Làm thế nào tránh cứng khớp vĩnh viễn sau nẹp ?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Làm thế nào tránh cứng khớp vĩnh viễn sau nẹp ?
YHOVN 2 năm trước

Làm thế nào tránh cứng khớp vĩnh viễn sau nẹp ?

Khi tôi học ở trường y, tôi bị trật khớp giữa của ngón trỏ khi đang đá bóng. Tôi phải nẹp trong 6 tuần.

Sau khi tháo ra, tôi cố gập ngón tay nhưng khớp không nhúc nhích. Sau vài ngày cố gắng, khớp có nhúc nhích 1 chút. Thật sự tôi rất vui vì sự cố gắng này. Giờ tôi đã có tuổi nhưng vẫn phải cố để nó hoạt động

Nếu bạn nẹp bất kỳ khớp nào trong 1 vài ngày, nó sẽ trở nên cứng đờ. Nẹp càng lâu nó càng khó phục hồi. ví dụ bạn nẹp bàn ngón, hãy kiên trí tập luyện như cố gắng nắm lấy 1 quả bóng. Ban đầu nó chỉ chuyển động 1 chút nhưng rồi nó sẽ giúp bạn phục hồi

GÃY XƯƠNG CHẬU

Sau ngã hoặc chấn thương mạnh như tai nạn xe hơi có thể gây ra gãy xương chậu. 1 người bị loãng xương có thể gãy xương chậu ngay cả trong khi đứng

Nghi ngờ gãy xương chậu sau chấn thương nếu bị đau ở vùng đó khi đứng hoặc khi ấn vào. Xử trí ban đầu là băng chặt vùng chậu giúp xương gãy không di chuyển. Nếu gãy xương có thể không ổn định, không nên cho nạn nhân đứng

Với chấn thương do lực tác động mạnh phải nghi ngờ có chảy máu bên trong

Để kiểm tra gãy xương chậu, bạn chú ý xương cánh chậu – bạn có thể gọi nó là xương hông

Nghi ngờ gãy xương có mảnh rời khi những xương này nhìn không đồng đều lúc nạn nhân nằm trên mặt phẳng. Nếu chúng như nhau, dùng 2 tay ấn đè lên 2 bên, nếu có sự di chuyển 1 bên, có thể đã có gãy rời mảnh xương (xương chậu mất vững)

Trường hợp gãy rời hoặc không ổn định cần nhập viện ngay lập tức. trước đó nên nẹp và hạn chế di động cột sống. Vận chuyển bệnh nhân mà không có biện pháp bảo vệ có thể gây tổn thương thêm cơ quan vùng chậu và mạch máu


GÃY XƯƠNG ĐÙI VÀ HÁNG

Làm nẹp kéo nếu gãy xương đùi. Gãy xoắn làm rút ngắn nó. Duy trì lực kéo bằng cách giữ hoặc buộc dây ở tư thế này

Gãy xương háng và đùi thường do ngã hoặc tai nạn ô tô. Tất cả mọi thứ từ dưới đầu gối tới phía trên của hông phải nẹp.

Mối quan tâm lớn là mất máu. Nếu xương bị gãy. Các đầu gãy có thể chọc vào động mạch đùi gần đó gây mất máu nhiều. Điều này cần phải sơ cứu nếu bạn đnag ở vùng sâu vùng xa— đối với loại gãy xương này.

Hãy nẹp và kéo chân bị thương, điều này giúp kéo dài cơ vùng dduif, ép động mạch làm chậm hoặc ngừng chảy máu. Bạn sẽ phải tìm cách để duy trì lực kéo liên tục.

Chấn thương đầu gối

Đôi khi chỉ là một chấn thương nhỏ mà đầu gối của bạn có thể bị rách sụn hoặc dây chằng của khớp. Thường thì bạn cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng pop tiếp theo là đau.

Một trong những mấu chốt để xử trí ban đầu là giữ khớp cố định. Nếu bạn có thể di chuyển đầu gối theo những cách bình thường bạn không thể làm, nếu bạn bị đau hoặc nếu cảm thấy đi bộ đầu gối không ổn định, hãy nẹp cố định nó lại. Nẹp phải đủ dài để được dán hoặc quấn vào đùi và cẳng chân trong khi vẫn giữ đầu gối thẳng.

Giảm trọng lượng của bạn lên đầu gối bằng cách nằm xuống hoặc ngồi cho chân nâng lên hoặc sử dụng nạng.

Nếu đầu gối thực sự bị trật khớp, đây là trường hợp cấp cứu vì chấn thương có thể xảy ra đối với các dây thần kinh và động mạch. Bạn có thể so sánh nó với bên không bị thương. Xương đùi và cẳng chân sẽ không gần nhau khi bạn để thẳng chân ra

Phải đưa khớp gối trở lại vị trí cũ trong vòng vài giờ đầu tiên, hoặc có thể bị mất chân. Để làm điều này là dùng cách kéo cẳng chân nhưng 1 số trật khớp gối khó đưa trở lại vị trí và nên nẹp nó lại. Ngay cả khi nó về vị trí, nhiều thần kinh và mạch máu vẫn bị tổn thương, cần đến viện càng sớm càng tốt.

Kéo nắn.

TRẬT KHỚP XƯƠNG BÁNH CHÈ

Xương bánh chè nằm trong một rãnh ở xương đùi và lướt qua lại một cách trơn tru. 1 cú nhảy hoặc đá trực tiếp có thể làm nó trượt khỏi rãnh làm đầu gối cong với xương bánh chè lệch qua phía bên phải hơn (khác trật khớp gối, khớp gối lệch hẳn vị trí.)

Thông thường, xử trí bằng cách từ từ duỗi thẳng chân ra, làm giảm áp lực lên các cơ và dây chằng giữ xương bánh chè. Đồng thời nhe nhàng đẩy xương bánh chè về lại vị trí cũ

Đầu gối cần phải được nẹp trong khoảng bốn tuần với chân duỗi thẳng, dùng nạng trong khoảng một tuần.

GÃY XƯƠNG CHÀY HOẶC XƯƠNG MÁC (CẲNG CHÂN)

Trong hai xương ở cẳng chân, xương chày (cái lớn hơn — cẳng chân) chịu tất cả trọng lượng cơ thể- vì vậy nếu nó gãy mà không được nẹp – có thể xảy ra thảm họa. Bạn có thể ấn dọc theo xương chày, đến điểm lạo xạo hoặc mất liên tục có thể là vị trí gãy ở đó

Dù xương chày có bị gãy hay không, hãy nẹp để cố định và sử dụng nạng. Nếu chân bị cong, và chưa thể đến viện ngay, bạn có thể kéo nắn bằng cách kéo mắt cá chân.

Nạng tự chế

Làm bằng chổi, giẻ lau sàn, cầm ngược cán chổi.

GÃY HOẶC BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN

Chấn thương mắt cá chân thương bị khi đứng, đi bộ chạy hoặc nhảy. Khó có thể phân biệt gãy hay bong gân nếu không chụp XQ. Dùng nẹp và băng chun cùng gậy hoặc nạng. Nếu không có nẹp, quấn băng theo hình số 8.

Bất kỳ chấn thương nào vùng mắt cá phải mất 4-6 tuần để lành. Các khớp mắt cá chân yếu và để đi lại trong khoảng thời gian này nên dùng băng chun hoặc mang giày cao, đặc biệt khi đi bộ trên mặt đất không bằng phẳng

Gãy bàn chân

Bạn có thể gãy bàn chân ngay cả khi không có chấn thương rõ ràng. Thực tế, bạn có thể gãy do áp lực thậm chí chỉ do bạn đi bộ

Nếu không đến được viện ngay, không cần làm gì nhiều trừ việc đi giày cứng hoặc ủng hay dùng nạng trong khoảng 4 tuần

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

Bất cứ trường hợp nào chấn thương đầu, cổ hoặc lưng, bạn nên nghi ngờ có kèm theo chấn thương cột sống. Nếu không ai nhìn thấy tai nạn như nào và nạn nhân bất tỉnh hoặc thậm chí mất định hướng – bạn cần để nạn nhân ở nguyên tư thế

 Nói cách khác, đây là một trường hợp giả định chấn thương cột sống cho tới khi chứng minh điều ngược lại. Bạn phải giả định nạn nhân bị chấn thương cột sống, nghĩa là không di chuyển bệnh nhân, thậm chí không cho phép di chuyển đầu nạn nhân cho tới khi bạn có thể (1) loại trừ chấn thương cột sống hoặc (2) cố định cột sống để nó không di chuyển.

