Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Nắm Được Cách Cài Đặt Thông Khí Chuẩn Trong Đợt Cấp Hen Phế Quản
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Nắm Được Cách Cài Đặt Thông Khí Chuẩn Trong Đợt Cấp Hen Phế Quản
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Nắm Được Cách Cài Đặt Thông Khí Chuẩn Trong Đợt Cấp Hen Phế Quản

Hen tối cấp (Acute severe asthma or status asthmaticus), được định nghĩa là một đợt co thắt phế quản không đáp ứng với điều trị thông thường và có thể diễn tiến rất nhanh đến tình trạng suy hô hấp (respiratory failure). 

Bệnh nhân với cơn hen tối cấp sẽ biểu hiện tình trạng suy kiệt hô hấp (respiratory distress) đáng kể, và cần xử trí ngay lập tức để giảm thiểu tỷ lệ tử vong, biến chứng. Cần phối hợp tối đa các thuốc điều trị cho những trường hợp này, bao gồm giãn phế quản đường hít, truyền dịch tĩnh mạch, epinephrine, và có thể là cả thông khí áp lực dương không xâm nhập.  Chỉ định đặt nội khí quản và thở máy không nên lạm dụng. Thông khí xâm nhập ở những bệnh nhân hen có thể rất nguy hiểm và làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong. 

Xử trí ban đầu  với cơn hen tối cấp nên chú trọng trước hết vào tình trạng thông khí (breathing), rồi sau đó là tuần hoàn (circulation), và cuối cùng là thông thoáng đường thở (airway),  tuần tự theo ba bước

“BCA”​. Khi thất bại với điều trị, đặt nội khí quản và thở máy có thể được cân nhắc. Luôn ghi nhớ rằng bệnh nhân với cơn hen tối cấp gặp rất nhiều khó khăn trong thì thở ra.  Tình trạng co thắt phế quản sẽ làm

cho bệnh nhân rất khó thở ra  ⇒ không thể tống hoàn toàn thể tích khí lưu thông (tidal volume) lúc hít vào. Thêm vào đó,​ tần số thở nhanh làm rút ngắn thì thở ra.  Tất cả những vấn đề sẽ gây nên một tình trạng gọi là  ​PEEP​ ​(positive end-expiratory pressure = áp lực dương cuối kỳ thở ra), điều này sẽ đưa đến tình trạng ứ khí động học (dynamic hyperinflation). Khi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, sẽ có tình trạng tăng giữ CO2 và toan hô hấp. 

Khi bệnh nhân được đặt ống NKQ và thở máy, quá trình thông khí sẽ

chuyển áp lực âm thành áp lực dương ⇒ điều này sẽ càng làm  tăng áp lực trong lồng ngực  ⇒ giảm máu tĩnh mạch đổ về, rối loạn chức năng thất phải và gây tụt huyết áp.  Lỗi thường gặp  trong thông khí ở những bệnh nhân đó là cài đặt máy thở sao cho “blow off” (tống hết) CO2 nhằm giải quyết tình trạng toan hô hấp. Chính điều này sẽ càng làm nặng tình trạng ứ khí và có thể gây  chấn thương khí áp (barotrauma)  tại các phế nang. Và trong khi áp lực lồng ngực ngày càng tăng lên, nguy cơ tràn khí màng phổi áp lực (tension pneumothorax)  cũng tăng theo.

Mấu chốt quan trọng trong cài đặt thông khí ở những bệnh nhân hen đó là ​cài tần số thở ở mức thấp.  Tần số thở thấp sẽ cho bệnh nhân đủ thời gian để thở ra hoàn toàn trong mỗi chu kỳ thở ⇒ tránh ứ khí. Một nhược điểm của cài đặt này là tăng tích trữ CO2, tình trạng này được biết đến với cái tên  “ưu thán cho phép” (permissive hypercapnea)​. Nồng độ CO2 trong động mạch được cho phép tăng trên ngưỡng bình thường để tránh tình trạng  thở chồng (“breath stacking”).  Và do đó, pH cần phải được theo dõi sát để tránh tình trạng nhiễm toan nguy hiểm. 

Cần phải nhớ là  thể tích khí lưu thông dựa vào cân nặng lý tưởng của bệnh nhân, không dựa vào cân nặng thực.  Sử dụng cân nặng thực sẽ đưa đến việc chỉ định thể tích khí lưu thông vượt quá mức cần thiết ⇒ làm nặng thêm tình trạng ứ khí. Nếu cài đặt tần số thở thấp không giúp cho thì thở ra đủ thời gian, chúng ta có thể tăng thời gian lưu thông thì hít vào “inspiratory flow time”. Điều này sẽ giúp tăng thời gian cho pha thở ra. Cài đặt thông số máy thở ban đầu cho bệnh nhân hen được liệt kê ở  Bảng 239.1 .

Các báo động của máy thở cần ngay lập tức được xem xét. Hầu hết các máy thở đều được cài đặt để báo động khi  áp lực đỉnh (peak pressure)​ ​tăng cao. ​Áp lực đỉnh  phản ánh  áp suất trong đường thở lớn và ống thông khí  (ventilator tubing), nhưng​ không phản ánh áp suất trong phế nang.  Vì những bệnh nhân hen có thể tốc độ dòng khí thở vào (inspiratory flow rates) rất cao, áp lực đỉnh thường tăng. Một phương pháp tốt hơn để đánh giá chấn thương khí áp (barotrauma) và nguy cơ tổn thương phế nang đó là  ​áp lực bình nguyên (plateau pressure)​.​ “Plateau pressure” có thể được kiểm tra bằng cách ấn vào nút “inspiratory pause” trên máy thở và thông số này thường được giữ thấp hơn 30 cm H2O.  Nếu áp lực bình nguyên  tăng cao hơn 30 cm H2O​, phế nang rất dễ bị chấn thương khí áp và chúng ta cần điều chỉnh máy thở để giảm áp lực này, bằng cách  giảm tần số thở  hơn nữa và tiếp theo đó là  giảm thể thể tích khí lưu thông “tidal volume” . Những cài đặt này, lần lượt, sẽ làm tăng CO2 động mạch và gây toan máu. 

Mặc dù áp dụng cách tiếp cận “ưu thán cho phép” trong những trường hợp này, bệnh nhân hen vẫn có thể tiến triển đến tình trạng rối loạn huyết động và thiếu khí (hypoxia) sau đặt nội khí quản. Nhận biết nhanh các vấn đề bên dưới và xử trí ngay là rất cần thiết và có thể đạt được bằng mẹo ghi nhớ  DOPES​ ​(​Bảng 239.2). 

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Thông khí xâm nhập  ở bệnh nhân hen  có thể  gây nhiều  nguy hiểm  và làm tăng tỷ lệ tử vong, bệnh tật.
  • 2. Lỗi  thường gặp trong cài đặt thông khí ở những bệnh nhân hen là cố  “blow off” CO2 ​nhằm giải quyết tình trạng toan hô hấp.
  • 3. Vấn đề nền tảng trong cài đặt thông khí ở bệnh nhân hen là  cài tần số thở thấp.
  • 4. Thể tích khí lưu thông dựa vào cân nặng lý tưởng  của bệnh nhân chứ  không phải là cân nặng thực.
  • 5. Nếu cài đặt tần số thở thấp không hiệu quả để làm tăng thời gian thở ra, có thể tăng thời gian lưu thông thì hít vào.
2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon