Phát hiện người nhà bị mất ý thức bạn phải làm gì?
Một người phụ nữ về nhà thấy chồng cô 52 tuổi đang nằm trên sàn nhà. Cô lay gọi nhưng chồng cô ngồi dậy, với vẻ thờ ơ. Khi cô cố gắng giúp anh đứng lên, anh ta đẩy cô ra xa, vẫn nhìn thẳng về phía trước 1 cách vô hồn và không nói gì. Trước đây anh ta hoàn toàn bình thường, không dùng rượu hay ma túy – hoặc có dùng mà không biết. Cô đã gọi 911. Nhưng nếu cô không thể đưa đến viện ngay, cô nên làm gì trước tiên?
A. Để ý xung quanh tìm nguyên nhân gây ra và các mối nguy hiểm tiềm tàng
B. Tìm bằng chứng của rượu hoặc thuốc
C. Cố gắng đưa anh ta ngồi lên ghế
D. Mở cửa sổ hoặc đưa anh ta ra ngoài
ANSWERS
A. đúng. Bất cứ khi nào bạn gặp ai đó bị nạn hoặc chấn thương, hãy nhanh chóng để ý xung quanh, tìm kiếm manh mối (kẻ đột nhập, thú hoang dã…) có thể cũng gây nguy hiểm cho bạn. Trường hợp này, cô nên tìm kiếm dấu vết đánh nhau hoặc tương tự. Sẵn sàng gọi giúp đỡ hoặc chạy thẳng ra ngoài
B. sai. Đó là bước thứ 2 phải làm. Đừng cho rằng rượu hay ma túy không liên quan. Cần nhớ từ AEIOU TIPS (xem ở đây) là những nguyên nhân gây rối loạn ý thức
C. sai. Cô không nên di chuyển nạn nhân tới khi cô có thể đánh giá được anh ta có chấn thương đầu, cổ hay cột sống. Sau đó, đừng vội cho anh ta ngồi ghê,s nên để nằm ngửa trên sàn
D. sai. Trừ khi bạn nghi có liên quan tới khí CO. Đặc biệt là vào mùa đông, khí carbon monoxide— một loại khí không màu, không mùi, và nguy hiểm. Nó được tạo ra bằng cách đốt 1 số thứ và có thể do rò rỉ khí gas trong nhà. Nếu chú ý nhanh mọi thứ xung quanh (trong câu trả lời A) làm bạn nghĩ CO có thể là vấn đề, hãy đưa nạn nhân ra ngoài ngay lập tức
Trong vài giờ sau, người đàn ông này lại có ý thức như bình thường và không nhớ điều gì xảy ra. Người ta cho rằng có thể anh ta bị động kinh, nhưng các xét nghiệm thăm dò đều âm tính. Anh ta sống tới 80 tuổi mà không có cơn tái phát
CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN Ý THỨC
Rối loạn ý thức có nghĩa là có cái gì đó ảnh hưởng xấu đến não bộ không cho phép nạn nhân suy nghĩ như bình thường. Khó để tìm ra nguyên nhân. Bạn không thể dựa vào nạn nhân để bạn biết điều gì đã xảy ra, Vì vậy cần học cách làm thám tử
LÀM THẾ NÀO NHẬN RA NẠN NHÂN CÓ RỐI LOẠN Ý THỨC
Nếu một người bất tỉnh hoặc có hành động không thích hợp – giống như người say rượu – rối loạn ý thức là điều hiển nhiên. Tuy nhiên có những đầu mối tinh tế hơn dễ bị bỏ qua như chấn thương sọ não. Bạn cần kiểm tra mức độ tỉnh táo và định hướng, nó nhanh chóng và dễ dàng, kết quả có thể làm bạn ngạc nhiên.
Bước 1: kiểm tra tỉnh hay không
Trước tiên kiểm tra mức độ tỉnh táo của nạn nhân. Anh ta có lo lắng, bực bội hay khó đánh thức? Bạn nên nhớ từ khóa AVPU khi đánh giá về mức độ tỉnh táo
Với từ khóa này, bạn có thể đánh giá và theo dõi mức độ tỉnh táo của nạn nhân. Mỗi từ tương ứng với mức độ tỉnh táo từ tốt tới xấu dần đi
Alert (tỉnh táo, nhanh nhẹn): nạn nhân tỉnh táo và trả lời đúng các câu hỏi (nếu vượt qua test này coi như không có rối loạn ý thức. Qua bước 2 đánh giá khả năng định hướng để cho thấy nạn nhân hoàn toàn tỉnh táo)
Voice (giọng nói): nạn nhân không tỉnh táo nhưng trả lời câu hỏi hoặc làm theo mệnh lệnh, thậm chí nếu chỉ là lẩm bẩm
Pain (Đau): nạn nhân không đáp ứng với mệnh lệnh lời nói nhưng đáp ứng với đau. Ví dụ gạt khi bị kim chích
Unresponsive (không đáp ứng): nạn nhân không đáp ứng với bất kỳ điều gì
Nếu nạn nhân tỉnh táo, cần đánh giá thêm về khả năng định hướng
Bước 2: đánh giá khả năng định hướng
Việc đánh giá này cần sự hợp tác. Nạn nhân có thể đau hoặc lo lắng và không thích trả lời câu hỏi của bạn trừ khi bạn cố gắng động viên rằng bạn đang giúp anh/cô ấy. nếu anh ta không hợp tác, bạn sẽ khó đánh giá. Còn nếu trả lời thì bạn sẽ có thể đánh giá được khả năng này
Bốn câu hỏi chung để hỏi trong quá trình kiểm tra định hướng là who, what, where và when – là ai, cái gì, ở đâu và khi nào – về người, sự kiện, địa điểm và thời gian. Nếu kiểm tra ban đầu có bất thường, bệnh nhân có chấn thương hoặc bạn lăn tăn điều gì, có thể kiểm tra lại sau mỗi 15 phút. Nếu kết quả tệ hơn, hãy đánh giá lại các nguyên nhân bạn có thể đã bỏ lỡ. Nếu kết quả tốt hơn, bạn test lại sau 30 phút, sau đó 1h và sau khoảng thời gian xa hơn
- Person (người): hỏi, “Who are you – bạn là ai?” như hỏi tên nạn nhân. Nếu bạn không biết tên anh ta, có thể hỏi bạn bè hoặc kiểm tra giấy tờ. Nếu anh ta biết bạn, hãy hỏi “tôi là ai? Tôi tên gì, hoặc đây có phải bạn của anh không? Cô ta tên gì?”
- Event (sự kiện): hỏi, “What happened – chuyện gì đã xảy ra?” không cần đi sâu vào chi tiết. nhưng anh ta phải biết – bị đánh vào đâu? Ngã? Dùng thuốc hay uống gì trước đó? bị tiểu đường không? Hoặc cái gì đó liên quan
- Place (địa điểm): hỏi, “where are you -anh đang ở đâu?” các câu trả lời như đang ở nhà, đang ở viện, tên thành phố đang ở
- Time (thời gian): hỏi, “What day is it – hôm nay ngày mấy?” hoặc ít nhất “ “What month is it – giờ là tháng mấy?” hoặc năm nay năm bao nhiêu? nếu anh ta trả lời sai, anh ta có rối loạn ý thức. Nếu bạn chưa tìm ra nguyên nhân, giờ là thời điểm bắt đầu tìm kiếm