Mẹo lấy các dị vật trong da
Khi một vật gì đó thâm nhập vào da, có 2 điều xấu có thể xảy ra: (1) vật này có thể gây tổn thương dây thần kinh, gân hoặc mạch máu, và (2) nếu khu vực xung quanh dị vật này nhiễm khuẩn, nó sẽ tống dị vật ra.
MẸO LẤY BỎ DỊ VẬT
- Nếu bạn có thể thấy dị vật: nên nghĩ vài giây trước khi lấy nó ra. Nghĩ: nó sâu không? Bạn có thể lấy nó ra không? Nó có chọc vào mạch máu? Nếu nó lớn hơn 1 cái dằm, có thể là mảnh vụn gỗ hoặc gì đó có thể xé tổn thương, cần cố gắng lấy nó ra theo đúng con đường nó đi vào
- Nếu bạn không thể gắp nó ra nhưng vẫn có thể nhìn thấy nó: bạn lấy nhíp hoặc kim vô trùng, dùng đầu kim lựa đẩy trên bề mặt da hơn là cố lấy nó ra bằng nhíp
- Nếu bạn không thể thấy hay cảm nhận được dị vật: Hãy để nó lại một mình. Việc gảy xung quanh nó cũng giống như cố gắng tìm 1 cây kim trong đống cỏ khô. Đắp khăn ấm như bạn vẫn điều trị nhiễm khuẩn. Thông thường các mẩu kim loại nhỏ không gây hại. Với những vật liệu khác cơ thể bạn sẽ phản ứng miễn dịch tìm cách đẩy nó lên bề mặt. Nếu nó chọc vào không quá sâu, nó sẽ nằm đó trong 1 vài ngày. Khi nó cắm quá sâu, phản ứng viêm sẽ bọc nó lại, đưa nó vào 1 khối phồng lồi lên mặt da, khi đó chỉ cần chích bằng kim hoặc dao vô trùng bằng thủ thuật
MÓC LƯỠI CÂU
Phương pháp lấy bỏ lưỡi câu
Nếu bạn từng bị cái móc câu cá móc vào thịt, bạn biết cảm giác này đau và khó chịu đến nhường nào
Làm sạch khu vực bị chọc trước. buộc sợi dây kéo thẳng móc câu ra phía trước đồng thời ấn ngón tay vào thân lưỡi câu
Nếu điều đó không hiệu quả, bạn có thể nâng lưỡi câu kèm theo rạch da để lấy