Phân tích ECG gắng sức
Với mỗi ECG bên dưới, chẩn đoán là gì?
1. Bệnh nhân nam 68 tuổi tiểu đường type 2 khám để mổ thoát vị bẹn
2. bệnh nhân 65 tuổi không triệu chứng tiền sử THA và COPD khám để phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ.
3. Bệnh nhân nữ 45 tuổi không triệu chứng khám trước mổ cắt túi mật.
4. Bệnh nhân nam 68 tuổi có thiếu máu cục bộ cơ tim và tiểu đường type 2 vào vì ngất.
5. Bệnh nhân nam 45 tuổi không triệu chứng tiền sử COPD vào vì khó thở.
6. Bệnh nhân nam 40 tuổi không triệu chứng có THA đang dùng beta-blockers.
7. Bệnh nhân nữ 24 tuổi vào vì hôi hộp.
8. Bệnh nhân nam 78 tuổi tiểu đường type 2 có THA vào vì chấn thương hàm mặt, mệt nhiều và chóng mặt.
9. Bệnh nhân nam 60 tuổi suy tim và giảm EF (EF 30%) bị ngất
10. Bệnh nhân nam 45 tuổi không triệu chứng dùng diltiazem để điều trị THA
11. Bệnh nhân nam 60 tuổi chờ nội soi đại tràng.
12. Bệnh nhân nam 45 tuổi gần đây có dùng azithromycin điều trị viêm xoang cấp.
13. Bệnh nhân nữ 60 tuổi bệnh thận giai đoạn cuối chờ làm cầu tay lọc máu.
Trả lời
1. Block nhánh trái (LBBB) [1].
2. Rung nhĩ
3. Nhịp xoang thường.
4. Bock AV 2 mobitz 2. PR không đổi, P bị block dẫn truyền, PR bình thường
5. Block nhánh phải (RBBB).
6. Block AV 2 Mobitz type I. PR dài dần ra tới khi xuất hiện sóng P bị block
7. SVT tần số khoảng 150l/p.
Xử trí: nếu bệnh nhân ổn định, làm nghiệm pháp phế vị (nếu không thành công) cho adenosine 6 và 12 mg IV push (lặp lại lần 2 nếu cần) sau đó cho beta-blocker và hội chẩn tim mạch. Nếu không ổn định (đau ngực, tụt huyết áp, rối loạn ý thức) cần sốc điện đồng bộ [2, 3].
8. CHB. P-P không đổi, RR không đồi và không liên quan nhau
9. WCT. Tần số 188. Là VT hay SVT dẫn bất thường? thường VT xảy ra ở người khoảng 35 tuổi có bệnh tim hoặc tiền sử gia đình đột tử. VT thường đều (có thể đa hình – xoắn đỉnh) và có AV phân ly kèm theo có nhịp “bắt được – capture” (nút xoang phát được nhịp dẫn xuống thất tạo QRS bình thường) hoặc nhịp kết hợp “fusion” (nhịp xoang và nhịp thất kết hợp tạo hình dạng trung gian) [4].
Dấu hiệu Brugada: khởi đầu QRS tới cuối sóng S >100 ms.
Tiêu chuẩn Brugada: khởi phát QRS tới S hoặc đỉnh R nếu > 50 ms ở D II nghĩ tới VT.
Xử trí: nếu bệnh nhân ổn định, có thể hội chẩn hoặc dùng amiodarone 150 mg trong 10 min.
Bệnh nhân không ổn định cần sốc điện đồng bộ.
10. Block AV1. PR >0.2 s.
11. Tim bên phải. Xảy ra ở 1:12,000 người. QRS âm ở I và II (trục vô định – tây bắc?). aVR và aVL đảo ngược tức là dương ở aVR và âm ở aVL. Ở chuyển đạo trước tim, R tiến triển từ V1-V6. Chẩn đoán phân biệt gồm mắc lộn tay phải và trái nhưng chuyển đạo ngực R tiến triển bình thường
12. Nhịp xoang thường, QT dài. QT bình thường 350–430 ms; QT dài thường >440 ms. QT thay đổi theo tần số tim và có vài công thức để xác định chính xác khoảng QT (QTc). Công thức Bazett thường dùng nhất
QT kéo dài có thể di truyên như trong các hội chứng Romano-Ward or Jervell và Lange- Nielsen hoặc mắc phải trong rối loạn điện giải, do thuốc, tai biến mạch não hoặc hạ thân nhiệt. QT dài là yếu tố nguy cơ cho nhịp nhanh thất đa hình (xoắn đỉnh).
13. ST và T thay đổi thứ phát do tăng kali.
References
1. Eriksson P, Hansson PO. Bundle branch block in a general male population. Circulation. 1998;98:2494–500.
2. Walraven G. Basic arrhythmias. 7th ed. Boston: Pearson Education; 2011.
3. Neumar RW, Shuster M, Callaway CW, et al. Part 1: executive summary: 2015 American Heart Association guidelines update for cardiopulmonary resuscitation and emergency cardiovascu- lar care. Circulation. 2015;132(suppl 2):S315–67.
4. Pava LF, Perafán P, Badiel M, Arango JJ, Mont L, Morillo CA, Brugada J. R-wave peak time at DII: a new criterion for differentiating between wide complex QRS tachycardias. Heart Rhythm. 2010 Jul;7(7):922–6.
5. Goldberger AL, Goldberger ZD, SHvilkin A. Goldberger’s clinical electrocardiography: a sim- plified approach. 8th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013.