tỏa4
– Sạm da
+ Khu trú vùng má (nám má)2
+ Rải rác (nguyên nhân nội tiết)5
171Các tật bẩm sinh ở da, bớt các loại:
– Diện tích dưới 3cm2, không ở vùng mặt – cổ1
– Diện tích tích từ 3 – 9cm2 không ở vùng mặt – cổ, hoặc diện tích dưới 3cm2 ở vùng mặt – cổ2
– Diện tích từ 10 – 20cm2 không ở vùng mặt – cổ, hoặc diện tích từ 3 – 4cm2 ở vùng mặt – cổ3
– Diện tích trên 4 cm2 ở vùng mặt – cổ, hoặc diện tích trên 20cm2, hoặc có rải rác nhiều nơi4
172Bệnh phong tất cả các thể:6
173Bệnh lây theo đường tình dục:
– Giang mai:
+ Giang mai giai đoạn 1 và 2 sớm, đã điều trị đúng, đủ phác đồ và xét nghiệm TPHA âm tính3
+ Giang mai giai đoạn 2 muộn, đã điều trị đúng, đủ phác đồ và xét nghiệm TPHA âm tính.4
+ Giang mai giai đoạn 36
+ Giang mai chưa điều trị ổn định5
– Lậu:
+ Lậu cấp đã điều trị khỏi2
+ Lậu cấp chưa điều trị4
+ Lậu mạn có tổn thương bộ phận tiết niệu, sinh dục5
– Bệnh hạ cam (Chancremou):
+ Đã điều trị khỏi3
+ Chưa điều trị4
– Sùi mào gà (Papyloma)4
– Bệnh Nicolas-Favre5
– Nhiễm HIV6
174Dày sừng lòng bàn chân cơ địa5
175Trứng cá và một số bệnh khác:
– Trứng cá thường (chỉ tính vùng mặt):
+ Dưới 100 sẩn, không có mụn mủ1
+ Từ 100 – 200 sẩn và/hoặc < 5 mụn mủ2T
+ > 200 sẩn và/hoặc ≥ 5 mụn mủ3T
– Trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá sẹo lồi4
– Trứng cá đỏ5
176Sẩn ngứa cục do côn trùng đốt (ruồi vàng, bọ chó, dĩn…):
+ Số lượng dưới 10 nốt2T
+ Từ 10 – 30 nốt3T
+ Từ 30 – 50 nốt4T
+ Trên 50 nốt5
177Mày đay mạn tính6
178Lao da các loại5
179Các bệnh u da:
– U xơ thần kinh (bệnh di truyền)5
– Các loại u lành tính khác4
180Cấy dị vật vào dương vật4T

12. Bệnh phụ khoa

TTBỆNH TẬTĐIỂM
181Kinh nguyệt:
– Kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều4
– Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh5
– Chảy máu bất thường khác của tử cung, âm đạo5
182U cơ trơn tử cung (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật)4T
183U lành buồng trứng (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật)4
184U lành của các cơ quan sinh dục khác không xác định (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật)4
185Loạn sản vú lành tính4
186Vú phì đại4
187Biến đổi khác ở vú4
188Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng4
189Viêm vòi tử cung trừ cổ tử cung2-3
190Viêm cổ tử cung4T
191Các bệnh của tuyến Bartholin4T
192Các bệnh khác của âm đạo và âm hộ4
193Lạc nội mạc tử cung4
194Polyp đường sinh dục nữ4T
195Những dị tật bẩm sinh của buồng trứng, vòi trứng và dây chằng rộng4
196Dị tật bẩm sinh của tử cung và cổ tử cung4
197Các dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục nữ
– Âm đạo đôi4T
– Dị tật bẩm sinh âm vật4-6
– Màng trinh không thủng3T
– Dị tật bẩm sinh của vú4
– Các dị tật bẩm sinh khác của cơ quan sinh dục nữ4
198Có thai (nhưng chưa được chẩn đoán khẳng định)4T
199Sùi mào gà (Papyloma) ở hậu môn, sinh dục4

III. DANH MỤC CÁC BỆNH MIỄN ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (Bảng số 3):

Là những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:

TTTÊN BỆNHMÃ BỆNH ICD10
1Tâm thần(F20- F29)
2Động kinhG40
3Bệnh ParkinsonG20
4Mù một mắtH54.4
5ĐiếcH90
6Di chứng do lao xương, khớpB90.2
7Di chứng do phongB92
8Các bệnh lý ác tínhC00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47
9Người nhiễm HIVB20 đến B24, Z21
10Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

IV. Chú dẫn khám tuyển

1. Khám thể lực:

a) Cách quy tròn số liệu: Chiều cao, vòng ngực, cân nặng từ 0,5 trở lên ghi là 1 đơn vị; từ 0,49 trở xuống thì không lấy phần lẻ.

Ví dụ:

– Cao:

+ 152,50cm ghi là 153cm

+ 158,49cm ghi là 158cm

– Cân nặng:

+ 46,50kg ghi là 47kg

+ 51,49kg ghi là 51kg

– Vòng ngực:

+ 82,50cm thì ghi là 83cm

+ 79,49cm thì ghi là 79cm

b) Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.

– Đo chiều cao: Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

+ Th­­ước đo: Nếu đo chiều cao bằng th­­ước ở bàn cân thì phải chú ý kéo phần trên cho hết cỡ, sau đó điều chỉnh để lấy kết quả phần dư­­ới của thước.

+ Nếu dùng tường, cột kẻ thước để đo thì t­­ường hoặc cột phải thẳng đứng, nền để đứng không gồ ghề, phải vuông góc với t­­ường hoặc cột làm th­­ước đo.

+ Ngư­­ời đứng vào vị trí đo, gót chân, mông, x­­ương bả vai chạm tư­­ờng. Thước đặt lấy kết quả đo chạm đỉnh đầu phải vuông góc với t­­ường.

– Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ d­­ưới xư­­ơng bả vai ở phía sau. Dùng th­­ước dây đo, ng­­ười được đo hít thở bình thường. Để chính xác ta đo khi hít vào tối đa và thở ra tối đa, lấy 2 giá trị đó cộng lại chia trung bình, tính nh­­ư sau:

Hít vào tối đa + thở ra tối đa=Vòng ngực trung bình
2

– Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

BMI=Cân nặng (kg)
{Chiều cao (m)}2

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.