Lý do phải cẩn thận rất đơn giản. Nếu một phần của một đốt sống bị gãy và ép vào tủy sống, có thể làm bệnh nhân bị liệt

Thân đốt sống bảo vệ tủy sống. Hình bên phải là 1 dạng của gãy đốt sống

NGOÀI QUY LUẬT NÀY

Nếu tai nạn xuất hiện ngay trước mắt, như trong đám cháy, trong rừng hoặc nạn nhân ngừng tim, có nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc chảy máu nhiều có thể bỏ qua nguy cơ tổn thương cột sống mà đưa nạn nhân tới viện ngay

LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

Để kiểm tra cột sống đúng cách, bạn cần phải được đào tạo 1 khóa thực hành. Khi chưa thể có hỗ trợ đưa nạn nhân đến viện ngay, bạn đánh giá theo các bước sau. (Nếu nạn nhân không tỉnh táo, định hướng hoặc hợp tác hoặc hôn mê, bỏ qua bước đánh giá này, chuyển đến phần “Di chuyển, Bước 1” )

1. Yêu cầu sự cho phép: Đồng ý luôn phải là bước đầu tiên khi muốn khám hay xử lý bất kỳ nạn nhân nào nếu họ đủ tỉnh táo để trả lời.

2. chèn vật mềm như vải, gối vào cổ nạn nhân mà không di chuyển đầu— bất cứ thứ gì bạn có trên tay. Đệm quanh cổ nạn nhân ngăn đầu lúc lắc theo bất kỳ hướng nào – bao gồm cả nghiêng lên và xuống. Quấn hoặc dán tất cả mọi thứ vào đúng chỗ nhưng không quá chặt đến mức có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân hoặc làm suy hô hấp do bất kỳ lý do nào. Nếu không có đệm lót, hoặc nạn nhân có thể di chuyển, cần ai đó giữ đầu, bạn có thể quỳ, cho đầu nạn nhân nằm giữa 2 đầu gối của bạn. Tóm lại, không bao giờ được di chuyển đầu hoặc thân mình, ngay cả trong khi khám

3. Nhấn vào mỗi đốt sống để đánh giá tìm điểm đau: đốt sống là phần nhô lên bạn có thể sờ thấy dọc theo cột sống của bạn. bắt đầu từ trên xuống dưới. Nếu nạn nhân nằm ngửa, bạn có thể nhấn vào từng xương sườn để thay thế. Nếu một đốt sống gắn với 1 xương sườn bị gãy, nhấn vào xương sườn đó sẽ gây đau đớn cho nạn nhân

4. Kiểm tra các ngón tay và ngón chân để đánh giá cảm giác của nạn nhân: nhẹ cấu hoặc chạm để nạn nhân nói cho bạn, bạn đang sờ hay chạm vào ngón nào, bên chân nào. Khám tất cả các ngón và so sánh 2 bên

5. Kiểm tra trương lực cơ: yêu cầu nạn nhân dùng bàn chân đẩy tay bạn, ưỡn ngửa bàn chân về phía đầu và hướng ngược lại, cho nạn nhân nắm lấy vài ngón tay của bạn và bóp. Cho nạn nhân xòe các ngón tay, nhẹ nhàng ép chúng lại với nhau. So sánh 2 bên để đánh giá trương lực cơ

Nếu bạn thấy đau dọc theo cột sống, mất cảm giác, hoặc yếu cơ, hãy nghĩ đến chấn thương cột sống. Ngay cả khi bạn không thể loại trừ chấn thương cột sống, nên gọi cấp cứu ngay lập tức

DI CHUYỂN, BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TẤM VÁN

Nếu bạn phải vận chuyển nạn nhân, hãy dành 1 phut đánh giá tình hình và lên kế hoạch. Cố gắng tìm thêm người giúp đỡ, ít nhất là 3. Chuẩn bị 1 tấm ván

