Nuốt Phải Dị Vật: Khi Nào Thì Can Thiệp?
BRIAN DOANE, MD
Nuốt phải dị vật thường xảy ra nhất ở trẻ em và những người không có răng hoặc khuyết tật. Ở người lớn, dị vật phổ biến nhất là khối thịt lèn chặt trước cấu trúc giải phẫu, và ở trẻ em, dị vật phổ biến nhất là tiền kim loại. Trong khi hầu hết các dị vật này sẽ tự đào thải, có gần 20% sẽ cần nội soi và 1% sẽ đòi hỏi phẫu thuật để lấy. Các biểu hiện đa dạng đáng ngạc nhiên với biểu hiện điển hình là khó nuốt và kích thích cổ sau khi ăn, nhưng cũng có thể là nghẹt thở, khò khè, suy hô hấp, hoặc thậm chí tương đối không có triệu chứng. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi, đây là nhóm bệnh nhân thường không thể cung cấp tiền sử chính xác.
Thực quản hẹp tự nhiên tại ba vị trí: cơ thắt thực quản trên, cung động mạch chủ, và tại cơ hoành. Tất cả các vị trí này thường là những vùng bị lèn chặt; tuy nhiên, nhiều vị trí, đặc biệt là những chỗ vòng lại, thường là thứ phát do các mảng, hẹp, hoặc khối. Dù biểu hiện cấp tính phổ biến hơn, những tổn thương tắc một phần có thể có (những ngày sau) và có nguy cơ bị thủng thực quản cao hơn.
Tiền sử lâm sàng không phải luôn đầy đủ. Những bệnh nhân này thường cao tuổi, hoặc rất trẻ, hoặc có vấn đề về tâm thần làm cho tiền sử lâm sàng của họ ít đáng tin hơn. Trong hầu hết các trường hợp, sàng lọc bằng xquang là thích hợp. Cần biết rằng nhiều dị vật không cản quang! Chúng bao gồm xương cá, hầu hết các thuốc viên, và khối thịt. Do đó, hình ảnh âm tính trên Xquang không loại trừ có dị vật. Thực tế, có khoảng 2/3 dị vật là cản quang. Những mẹo sau sẽ có thể giúp ích để đọc phim:
- Các loại pin đĩa thường có hình bóng đôi hoặc chồng tiền.
- Dị vật khí quản thường nhìn tốt nhất trên phim nghiêng.
- Dị vật thực quản nhìn tốt nhất trên tư thế coronal.
Thời gian can thiệp sẽ phụ thuộc vào bối cảnh lâm sàng, ngay cả với các vật tương tự nhau (Bảng 92.1). Câu thần chú “ ABCs” trong cấp cứu vẫn hiệu nghiệm ở đây, và cũng như nhiều trường hợp khác, tổn thương đường thở là một cấp cứu thực sự. “Những dấu hiệu khó khăn” khác để nội soi khẩn cấp bao gồm không xử lý được các chất tiết, sốt, tiếng lép bép, hoặc khí tự do trên Xquang. Hơn nữa, nếu dị vật nhọn, là pin đĩa, hoặc nam châm, không nên chờ nội soi. Các trường hợp cân nhắc nội soi ngay (hơn là cấp cứu) bao gồm các dị vật lớn, không có khả năng ăn uống qua đường miệng, hoặc dị vật thực quản trong hơn 24h.
BẢNG 92.1 ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ |
Khối thức ăn: Glucagon 1g truyền tĩnh mạch. Nội soi trong vòng 24h Chú ý: không dùng chất làm mềm thịt |
Các vật sắc nhọn: Cân nhắc CT scan để loại trừ thủng hoặc áp xe. Nếu không có, cân nhắc nội soi và phẫu thuật |
Pin đĩa: nội soi cấp cứu nếu nó mắc ở thực quản. nếu không thì theo dõi cẩn thận. |
Nam châm: cần can thiệp ngay |
Các vật tròn/đồng tiền: Phoóc xép nếu thấy được, nội soi nếu lèn chặt, theo dõi cẩn thận nếu nó đi qua dạ dày và khá nhỏ. |
Gói thuốc: Thường theo dõi cẩn thận là thích hợp. Can thiệp khi có nguy cơ thủng. |
Cần quan tâm đặc biệt đến các bệnh nhân là trẻ em. Việc ăn uống của chúng thường âm thầm, và việc khai thác tiền sử từ người chăm sóc là rất quan trọng. Phim XQ thường là đủ trong những trường hợp này; tuy nhiên, tránh thuốc cản quang đường uống do nó không đưa thêm nhiều thông tin và có nguy cơ cao gây hít sặc. Một khi xác định được vị trí và loại dị vật, miễn là nó không phải là mối nguy hiểm cấp tính, đứa trẻ có thể được xuất viện và theo dõi bằng chuỗi hình ảnh nhờ bác sĩ của mình cho đến khi đại tiện. Việc theo dõi được khuyến cáo cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng này, bởi việc đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân gây tắc sẽ giúp đề phòng bị tắc lại và các biến chứng có thể có. Ở một số trường hợp, việc theo dõi sẽ làm lộ ra một chẩn đoán xấu khác, chẳng hạn khối u ác tính, đòi hỏi can thiệp nhanh chóng. Cuối cùng, mục tiêu là để đề phòng thủng, dẫn đến nguy cơ tử vong đáng kể, cả ngay và lâu dài.
ĐIỂM QUAN TRỌNG
- Đánh giá đường thở đầu tiên.
- Vị trí và loại dị vật sẽ giúp đưa ra lời khuyên điều trị .
- Pin đĩa, nam châm, và các dị vật sắc nhọn thường đòi hỏi can thiệp ngay lập tức.
- Theo dõi những bệnh nhân này.