2. Khám mắt:

Số 1: Thị lực: Thị lực là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sức nhìn của từng mắt, muốn đo thị lực chính xác, yêu cầu:

– Nhân viên chuyên môn: Phải trực tiếp h­­ướng dẫn cách đọc và tiến hành đúng kỹ thuật quy định. Chú ý phát hiện những trư­­ờng hợp ng­­ười đọc không trung thực hoặc không biết đọc theo h­­ướng dẫn.

– Bảng thị lực phải:

+ Chữ đen, nền trắng, hàng 7/10 đến 8/10 phải treo ngang tầm mắt nhìn.

+ Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (khoảng 400 – 700 lux) tránh mọi hiện tượng gây lóa mắt, quá sáng hoặc sáng dọi vào mắt ng­­ười đọc hoặc tối quá ảnh h­ưởng tới sức nhìn của ng­­ười đọc.

+ Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của ng­­ười đọc là 5m.

+ Ng­­ười đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che).

+ Ngư­­ời đo dùng que chỉ vào d­­ưới từng chữ, ngư­­ời đọc phải đọc xong chữ đó trong khoảng d­­ưới 10 giây. Hàng 8/10, 9/10, 10/10 mỗi hàng chỉ đ­­ược đọc sai 1 chữ mới tính kết quả hàng đó.

– Cách tính tổng thị lực 2 mắt: nếu thị lực cao hơn 10/10 vẫn chỉ tính là 10/10

Ví dụ: Mắt phải 12/10, mắt trái 5/10 thì tổng thị lực 2 mắt là 15/10.

Khi tính tổng thị lực để phân loại thì chú ý thị lực của mắt phải. Thị lực của mắt trái không thể bù cho mắt phải đ­­ược mà thị lực của mắt phải vẫn phải nh­­ư tiêu chuẩn đã quy định.

3. Khám răng:

Số 19: Răng sâu:

Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”.

– S1: sâu răng Độ 1 (sâu men);

– S2: sâu răng Độ 2 (sâu ngà nông);

– S3: sâu răng Độ 3 (sâu ngà sâu).

Ví dụ: Răng 46 bị sâu độ 3 thì ghi là: R46S3

Số 20: Mất răng.

a) Quy định về ký hiệu răng: Mỗi răng đều có ký hiệu bằng hai chữ số:

– Chữ số đầu là ký hiệu của phần tư hàm của đối t­­­ượng:

PhíaPhảiTrái
Trên12
Dưới43

+ Những răng hàm trên bên phải có ký hiệu số 1.

+ Những răng hàm trên bên trái có ký hiệu số 2.

+ Những răng hàm d­­­ưới bên trái có ký hiệu số 3.

+ Những răng hàm d­­­ưới bên phải có ký hiệu số 4.

– Chữ số thứ hai ký hiệu của từng răng:

+ Răng cửa giữa: Số 1

+ Răng khôn trong cùng: Số 8

Ví dụ:

+ Răng nanh hàm trên trái ký hiệu 23

+ Răng hàm số 5 d­­ưới phải ký hiệu 45

– Răng hàm có:

+ Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): gồm răng số 4 và 5;

+ Răng hàm lớn (răng cối lớn): gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn).

b) Cách tính sức nhai:

– Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử chỉ coi như là mất sức nhai tạm thời.

– Răng bị lung lay đến mức độ không điều trị đ­­­ược cần phải nhổ; hoặc mất hết thân răng còn chân thì coi nh­­­ư mất răng.

– Nếu mất 1 răng thì coi nh­­­ư mất cả răng cùng số đối diện với mặt nhai.

Ví dụ: Mất răng 16 thì coi như­­­ mất cả răng 46 và tính mất 10% sức nhai.

– Nếu mất 4 răng khôn hàm trên và d­­­ưới thì không tính là mất sức nhai (vì có nhiều người không có răng khôn).

Cách tính sức nhai:

Hàm trên% sức nhai2553341221433552
Răng1111111122222222
8765432112345678
Hàm d­­­ưới% sức nhai3553341111433553
Răng4444444433333333
8765432112345678

Răng giả: Mất răng đã làm răng giả tốt đ­­­ược tính 50% sức nhai của răng.

Số 21, 22:

Phân biệt giữa viêm lợi và viêm quanh răng:

Viêm lợiViêm quanh răng
– Lợi cư­­­ơng đỏ, có thể viêm 2 – 3 răng đến toàn bộ 2 hàm– Lợi có thể viêm đỏ, chảy máu, tụt lợi, hở cổ răng
– Không có túi mủ ở sâu– Có túi mủ ở sâu ở nhiều răng đến toàn bộ 2 hàm, mủ chảy th­­­ường xuyên
– Răng lung lay ít hoặc không lung lay– Răng lung lay từ độ 1 đến độ 4
– Hơi thở hôi– Hơi thở rất hôi
– Có cao răng– Nhiều cao răng trên lợi và d­­­ưới lợi
– X­­­ương ổ răng tiêu dọc hoặc ngang

Số 23: Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng:

Viêm quanh cuống răng khác viêm quanh răng là viêm dây chằng quanh răng, tiêu xư­­­ơng ổ răng, viêm lợi.

– Viêm cuống răng: Là viêm vùng tận cùng của răng nơi các mạch máu và thần kinh đi vào nuôi d­­­ưỡng răng (thư­­­ờng do tủy hoại tử) đau ê ẩm, răng có cảm giác trồi lên, gõ dọc đau, hai hàm chạm vào đau, lợi vùng cuống hơi nề. Viêm cuống răng cấp: đau khu trú lợi hoặc má tương ứng răng viêm sưng nề.

– Viêm tủy răng: Răng tự nhiên đau, đau nhiều về đêm, đau lan tỏa, đau dữ dội thành từng cơn tùy thuộc vào viêm tủy chớm phát hay viêm tủy cấp, gõ ngang đau hơn dọc.

Quy định ký hiệu viêm tủy răng bằng chữ “T”, cách ghi tương tự như chú dẫn mục răng sâu.

– Viêm tủy hoại tử: Răng không đau, thư­ờng răng đổi màu xám hoặc vàng đục.

Số 26: Viêm tuyến mang tai: Biểu hiện sưng ở vùng tuyến mang tai. Nếu chưa ổn định, khi khám, nắn vào vùng tuyến mang tai sẽ thấy chảy mủ ra ở ống Sténon.