  1. Nếu bạn có 1 tấm biển quảng cáo là tốt nhất. nếu không có thể dùng tấm ván cứng dài hơn người nạn nhân. Có thể dùng bản lề của cánh cửa cũng được..
  2. Sau đó, dùng khoảng 7 sợi dây vải dùng để buộc nạn nhân lên tấm ván. Đặt chúng bên dưới tấm ván hoặc bảng (như hình dưới). chắc chắn rằng nó đủ dài để quấn quanh nạn nhân và buộc được
  3. Đưa tấm ván tới bên cạnh nạn nhân

DI CHUYỂN, BƯỚC 2: CHUẨN BỊ HỖ TRỢ NHAU

Việc cùng hỗ trợ nhau để đưa nạn nhân lên tấm ván mà không bị cong hay xoắn vặn người cần sự vận chuyển ăn ý

Việc chuyển bệnh nhân sang tấm ván cần có người chỉ huy, giả sử đó là bạn. Trước khi bắt đầu, cần mọi người và mọi thứ sẵn sàng

  1. Đứng vào vị trí: quỳ trên đầu nạn nhân và giữ nó cố định. Trong khi lăn nạn nhân qua, bạn chịu trách nhiệm giữ đầu và di chuyển cùng với toàn bộ cơ thể, đảm bảo cổ nạn nhân không xoay.
  2. Nói những người khác vào vị trí: ngồi dọc nạn nhân. Họ sẽ nghiêng nạn nhân trong khi đặt tấm ván vào dưới lưng, vòng tay qua vai, lưng và đầu gối bên đối diện của nạn nhân và kéo về phía mình
  3. Đưa nạn nhân vào vị trí: sau khi đặt tấm ván dưới lưng nạn nhân, nhẹ nhàng xoay đưa nạn nhân nằm lên tấm ván trong khi đầu, vai, hông và chân thẳng hàng

DI CHUYỂN, BƯỚC 3: TIẾN HÀNH

Là người chỉ đạo, bạn phải đảm bảo mọi thành viên hiểu được điều cần làm trước khi bắt đầu, sau đó:

  1. Tất cả thành viên kéo nạn nhân về phía mình sau khi đếm từ 1 đến 3
  2. Có người đủn tấm ván về dưới lưng nạn nhân càng gần càng tốt
  3. Đếm từ 1 đến 3, nhẹ nhàng đưa nạn nhân nằm lên tấm ván

DI CHUYỂN, BƯỚC 4: CỐ ĐỊNH NẠN NHÂN

Bây giờ bạn sẽ cố định nạn nhân lên tấm ván. Đảm bảo cột sống không di động trong khi vận chuyển

  1. Cần ai đó giữ đầu nạn nhân trong suốt quá trình cố định
  2. Giữ cố định lưng và cổ. Stabilize the back and neck. Nhét vải mềm hoặc mút dưới lưng và cổ, tránh cột sống bị di động. bạn có thể đặt gì đó dưới đầu gối để cho nạn nhân thoải mái. Hãy nhét chặt để khi vận chuyển nạn nhân không thể bị nhúc nhích, di động. Chèn bằng quần áo hay bất cứ thứ gì nhưng không được ảnh hưởng đến tình trạng hô hấp của nạn nhân
  3. Đắp chăn cho nạn nhân tránh hạ thân nhiệt.
  4. Buộc nạn nhân lên tấm ván bằng vải hoặc dây thừng, buộc hình số 8 qua vai và vùng ngực trước của nạn nhân. Buộc đầu cuối cùng, xung quanh cằm và trán

Phải đảm bảo nạn nhân an toàn nếu ván có nghiêng 1 chút. Theo dõi liên tục đề phòng nạn nhân khó thở

CÁCH KÉO NẠN NHÂN KHỎI VÙNG NGUY HIỂM

Nếu bạn phải 1 mình kéo nạn nhân khỏi vùng nguy hiểm, bạn có thể ngồi xổm xuống rồi kéo nạn nhân theo đường thẳng, đừng nhấc cao đầu nạn nhân lên

38 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar