Sử dụng lidocaine bơm cuff ống nội khí quản nhưng phải hiểu rõ cơ chế
Jamey E. Eklund MD
Paul M. Kempen MD, PhD
Bác sĩ gây mê phải giảm thiểu huyết động học và thần kinh cơ phản ứng không mong muốn khi đặt nội khí quản. Thông thường (nhưng tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy), dùng lượng lớn thuốc tiền mê và giãn cơ trơn trong khí quản (bôi xylocaine gel cũng được). Phẫu thuật + dùng đủ thuốc mê hô hấp cộng với opioid sẽ giúp bệnh nhân chịu đựng được ống nội khí quản (ETT). Khi rút ống, những tác động do thuốc gây mê hết và phản xạ khí-thanh quản có thể gây ho và các triệu chứng bất lợi như nhịp tim nhanh và tăng áp nội nội sọ, nội nhãn hoặc huyết áp thông qua các phản xạ hô hấp-tuần hoàn.
Tỷ lệ bị ho sau rút ống dao động từ 6,6% đến 96%. Giảm nhẹ các triệu chứng phản xạ tuần hoàn-hô hấp đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và phản ứng đường hô hấp, thần kinh, bệnh ở đầu, cổ và mắt. Nhiều chiến lược gây mê để ngăn chặn ho ETT kích thích đã được mô tả, bao gồm:
Sử dụng gây tê cục bộ qua đường tĩnh mạch (IV) hoặc bôi lên ống nội khí quản cần kiểm tra kỹ tiền sử của bệnh nhân, bệnh kèm theo
Bơm Lidocain trong cuff (ICL)
Lidocain dễ dàng khuếch tán qua nhựa lipophilic của cuff NKQ đủ để gây tê niêm mạc xung quanh, thường gồm cả dây thanh âm (không được tiếp xúc với cuff). cuff như một hồ chứa thuốc gây tê tại chỗ. Khi so sánh khối lượng bằng nhau của nước muối và lidocaine bơm trong cuff, tỷ lệ ho sau rút ống của cả 2 lần lượt là 59% và 38%. Bơm Cuff bằng dịch có hiệu quả tương đương khi bơm không khí. Estebe và cộng sự nghiên cứu rộng rãi khi dùng nồng độ khác nhau của lidocaine (2% đến 10%). nồng độ lidocain cao hơn làm tăng hiệu quả gây tê tại chỗ.
Nguy cơ
Mặc dù sử dụng lidocaine bơm cuff rất có lợi nhưng cũng có những nguy cơ nên xem xét. Bên bơm cuff dưới 10ml lidocain để tránh vỡ cuff. Nhiều nghiên cứu bơm lidocain vào cuff cho đến khi dps lực thông khí dưới 20 cm H2O mà không bị rò rỉ khí. Bơm cuff áp lực > 20 cm H2O có thể chèn ép tưới máu niêm mạc dẫn đến hoại tử mô. Bơm cuff chứa dịch có thể khó đánh giá vì dịch chảy chậm hơn khí, nếu bác sĩ gây mê không quen hoặc không biết cuff được bơm dịch vào có thể chỉ rút xilanh 1 2 lần rồi rút, khi đó cuff có thể vẫn còn dịch khi đi qua dây thanh âm có thể tổn thương dây thanh âm khi kéo qua lỗ ở cửa hầu.
Mặc dù hiếm nhưng đã có trường hợp vỡ cuff và lidocaine bị hấp thu nhanh qua phổi. Mặc dù 10% lidocaine bơm cuff nếu vỡ có thể đưa > 1 gram lidocaine vào hệ tuần hoàn có nguy cơ gây độc. Knight và cộng sự nghiên cứu dùng liều cao lidocaine trong một quần thể bệnh nhân để đánh giá độc tính. Sau khi dẫn mê 6 mg / kg lidocaine,0,6 mg / kg diazepam và 50% N2O, tổng số là 21 mg / kg lidocaine truyền tĩnh mạch mà không thấy có độc tính. nồng độ đỉnh trong huyết tương là 9,5 mcg / ml đã được ghi nhận. dựa trên nghiên cứu này, nên dùng liều thấp hơn 100 mg tĩnh mạch hoặc 160 mg qua nội khí quản khi nhỏ thuốc.
Trong nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng lidpcaine nồng độ cao (4% so với 2%), thời gian khuếch tán kéo dài (360 phút so với 60 phút) và khuếch tán tối đa chỉ 17,49 lidocaine mcg. Một nghiên cứu độc lập tương tự ghi nhận lidocain 4% khuếch tán sau 6 giờ. Mục tiêu chính của lidocaine bơm cuff là ngăn rối loạn huyết động và thay đổi oxy hoá theo chiều hướng bất lợi cho bệnh nhân
Điều trị
Lidocaine 1-2 mg / kg tiêm tĩnh mạch 1 phút trước khi rút ống, có hiệu quả ngăn ho. thuốc tiêm tĩnh mạch khác cũng có thể làm giảm ho ở rút ống gồm: morphine, propofol, succinylcholine, chẹn beta giao cảm và dexmedetomidine. Tuy nhiên, thuốc nên dùng là lidocaine giúp tăng độ sâu gây mê, tăng an thần và / hoặc giảm hô hấp giúp không cần thiết kéo dài thuốc mê hô hấp. nồng độ trong huyết tương của Lidocaine 3 mcg / mL được khuyến cáo để ngăn chặn các phản xạ ho, đồng thời góp phần 0,15 MAC của hiệu ứng gây tê. Các nghiên cứu trên động vật cũng xác nhận rằng ít nhất là 1 mcg / ml lidocain góp phần đáng kể vào tác dụng gây mê đường hô hấp.
Lidocaine dùng khi bơm cuff nội khí quản đã được chứng minh có hiệu quả để giảm tỷ lệ ho. NKQ bôi lidocain gel có thể gây kích thích niêm mạc nên không được khuyến cáo. phương pháp nhỏ thuốc hoặc phun thuốc lidocaine xuống lòng ống ETT hoặc thông qua các ống Lita (Sheridan Catheter Corp, Argyle, NY). Các ống Lita có một cổng phun tích hợp để cho phép tiêm đồng thời ở trên và dưới cuff thông qua một cổng tiêm riêng biệt. Mặc dù Gonzalez và cộng sự đã chứng minh hiệu quả của Lita trong việc giảm ho nhưng Litas đắt gấp đôi ống NKQ thông thường.
Phun dung dịch lidocaine xuống ống nội khí quản là lựa chọn thiết thực và hiệu quả để ứng dụng trong đặt ống. Bệnh nhân thường ho một thời gian ngắn, do đó phân phối lidocaine suốt đường thở và tạo điều kiện ảnh hưởng toàn bộ qua sự hấp thụ của phổi.
Burton đề nghị 4 ml dung dịch lidocain 4%, 5 ml dung dịch lidocaine 2% khi bơm cuff.
Điểm Cần Nhớ
Bơm cuff bằng lidocain có hiệu quả đối với trường hợp phẫu thuật > 1 giờ nồng độ lidocaine thấp ít có khả năng gây nhiễm độc toàn thân nếu cuff vỡ.
Sử dụng đo áp lực giúp ngăn thiếu máu cục bộ niêm mạc nhỏ thuốc nội khí quản là một kỹ thuật an toàn, dễ dàng, hiệu quả và phổ biến rộng rãi.