Số 28: Khớp cắn bình thường: Người được khám ngậm miệng ở tư thế tĩnh, nuốt nước bọt, hai hàm răng khít lại, không bị hở, không di lệch sang phải hoặc trái. Khớp cắn di lệch là khi ở tư thế trên mà hai hàm bị hở hoặc lệch sang một bên.

4. Khám tai – mũi – họng:

Số 31: Đo sức nghe.

a) Nói thầm:

– Ngư­­­ời khám thở ra hết rồi nói thầm để thử. Phải thử từng tai riêng biệt (tai không thử phải được bịt kín bằng cách đè ngón tay lên nắp lỗ tai do ngư­­ời đ­­­ược thử làm).

– Tiếng nói phát ra thẳng góc với tai thử. Ng­­­ười đ­­­ược thử cầm miếng bìa cứng che mắt để không nhìn đ­­­ược miệng ng­­­ười thử.

– Trong điều kiện khám đông ngư­­­ời, không có nơi yên tĩnh, có thể dùng tiếng nói thư­­­ờng. Trường hợp tai bị giảm sức nghe phải dùng cách thử tiếng nói thầm với điều kiện cho phép. Nếu nghi ngờ cần cho kiểm tra kỹ tại cơ sở chuyên khoa. Đo bằng âm mẫu: âm trầm (128), âm cao (2096).

b) Nói th­­­ường: Sức nghe tốt hơn nói thầm 10 lần khoảng cách đo.

Số 35: Chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện.

a) Cảm giác chủ quan tự quay theo các chiều không gian khác nhau hoặc mọi vật xung quanh mình.

b) Các rối loạn thực vật kèm theo (xanh tái, toát mồ hôi, nôn, mạch nhanh hoặc chậm lại). Các rối loạn khách quan mất thăng bằng.

c) Thư­ờng có động mắt tự phát.

Số 37: Viêm họng mạn tính.

– Nếu thành sau họng chỉ có tổ chức lympho tăng sinh, dày lên, thể trạng tốt thì vẫn xếp loại 2.

– Nếu tổ chức lympho dày lên làm hẹp khoang sau họng, hoặc trên đám tổ chức lymho tăng sinh có những chấm n­­ước hoặc mủ gây ho, sốt luôn hoặc làm thể trạng suy nh­­­ược thì xếp loại 4 hoặc 5.

5. Khám tâm thần và thần kinh:

Số 47: Ra mồ hôi tay, chân: Chia làm các mức độ.

– Nhẹ: Sờ vào bàn tay chỉ hơi ẩm, nhìn vào kẽ đ­­­ường chỉ bàn tay thấy lấm tấm, óng ánh mồ hôi không thành vệt dài. Lau khô, trên 10 phút mới xuất hiện trở lại như­­­ cũ hoặc sau thời gian vận động mồ hôi bàn tay không thành vệt dài hoặc thành giọt.

– Vừa: Biểu hiện nặng hơn các dấu hiệu trên và th­­­ường có cả mồ hôi chân.

– Nặng: Mùa hè cũng nh­­­ư mùa đông, bàn tay luôn nhớp nháp mồ hôi, sờ vào đầu ngón tay thấy lạnh, các kẽ đư­­­ờng chỉ bàn tay óng ánh mồ hôi thành vệt dài và thành giọt. Sau khi lau mồ hôi, để 5 – 6 phút mồ hôi lại tiết ra gần nh­­­ư cũ. Loại này cũng thư­­­ờng kèm theo ra mồ hôi toàn thân, nhất là khi cảm xúc.

Số 56: Bệnh cơ (Myopathie): Biểu hiện teo cơ ở gốc chi. Bệnh nhân đang ngồi xổm mà tự động đứng dậy không đ­­­ược hoặc rất khó khăn.

Số 57: Bệnh nh­­­ược cơ (Myasthenia): Th­­­ường biểu hiện bằng sụp mí mắt, buổi sáng mắt còn mở đư­­­ợc, về chiều sụp càng rõ. Các cơ khác lúc đầu vận động còn khá, sau 1 thời gian vận động và càng về chiều thì cơ yếu dần.

Số 58: Tật máy cơ (TIC): Biểu hiện nháy mắt, nháy mồm, nháy mép.

6. Khám nội khoa:

Số 82: Bệnh đại, trực tràng.

a) Hội chứng đại tràng kích thích: Là rối loạn về vận động và xuất tiết của đại tràng. Th­­­ường đau bụng dọc theo khung đại tràng, rối loạn đại tiện, không có viêm hoặc viêm rất nhẹ, phân không có a mip. Chia làm các mức độ:

– Nhẹ: Mỗi năm chỉ 1 – 2 đợt ngắn, đau ít và nhẹ. Rối loạn đại tiện nhẹ, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe chung.

– Vừa: Mỗi năm 3 – 4 đợt, cư­­­ờng độ đau đáng kể hơn, rối loạn tiêu hóa kéo dài có ảnh h­­­ưởng tới sinh hoạt và sức khỏe chung.

– Nặng: Mỗi năm trên 4 đợt, hoặc đau kéo dài hàng tháng, cường độ đau đáng kể, ảnh h­­­ưởng nhiều đến sức khỏe chung và sinh hoạt, tâm thần kinh.

b) Viêm loét trực, đại tràng xuất huyết: Thư­­­ờng có nhiều ổ loét to, chảy máu rải rác ở trực tràng, đại tràng.

Số 85: Bệnh gan.

a) Viêm gan mạn tính tồn tại: Là loại viêm gan mạn tính thể nhẹ và không tiến triển, ít ảnh h­­­ưởng tới sức khỏe chung và các chức năng của gan, do đó không trở thành xơ gan. Tuy nhiên cần giữ gìn và theo dõi.

b) Viêm gan mạn tính hoạt động: Là loại viêm gan mạn tính thể nặng, tiến triển thành nhiều đợt, các chức năng gan bị ảnh hư­­­ởng rõ, sức khỏe chung bị ảnh h­ưởng dễ tiến đến xơ gan.

Số 88: Lách.

Tính độ lách to: Kẻ 1 đư­­­ờng thẳng từ đỉnh nách tới rốn, lấy đoạn thẳng từ bờ s­­­ườn trái tới rốn của đoạn thẳng trên chia làm 3 phần đều nhau. Phần sát sườn là độ 1, phần sát rốn là độ 3, từ rốn trở xuống là độ 4.

Số 91: Các bệnh phế quản.

– Viêm phế quản cấp tái diễn: Là bệnh tái diễn nhiều lần, liên quan đến các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc (do môi trường sống, làm việc), nhiễm khuẩn răng miệng, suy tim trái, xơ phổi kén, suy giảm miễn dịch…; trong đó các yếu tố nguy cơ có thể chữa khỏi như: nhiễm khuẩn răng miệng, hút thuốc lá, hít phải khí độc…

– Hen phế quản:

+ Mức độ nhẹ: Cơn khó thở nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện nhiều về mùa rét, về ban đêm, ch­­­ưa ảnh h­­­ưởng tới thể trạng, lao động bình th­­­ường, không phải đi nằm viện.

+ Mức độ trung bình: Thời gian mắc 10 – 15 năm, cơn hen xuất hiện về đêm và sáng. Tái phát ít, phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe toàn thân còn tốt.

+ Mức độ nặng: Mắc bệnh 15 – 20 năm, cơn hen xuất hiện cả ngày và đêm, kéo dài dai dẳng, đã có biến chứng khí phế thũng, tâm phế mạn, viêm phế quản mạn, trong 3 năm gần đây, năm nào cũng có cơn hen xuất hiện liên tục phải đi nằm viện.

Số 96: Huyết áp.

– Thống nhất cách đo huyết áp: Theo Quy trình đo huyết áp đúng (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp):

1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu, bia) trước đó 2 giờ.

3. Tư thế đo chuẩn: Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế không.

4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng cuốn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức tim.

5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả với tốc độ 2 – 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).

6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

8. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 – 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại vài phút sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

9. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

– Thống nhất cách phân loại: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng một mức phân loại, thì chọn mức cao hơn để kết luận phân loại (ví dụ: huyết áp tâm thu loại 2, huyết áp tâm trương loại 1, kết luận là loại 2 về huyết áp).

Số 97: Bệnh tăng huyết áp.

Phân độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010):

Phân độ huyết ápHuyết áp tâm thu(mmHg)Huyết áp tâm trương(mmHg)
Huyết áp tối ưu< 120< 80
Huyết áp bình thường120 – 129và/hoặc80 – 84
Tiền tăng huyết áp130 – 139và/hoặc85 – 89
Tăng huyết áp độ 1140 – 159và/hoặc90 – 99
Tăng huyết áp độ 2160 – 179và/hoặc100 – 109
Tăng huyết áp độ 3≥ 180và/hoặc≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc≥ 140< 90

Số 98: Mạch.

– Khám mạch: Chủ yếu bắt mạch quay, phải bắt 2 bên đồng thời. Khi thấy “mạch sinh đôi”, “mạch sinh ba” (ngoại tâm thu) thì phải nghe tim và đếm số ngoại tâm thu trong 1 phút.

+ Nếu phát hiện ngoại tâm thu thì thực hiện nghiệm pháp vận động (chỉ áp dụng cho người không mắc bệnh tim): cho vận động tại chỗ (đứng lên ngồi xuống nhanh 20 – 30 lần hoặc chạy cao chân tại chỗ trong 5 phút). Nếu ngoại tâm thu giảm hoặc mất đi thì ghi nhận là ngoại tâm thu cơ năng, nếu ngoại tâm thu không giảm hoặc tăng lên thì cần đ­ưa đến khám chuyên khoa tại bệnh viện và làm điện tim.

+ Nếu bắt mạch thấy loạn nhịp hoàn toàn thì phải nghe tim và đếm nhịp.

+ Mạch th­ường xuyên khi nghỉ ≥ 90 lần/phút cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết tại bệnh viện.

– Cách làm nghiệm pháp Lian:

+ Ng­­­ười đư­­­ợc thử ở t­­­ư thế đứng lấy mạch trư­­­ớc khi chạy.

+ Chạy tại chỗ với tốc độ 10-12 b­­­ước trong 5 giây, chạy trong 5 phút. Khi chạy, cẳng chân gấp thẳng góc với đùi. Sau khi chạy 1 phút lấy mạch 15 giây đầu của từng phút 1, 2, 3, 4, 5. Trong khi đó, ng­­­ười đ­­­ược thử phải đứng im, không cử động, không nói.

– Kết quả:

+ Nếu đầu phút thứ nhất mạch đã lên tới 140 lần /phút hoặc cao hơn là xấu không xếp từ loại 1 – 3 đ­­­ược.

+ Nếu đầu phút thứ 2 – 3 trở lại nh­­­ư cũ hoặc gần như­­­ cũ thì coi nh­­­ư bình thường.

+ Nếu đầu phút thứ 4 – 5 mạch mới trở lại nh­­­ư cũ là xấu không xếp từ loại 1 đến loại 3 đ­­­ược mà phải xếp từ loại 4 trở đi.

+ Nếu tận đầu phút thứ 6 mạch mới trở lại nh­­­ư cũ là xấu, xếp loại 4.

– Mạch thư­ờng xuyên khi nghỉ < 50 lần/phút, cần đ­ược tiến hành nghiệm pháp Atropin:

+ Tiêm tĩnh mạch Atropin 1/4 mg x 04 ống (nếu hàm l­ượng 1/2mg thì dùng 02 ống). Tr­ước đó ghi điện tim đạo trình DII, sau đó tiếp tục ghi từng đoạn DII ngay sau tiêm, sau 1 – 3 – 5 – 7 phút.

+ Đánh giá: Nếu nhịp tim đạt ≥ 90 lần/phút thì mạch chậm do c­ường phó giao cảm. Nếu nhịp tim < 90 lần/ phút thì mạch chậm có thể do bệnh lý nút xoang, cần đưa đến khám chuyên khoa tim mạch tại bệnh viện.

Số 101: Bệnh tim.

– Khi nghe tim cần mô tả rõ tiếng thứ nhất (T1) và tiếng thứ hai (T2) ở các vị trí mỏm tim, liên s­ườn II và III cạnh ức trái, mũi ức. Khi phát hiện tiếng thổi tâm thu cần mô tả c­ường độ, thời gian và âm sắc; phân biệt rõ tiếng thổi tâm thu cơ năng hay thực thể. Tiếng thổi tâm thu cơ năng th­ường nhỏ, ngắn và không thô ráp, mất đi khi vận động hoặc thay đổi t­ư thế. Tiếng thứ nhất và thứ hai phân đôi xảy ra ở ngư­ời trẻ tuổi (hay xúc động), không mắc bệnh tim mạch là sinh lý.

Số 102: Bệnh khớp.

– Bệnh khớp nhiễm khuẩn: Đây là tr­­­ường hợp viêm khớp sau 1 bệnh nhiễm khuẩn nh­­­ư liên cầu khuẩn và không sinh mủ. Về lâm sàng có viêm rõ rệt một vài khớp vừa và nhỏ nh­­ư:­ gối, cổ chân, ngón chân, khuỷu tay, ngón tay… thư­­­ờng viêm không đối xứng, không di chuyển, không gây teo cơ nhiều và không có biểu hiện tim kèm theo.

– Hội chứng Reiter: Là một loại viêm khớp phản ứng xuất hiện sau khi bệnh nhân bị một hội chứng lỵ hoặc bị đi lỏng. Đặc điểm của bệnh là ngoài triệu chứng viêm khớp còn có các triệu chứng viêm kết mạc và viêm niệu đạo. Tuy các triệu chứng có ở mắt và niệu đạo có thể chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua.

Số 158: Thiếu máu nặng th­­­ường xuyên do các nguyên nhân.

– Hồng cầu 2.500.000/mm3, huyết sắc tố <80g/l xếp loại 6.

– Hồng cầu 2.500.000 – 3.000.000/mm3 máu, huyết sắc tố từ 80 – 100g/l xếp loại 5.

7. Khám da liễu:

Số 159: Nấm da:

Thể điển hình: Nền da hơi đỏ, có viền bờ rõ, nền không cộm, chưa bị biến chứng chàm hóa (đỏ nhiều, ngứa nhiều và cộm dày) hoặc nhiễm khuẩn (sưng tấy, có mủ, xuất tiết).

Số 160: Nấm móng.

Móng bị sùi màu vàng đục, lỗ chỗ, mủn móng, tổn thương đi từ bờ tự do vào trong.

Số 167: Bệnh da bọng nước.

a) Bệnh Duhring Brocq: Từng đợt nổi mụn n­­ước căng thành cụm, có triệu chứng ngứa báo trước khi tổn th­­ương, không có tổn th­­ương niêm mạc, sức khỏe toàn thân ổn định.

b) Bệnh Pemphigus: Nổi những bọng n­­­ước nhẽo, dễ vỡ, khi vỡ để lại trợt rộng đau rát, kèm tổn th­­­ương niêm mạc, toàn thân suy sụp dần, tiên lư­­­ợng dè dặt.

Số 168: Bệnh tổ chức liên kết.

Bệnh Lupus ban đỏ:

– Thể khu trú: Th­­ường nổi ở mặt thành đám đỏ, ranh giới rõ, có vảy sừng gắn chặt, xen kẽ sẹo, teo da (hình cánh bướm).

– Thể hệ thống: Tiến triển nặng dần, kèm theo tổn thương nội tạng, tiên lượng dè dặt.

Số 169: Bệnh da có vảy.

Bệnh vảy nến:

Biểu hiện bằng các đám đỏ, cộm, có vảy trắng nh­­­ư xà cừ, dễ bong, có khi thành chấm, giọt, đồng tiền hoặc thành mảng mạn tính. Đối với thể đỏ da bong vảy toàn thân, viêm đa khớp vảy nến mụn mủ có thể dẫn tới tàn phế, tử vong.

Số 171: Tật bẩm sinh của da, gồm những loại như­­­:

– Bớt sắc tố (vết đen, màu nâu, xanh lơ).

– Bớt sắc tố có lông.

– U giãn mạch.

– U xơ thần kinh.

Số 173: Bệnh lây theo đường tình dục.

Giang mai: Chia các giai đoạn:

– Giang mai I: Chỉ có vết trợt nông tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ, nền cộm cứng nh­­­ư đệm bìa kèm theo hạch bẹn, không viêm, xét nghiệm trực tiếp tìm T.P (Tréponèma pallidum) d­­ương tính (+).

– Giang mai II: Biểu hiện thành đào ban, sẩn hột, sần sùi mảng niêm mạc viêm, hạch rải rác. Xét nghiệm huyết thanh, phản ứng TPHA d­­­ương tính. Xét nghiệm trực tiếp T.P d­­­ương tính mạnh.

– Giang mai III: Biểu hiện bằng gôm, củ, mảng, bạch sản có khi kèm theo tổn th­­­ương phủ tạng hoặc thần kinh.

– Giang mai bẩm sinh muộn, viêm giác mạc khô, trán đỏ, mũi tẹt, răng Hutchinson hoặc có tổn th­­­ương nh­­­ư trong giai đoạn III.

Số 175: Dày sừng lòng bàn chân cơ địa.

Có các đám to nhỏ ở vùng tì đè của cả 2 gan bàn chân. Tổn thương phát triển nhiều gây cộm, đau khi đi lại. Điều trị rất khó khăn (không khỏi). Bệnh có yếu tố gia đình.

8. Khám ngoại khoa:

Số 84: Trĩ.

– Cách khám: Khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh.

– Phân loại: Lấy đư­­­ờng l­­­ược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn):

+ Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội.

+ Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại.

+ Nếu búi trĩ ở đ­­­ường l­­­ược là trĩ hỗn hợp.

– Triệu chứng: ỉa ra máu t­­ươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu t­­­ươi):

+ Trĩ lòi ra ngoài tự co đ­­­ược hay không tự co đư­­­ợc (phải đẩy lên).

+ Búi trĩ loét rớm máu.

+ Đã có tắc tĩnh mạch trĩ.

– Cách ghi vị trí búi trĩ:

Ví dụ: Trĩ nội 5 giờ 0,8 cm; trĩ ngoại 7 giờ 0,5 cm (phía x­­­ương cùng là 6 giờ, đối diện là 12 giờ).

Số 150: Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel).

– Đứng về ph­­­ương diện giải phẫu, giãn tĩnh mạch thừng tinh thư­­­ờng ở về bên trái. Nếu sờ thấy to hơn bên phải chút ít thì chư­­­a gọi là bệnh lý.

– Nhẹ: Sờ thấy tĩnh mạch to, thẳng, ch­­ưa quấn vào nhau thành búi.

– Nặng: Sờ thấy tĩnh mạch to, quấn vào nhau thành búi nh­­ư búi giun và thường làm sa bìu. Khi khám không cần cho chạy mà khám lúc bình thường.

Số 103: Bàn chân bẹt.

Bình th­­ường bàn chân in trên nền gạch, dấu chân bị khuyết ở vùng vòm bàn chân. Bàn chân bẹt dấu in không thấy khuyết ít ở vùng vòm.

9. Khám sản phụ khoa:

– Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc.

– Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chư­­­a rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những tr­­­ường hợp cần thiết. Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán.

– Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.

– Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.

PHỤ LỤC 2

ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TIÊU HAO VÀ KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SỨC KHỎE, KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

I. Định mức một số vật tư tiêu hao

1. Định mức vật tư tiêu hao cho hoạt động kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe/100 người

TTTên vật tưĐơn vị tínhĐịnh mứcGhi chú
1Cồn 70 độml300-500
2Bông hútgam200
3Găng tay cao su (ngắn)đôi05
4Pin đèn 1,5 Vđôi03
5Xà phòng giặtgam300
6Xà phòng thơm rửa taybánh01
7Khăn mặt lau taychiếc03
8Giấy trắng A4tệp0,25
9Bút bichiếc05
10Chất đốtTheo thực dùng
11Vật tư khác (nếu có)Theo thực dùng

2. Định mức vật tư tiêu hao cho hoạt động khám sức khỏe/100 người

TTTên vật tưĐơn vị tínhĐịnh mứcGhi chú
1Cồn 70 độml1000
2Bông hútgam1000
3Găng tay cao su (ngắn)đôi20
4Pin đèn 1,5 Vđôi05
5Xà phòng giặtgam500
6Xà phòng thơm rửa taybánh05
7Khăn mặt lau taychiếc10
8Giấy trắng A4tệp0,5
9Bút bichiếc20
10Chất đốtTheo thực dùng
11Hóa chất, vật tư xét nghiệmTheo thực dùng
12Vật tư khác (nếu có)Theo thực dùng

3. Giá vật tư tiêu hao

Được tính theo mặt bằng giá của địa phương tại thời điểm đó.

II. Định mức kinh phí

1. Kinh phí bồi dưỡng cho một ngày làm việc của mỗi thành viên trong đoàn khám sức khỏe hoặc tổ kiểm tra sức khỏe (gồm: khám sức khỏe, tập huấn, sơ kết, tổng kết v.v…):

a) Được tính bằng một ngày công tác phí trong tỉnh của cán bộ công nhân viên chức theo quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Riêng thành viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, ngoài tiêu chuẩn như thành viên đoàn khám sức khỏe nói trên còn được bồi dưỡng thêm khoản tiền bằng phụ cấp trực của bác sĩ tại bệnh viện huyện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

2. Kinh phí chi cho việc gửi công dân đi khám chuyên khoa, chiếu, chụp X-quang và làm các xét nghiệm cần thiết khác.

3. Kinh phí chi cho vận chuyển dụng cụ, phương tiện phục vụ cho đoàn khám sức khỏe.

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC TRANG BỊ, DỤNG CỤ Y TẾ TỐI THIỂU CỦA HỘI ĐỒNG KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

TTTên trang bị, dụng cụĐơn vị tínhSố lượng
1Cân có th­ước đo chiều caocái01
2Thước dâycái01
3Ống nghe hai taicái03
4Huyết áp kếcái03
5Nhiệt kế náchcái02
6Búa phản xạcái01
7Đèn soi đáy mắtcái01
8Hộp kính thử thị lựcbộ01
9Bảng kiểm tra thị lựccái01
10Bảng thị lực màucái01
11Bộ khám răng hàm mặtbộ01
12Bộ khám tai mũi họngbộ01
13Bộ dụng cụ, bàn khám phụ khoa (nếu có nữ)bộ01
14Nồi luộc khử trùng dụng cụ y tếcái01
15Tủ sấy dụng cụcái01
16Tủ đựng hồ sơ sức khỏecái01
17Bàn ghế tại các phòng khám (1 bàn + 2 ghế)bộ05
18Giường khám bệnhcái04
19Ghế chờ khám tại mỗi phòng khámcái03
20Tủ thuốc có đủ thuốc cấp cứucái01
Tổng cộng: 20 (hai mươi) khoản.

PHỤ LỤC 4

CÁC MẪU PHIẾU SỨC KHỎE
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

Mẫu 1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Mẫu 2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Mẫu 1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Huyện………………….
Xã…………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

I. Sơ yếu lý lịch

Họ và tên: Sinh ngày:

Họ và tên bố: Năm sinh:

Họ và tên mẹ: Năm sinh:

Nguyên quán:

Trú quán:

Giấy chứng minh nhân dân số:

Đã phục vụ tại ngũ từ (tháng/năm) …………..đến (tháng/năm) …………..

II. Kết quả kiểm tra sức khỏe:

Cao: ………..cm; Nặng: ………kg; Vòng ngực trung bình: ……… cm.

Mạch: …………… lần/phút; Huyết áp: ……………mmHg.

Bệnh nội khoa: ………………………………………………………………………………………

Bệnh ngoại khoa: ………………………………………………………………………………….

Bệnh chuyên khoa (mắt, T-M-H, R-H-M): ……………………………………………….

Tiền sử bệnh tật:

Gia đình:………………………………………………………………………………..

Bản thân:……………………………………………………………………………….

Phân loại sức khỏe sơ bộ: ……………………………………………………………………….

Ngày…. tháng…..năm…Tổ trưởng tổ kiểm tra sức khỏe

Mẫu 2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Huyện………………….
Xã…………………………..
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Ảnh 4 x 6 cmPhiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

I. Sơ yếu lý lịch:

Họ và tên: …………………………………….Sinh ngày:……../……../……..Nam, Nữ:……….

Nghề nghiệp trước khi nhập ngũ:………………………………Giấy CMND số:……………

Họ và tên bố:…………………………………Năm sinh: ………..Nghề nghiệp:……………….

Họ và tên mẹ: ……………………………….Năm sinh: ………..Nghề nghiệp:……………….

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………… …….

Trú quán:……………………………………………………………………………………………………

Tiền sử bệnh:

Gia đình:……………………………………………………………………………………..

Bản thân:……………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan khai đúng lý lịch và tiền sử bệnh của tôi.

Xác nhận lý lịch của địa phươngXác nhận tiền sử bệnh của y tế cơ sởNgày……tháng….. năm……Người khai ký tên

II. Khám sức khỏe:

Cao:………/…… cm; Nặng:……../…….. kg; Vòng ngực TB:…../……..cm.

Huyết áp: …………………../…………… …..mmHg; Mạch:………./………lần/phút.

Thị lực: – Không kính: Mắt phải: …………/………..; Mắt trái:…………./…….. ……

– Có kính: Mắt phải: ………../………..; Mắt trái:…………./……… …..

Thính lực: – Nói thường: Tai phải: …………/……… m; Tai trái …………../……..m.

– Nói thầm: Tai phải: ………../……… m; Tai trái ……………/………. m.

Chỉ tiêuKết quả khám tuyển tại địa phươngKết quả khám phúc tra tại đơn vị
ĐiểmLý doY, BS khám (ký, họ tên)ĐiểmLý doY, BS khám (ký, họ tên)
Thể lực
Mắt
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Nội khoa
Tâm thần kinh
Ngoại khoa
Da liễu
KQ xét nghiệm (nếu có)
Kết luận
Ngày…… tháng……. năm…….Chủ tịch Hội đồng KSK NVQS huyện(ký tên, đóng dấu)Ngày……. tháng…….. năm…….Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra SK(ký tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP

1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

– Phiếu được in trên giấy trắng khổ A4 đứng, phông chữ 13.

– Phiếu gồm 02 phần:

+ Phần 1 gồm sơ yếu lý lịch.

+ Phần 2 là kết quả kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe, do y tế xã tiến hành.

– Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe.

2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

– Mẫu phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được in trên giấy trắng khổ A4, phông chữ 13.

– Phiếu gồm 02 trang:

+ Trang 1 in theo chiều đứng của tờ giấy A4, gồm: sơ yếu lý lịch, tiền sử bệnh tật; kết quả khám chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, mạch, huyết áp, thị lực, thính lực. Riêng phần kết quả khám, tại mỗi chỉ tiêu được chia làm 2 phần cách nhau bằng nét sổ (/), phần bên trái nét sổ do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi, phần bên phải nét sổ do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân ghi.

+ Trang 2 in theo chiều ngang của tờ giấy A4: là phần khám các chuyên khoa và kết quả xét nghiệm (nếu có), được chia làm 2 phần riêng cách nhau một vạch dọc kép, phần bên trái cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện và phần bên phải cho Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị nhận quân.

– Khi khám các chuyên khoa, sau khi cho điểm, yêu cầu các y, bác sĩ khám ký và ghi rõ họ tên.

– Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày khám (ngày ký, đóng dấu kết luận của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe).

PHỤ LỤC 5

CÁC LOẠI MẪU BÁO CÁO VÀ MẪU SỔ THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

Mẫu 1a. Báo cáo kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Tổ kiểm tra sức khỏe).

Mẫu 1b. Báo cáo kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Phòng Y tế huyện).

Mẫu 2. Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Mẫu 3a. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự).

Mẫu 3b. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Phòng Y tế huyện).

Mẫu 3c. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Sở Y tế tỉnh).

Mẫu 4a. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Phòng Y tế huyện).

Mẫu 4b. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Ban chỉ huy quân sự huyện).

Mẫu 4c. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Đơn vị nhận quân).

Mẫu 4d. Báo cáo kết quả sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy (Đơn vị nhận quân).

Mẫu 5a. Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến xã).

Mẫu 5b. Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến xã).

Mẫu 5c. Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến huyện).

Mẫu 1a. Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Huyện………………………..
Xã ……………………………….
—————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /……….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Đợt…… năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lư­ợng cần kiểm tra theo kế hoạch
2Số l­ượng đã kiểm tra
3Phân loại sức khỏe:
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS xã;- Phòng Y tế huyện;- Trung tâm Y tế huyện;- Lưu…..
Tổ trưởngTổ kiểm tra sức khỏe(Ký tên)

Mẫu 1b. Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

UBND huyện ……………………
Phòng y tế
———
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /……….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Đợt…….năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lư­ợng cần kiểm tra theo kế hoạch
2Số l­ượng đã kiểm tra
3Phân loại sức khỏe:
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS huyện;- Ban CHQS huyện;- Sở Y tế;- Lưu…..
Trưởng phòng(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 2. Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Huyện ……………………
Xã ……………………
———
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /……….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lượng phải sơ tuyển sức khỏe theo kế hoạch
2Số lượng đã sơ tuyển
3Số lượng đủ điều kiện khám tại tuyến huyện
4Tổng số đã loại ra
Trong đó:
– Số lượng đề nghị miễn làm NVQS
– Lý do khác

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS xã;- Phòng Y tế huyện;- Trung tâm Y tế huyện;- Lưu…..
Tổ trưởngTổ sơ tuyển sức khỏe(Ký tên)

Mẫu 3a. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Huyện……………….
Hội đồng KSK NVQS
————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lượng khám theo kế hoạch
2Số lượng đã khám
3Phân loại sức khỏe:
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS huyện;- Phòng Y tế huyện;- Sở Y tế;- Lưu…..
Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 3b. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

UBND huyện………………………
Phòng Y tế
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lượng khám theo kế hoạch
2Số lượng đã khám
3Phân loại sức khỏe:
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS huyện;- Ban CHQS huyện;- Sở Y tế;- Lưu…..
Trưởng phòng(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 3c. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

UBND tỉnh …………………..
Sở Y tế
———
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Năm ……..

TTNội dungKết quảGhi chú
1Số lượng khám theo kế hoạch
2Số lượng đã khám
3Phân loại sức khỏe:
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6

Nơi nhận:
– UBND tỉnh;- Bộ Y tế;- Lưu…..
Giám đốc(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 4a. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới

UBND huyện …………………..
Phòng Y tế
————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới

Năm……..

1. Tổng số công dân giao:

Sức khỏe loại 1:

Sức khỏe loại 2:

Sức khỏe loại 3:

2. Tổng số công dân vào quân đội:

Sức khỏe loại 1:

Sức khỏe loại 2:

Sức khỏe loại 3:

3. Tổng số công dân trả lại do sức khỏe:

Nguyên nhân trả lại:

Loại bệnhSố người
Thần kinh – tâm thần
Ngoại khoa
Nội khoa
Da liễu
Mắt
Tai – mũi – họng
Răng – hàm – mặt
Thể lực

Nơi nhận:
– Hội đồng NVQS huyện;- Sở Y tế;- Lưu…..
Trưởng phòng(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 4b. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới

Bộ CHQS tỉnh………
Ban CHQS huyện……
————-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo tình tình hình giao nhận chiến sĩ mới

Năm……..

1. Tổng số công dân giao:

Sức khỏe loại 1:

Sức khỏe loại 2:

Sức khỏe loại 3:

2. Tổng số công dân vào quân đội:

Sức khỏe loại 1:

Sức khỏe loại 2:

Sức khỏe loại 3:

3. Tổng số công dân trả lại do sức khỏe:

Nguyên nhân trả lại:

Loại bệnhSố người
Thần kinh – tâm thần
Ngoại khoa
Nội khoa
Da liễu
Mắt
Tai – mũi – họng
Răng – hàm – mặt
Thể lực

Nơi nhận:
– Bộ CHQS tỉnh;- Lưu…..
Chỉ huy trưởng(Ký tên đóng dấu)

Mẫu 4c. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới

(Đơn vị cấp trên trực tiếp)………
(Đơn vị báo cáo) ……..
————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới

Năm ……..

Địa phương giao quânTổng cộng
Số lượngTỉ lệ/TS hồ sơ
A. Tuyển chọn qua hồ sơ SK
1. Tổng số hồ sơ SK giao
– Sức khỏe loại 1
– Sức khỏe loại 2
– Sức khỏe loại 3
– Sức khỏe loại 4
– Sức khỏe loại 5-6
2. Số hồ sơ SK phải trả lại
– Do thủ tục pháp lý
– Do sức khỏe
B. Giao nhận chiến sĩ mới
1. Phát hiện bệnh tật phải trả lại
2. Tổng số nhận về đơn vị
+ Sức khỏe loại 1
+ Sức khỏe loại 2
+ Sức khỏe loại 3

Cụ thể các bệnh phải trả lại

Tên bệnhĐịa phương giao quânCộngGhi chú

Nhận xét

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
– Như trên;- …………….;- Lưu…..
Ngày ……. tháng ……. năm …….Chủ nhiệm quân y(Ký, đóng dấu)

Mẫu 4d. Báo cáo sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy

(Đơn vị cấp trên trực tiếp)…………
(Đơn vị báo cáo) ……………
————–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /………….(Địa danh), ngày tháng năm

Báo cáo sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy

Năm ……..

Địa phươngTổng cộng
Số lượngTỉ lệ
1. Số lượng nhận:
– Sức khỏe loại 1
– Sức khỏe loại 2
– Sức khỏe loại 3
2. Kết quả khám phúc tra SK và sàng lọc HIV, ma túy
a) Số quân đủ sức khỏe
+ Sức khỏe loại 1
+ Sức khỏe loại 2
+ Sức khỏe loại 3
b) Số không đủ sức khỏe
Trong đó do:
+ Thể lực
+ Nội khoa
+ Tâm thần kinh
+ Ngoại khoa
+ Da liễu
+ Mắt
+ Tai mũi họng
+ Răng hàm mặt
+ HIV dương tính
+ Ma túy dương tính
3. Cơ cấu bệnh chiến sĩ mới
a) Số người mắc bệnh nội
– Bệnh tim mạch
– Bệnh hô hấp
– Bệnh tiêu hóa
– Bệnh nội khoa khác
b) Số người mắc bệnh ngoại
– Cơ xương
– Dãn tĩnh mạch chân
– Dãn tĩnh mạch thừng tinh
– Chân bẹt, chai chân
– Bệnh khác
c) Số người mắc bệnh ngoài da
– Ghẻ
– Nấm da
– Bệnh khác
d) Số người mắc bệnh T-M-H
– Bệnh về tai
– Bệnh về mũi
– Bệnh về họng
đ) Số người mắc bệnh về mắt
e) Số người mắc bệnh về răng

Nhận xét

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
– Như trên;- …………….;- Lưu…..
Chủ nhiệm quân y(Ký, đóng dấu)

Mẫu 5a. Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự(cho tuyến xã)

a) Bìa:

Huyện: ……………………….
Xã …………………………….
—————-
Quyển số: ……………….

Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Bắt đầu ngày………/……../……… Kết thúc ngày……../……./……….

b) Nội dung ghi chép:

Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

TTHọ và tênNgày sinhĐịa chỉThể lựcTình trạng sức khỏe và bệnh tậtPhân loại sức khỏe
Cao (cm)Cân nặng (kg)Vòng ngực TB (cm)L1L2L3L4L5L6

Ghi chú:

– Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe;

– Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe.

Mẫu 5b. Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự(cho tuyến xã)

a) Bìa:

Huyện: ……………………….
Xã …………………………….
—————-
Quyển số: ……………….

Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Bắt đầu ngày………/……../……… Kết thúc ngày……../……./……….

b) Nội dung ghi chép:

Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

TTHọ và tênNgày sinhĐịa chỉThể lựcTình trạng sức khỏe và bệnh tậtKết luận
Cao (cm)Cân nặng (kg)Vòng ngực TB (cm)Đủ đ/k SK khám tại huyệnKhông đủ ĐK khám tại huyện
Thuộc diện miễn làm NVQSLý do khác

Ghi chú:

– Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe;

– Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe.

Mẫu 5c. Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự(cho tuyến huyện)

a) Bìa:

Tỉnh: ……………………….
Huyện …………………………….
—————-
Quyển số: ……………….

Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Bắt đầu ngày………/……../……… Kết thúc ngày……../……./……….

b) Nội dung ghi chép:

Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

TTHọ và tênNgày sinhĐịa chỉThể lựcTình trạng sức khỏe và bệnh tậtPhân loại sức khỏe
Cao (cm)Cân nặng (kg)Vòng ngực TB (cm)L1L2L3L4L5L6

Ghi chú:

– Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe;

– Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe và cơ cấu bệnh tật công dân sức khỏe loại 4, 5 và 6.

Chia sẻ tập tin
22 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar