Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Nhận Biết Các Dấu Hiệu Trên Xquang Của Trật Khớp Thuyền – Nguyệt
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Nhận Biết Các Dấu Hiệu Trên Xquang Của Trật Khớp Thuyền – Nguyệt
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Nhận Biết Các Dấu Hiệu Trên Xquang Của Trật Khớp Thuyền – Nguyệt

NICHOLAS ABRAHAM, MD AND STUART SWADRON, MD, FRCPC

Trật khớp thuyền – nguyệt (SLD) được biết đến rộng rãi như là tổn thương dây chằng phổ biến nhất ở cổ tay. Tổn thương xảy ra độc lập cũng như với một loạt các dạng gãy xương – trật khớp khác, bao gồm lên đến 30% trường hợp gãy đầu dưới xương quay hoặc gãy xương cổ tay. Cơ chế thường là do lực tác động trực tiếp đến bàn tay và cổ tay trên mô cái với cổ tay ở tư thế duỗi, ngửa và nghiêng trụ. Điều này dẫn đến sự rách cấp tính của dây chằng thuyền – nguyệt tạo ra một khoảng trống giữa xương nguyệt và cực gần xương thuyền. Ngoài ra, tổn thương có thể đi kèm với rách gây chằng quay nguyệt.

SLD thường bị bỏ sót với biểu hiện ban đầu có thể rất tinh tế, đặc biệt là khi xảy ra độc lập hoặc có liên quan với các tổn thương nghiêm trọng khác. Nó vốn khó phát hiện vì thường hiện diện mà không có gãy xương. Trên lâm sàng, bệnh nhân biểu hiện với các mức độ giảm khả năng cầm nắm, hạn chế cử động, sưng phù và đau. Những triệu chứng và dấu hiệu này thường đi kèm cảm giác “clunking” hoặc “snapping” với cử động của cổ tay. “Scaphoid tilt test” có giá trị để xác định sự hiện diện của tổn thương. Test dương tính giúp chẩn đoán khi được thực hiện bởi một bác sĩ có kinh nghiệm.

SCAPHOID TILT TEST

  • 1) Đặt bốn ngón tay phía sau xương quay với ngón cái trên củ xương thuyền.
  • 2) Dùng bàn tay khác di chuyển thụ động từ nghiêng trụ sang nghiêng quay.

Khi bàn tay nghiêng trụ, xương thuyền ở tư thế duỗi cùng với cẳng tay, và khi nghiêng quay, thì xương thuyền ở tư thế gấp. Lực tác dụng trên củ xương thuyền trong khi di chuyển bàn tay từ nghiêng trụ sang nghiêng quay ngăn không cho xương thuyền gập lại. Nếu dây chằng thuyền – nguyệt bị rách, cực gần di chuyển mặt lưng ra khỏi liên kết với xương quay, thường gây đau ở cổ tay. Khi không còn lực tác dụng, sẽ tạo ra “clunking” hoặc “snapping” điển hình như mô tả ở trên.

Chẩn đoán được xác định bởi sự hiện diện của một hoặc nhiều đặc điểm trên X quang. Các bác sĩ cấp cứu nên hiểu rõ về khối xương cổ tay và biết cách đánh giá các phim X quang. Có nhiều cách đơn giản để ghi nhớ, một ví dụ là “So Long To Pinky, Here Comes The Thumb” tương ứng với scaphoid (xương thuyền), lunate (xương nguyệt), triquetrum (xương tháp), pisiform (xương đậu), hamate (xương móc), capitate (xương cả), trapezoid (xương thê), và trapezium (xương thang). Trên phim trước sau (AP), các bác sĩ nên tìm kiếm sự mở rộng của khoảng thuyền – nguyệt. Khoảng thuyền – nguyệt > 3 mm là đặc điểm bệnh lý, được đặt tên là dấu hiệu “Terry Thomas” theo tên của một diễn viên hài nổi tiếng những năm 1960. Gần đây, nó đã được gán cho cái tên mới là dấu hiệu “David Letterman”. Dấu hiệu thứ hai cần lưu ý là “cortical ring sign” (xem Hình 281.1). Phim nghiêng cũng cần được xem xét kỹ để đảm bảo rằng xương quay, xương nguyệt và xương cả tạo thành một đường thẳng. Có thể vẽ được một đường qua trung tâm của xương nguyệt và xương thuyền để tạo thành góc thuyền – nguyệt, nằm trong khoảng từ 30 đến 60 độ. Cần đánh giá đầy đủ trên X quang về trật khớp quanh nguyệt cũng như gãy đầu dưới xương quay, mỏm trâm quay, hoặc xương thuyền vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với SLD.

Figure 281.1 AP radiograph of scapholunate dislocation. (From Bucholz RW, Heckman JD, eds. Rockwood and Green’s Fractures in Adults. 5th ed. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer, 2002.)

Bệnh nhân trật khớp thuyền – nguyệt nên được cố định với “thumb spica splint” với cổ tay ở tư thế trung tính hoặc gập bàn tay 10 đến 15 độ. Chuyển bệnh nhân đến với một bác sĩ chấn thương chỉnh hình là cần thiết vì những tổn thương này thường khó sửa chữa với kết quả không thể dự đoán được. Các phương thức phổ biến nhất được dùng là xuyên kim qua da hoặc sửa chữa dây chằng. Sửa chữa kịp thời trong giai đoạn cấp của tổn thương mang lại hiệu quả cao nhất về mặt kết cục. Do đó cần phải chẩn đoán sớm để ngăn chặn các di chứng bao gồm tình trạng viêm khớp thoái hóa sau đó.

KEY POINTS 

  • Trật khớp thuyền – nguyệt (SLD) là tổn thương dây chằng phổ biến nhất ở cổ tay.
  • Các phát hiện chính trên phim Xquang bao gồm sự mở rộng khoảng thuyền – nguyệt và “cortical ring sign”.
  • Phim nghiêng là rất quan trọng để kiểm tra xem có trật khớp quanh nguyệt kèm theo hay không.
51 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon