Làm sao cấp cứu nạn nhân nghẹt thở ?
Khi 1 người rối loạn ý thức, không hoàn toàn tỉnh táo lại nằm ngửa ra, anh ta dễ nôn hoặc nước bọt sặc vào phổi. Nếu nghi chấn thương cột sống, hay dùng phương pháp ở đây.
NGUYÊN NHÂN HAY GẶP
Lý do gây rối loạn ý thức quyết định bạn sẽ làm gì tiếp theo. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, bạn có thể tìm thấy manh mối bằng khám nhanh
Bạn cần nhớ từ khóa AEIOU TIPS tuy không đủ hoàn toàn nhưng là các nguyên nhân hay gặp. Đừng bao giờ đưa ra kết luận cuối cùng cho tới khi bạn hoàn thành các bước kiểm tra. Có thể có nhiều nguyên nhân hoặc là yếu tố góp phần
AEIOU TIPS.
Alcohol – rượu
Đầu mối: mùi rượu, chai rượu.
Xử trí: nếu rượu là lí do duy nhất gây rối loạn ý thức thì xử trí chỉ đơn giản là để nạn nhân nằm ngủ 1 cách an toàn. Tránh nôn sặc vào đường thở, và nên nhớ thở mùi rượu không có nghĩa là không có nguyên nhân khác gây rối loạn ý thức
Động kinh (co giật)
Đầu mối: xem giấy tờ trong túi. Thường có dấu răng cắn vào lưỡi
Xử trí: xem ở đây.
Nhiễm trùng
Đầu mối: có biểu hiện bệnh trước khi rối loạn ý thức. lú lẫn ở người già là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn thường gặp như viêm bàng quang. Sốt là manh mối khác, thậm chí nếu sốt cao, da có thể lạnh và ẩm – hoặc da đỏ bừng lên và ấm mà không có sốt
Xử trí: tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nhiễm khuẩn mà xử trí. Chẩn đoán và xử trí sớm giúp tăng khả năng sống sót
Quá liều thuốc
Đầu mối: chai thuốc, vỉ thuốc, đồng tử co tít trong quá liều opiate như heroin, morphine, codeine, và thuốc giảm đau khác. Đồng tử giãn có thể do quá liều cocaine hoặc an thần
Xử trí: có naloxone dạng tiêm tự động hoặc hít qua mũi. Nếu không có nên đưa đến viện ngay
Tăng ure máu
Ure là chất độc trong máu khi thận không thể thực hiện chức năng đẩy chúng ra
Đầu mối: có vòng đeo cảnh báo nếu bệnh nhân có vấn đề về thận. Bệnh nhân lọc máu có cầu tay (ống cắm vào tĩnh mạch) .
Xử trí: cần đưa đến viện
Chấn thương hoặc rối loạn thân nhiệt
Đầu mối chấn thương: bằng chứng qua thăm khám (xem ở đây) hoặc thấy nạn nhân ở vị trí tai nạn. xử trí tùy thuộc dạng chấn thương
Đầu mối rối loạn thân nhiệt: bằng chứng tăng hay giảm nhiệt độ (xem ở đây để điều trị).
Insulin
Chúng ta đang nói về tiểu đường – 1 người có thể dùng quá liều insulin (làm tụt đường huyết) hoặc quá ít insulin (tăng đường huyết)
Đầu mối: giấy tờ trong túi, vòng cảnh báo, bơm insulin mang theo người. Đôi khi tăng đường huyết nặng có biểu hiện kích động giống như 1 người đang say rượu vậy
Xử trí: cho nạn nhân ăn chút đồ ăn hoặc nước hoa quả. Trừ khi bạnbiết cách dùng insulin, nếu không bạn nên đưa bệnh nhân đến viện
Ngộ độc hay rối loạn tâm thần
Đầu mối ngộ độc: chai thuốc, thức ăn cũ, ăn cái gì đó còn sót lại
Xử trí ngộ độc: hay gặp uống quá nhiều rượu (xem ở đây), tất cả việc bạn cần làm là giữ đường thở nạn nhân thông thoáng để chờ độc tố thải hết. Có 1 vài thuốc giải độc bạn có thể dùng nếu biết. Không bao giờ gây nôn cho ai đó để tống ra do nguy cơ hít sặc vào phổi (xem ở đây).
Đầu mối loạn thần: các vỏ chai hoặc vỉ thuốc hoặc tiền sử rối loạn tâm thần. nạn nhân có thể thay đổi trạng thái ý thức, lú lẫn tới kích động quá mức
Xử trí: điều này rất phức tạp. phải cho dùng đúng thuốc bệnh nhân dùng và cố gắng làm nạn nhân bình tĩnh, trường hợp xấu bạn nên tránh xa ra để bảo vệ an toàn cho mình
Phải làm gì nếu 1 người gục xuống
Làm theo phác đồ dưới khi có ai đó gục xuống
Đột quỵ
Đầu mối: méo mặt, tay chân yếu 1 bên, nói ngọng, giảm thị lực hoặc thất ngôn
Xử trí: xem ở đây.
KHÁM NGƯỜI RỐI LOẠN Ý THỨC
Bất kể nguyên nhân gây rối loạn ý thức là gì, nếu nạn nhân mất ý thức hoặc không khám được khả năng định hướng, bạn cần khám toàn thân
Nếu người đó không đáp ứng, bao giờ bạn cũng phải đánh giá dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở. Nếu bệnh nhân ngưng thở, bắt đầu ép tim (xem ở đây). Tiếp tục ép tới khi có nhân viên y tế đến hoặc bạn đã kiệt sức
Nếu người đó vẫn còn dấu hiệu sinh tồn hoặc vẫn còn ý thức, bạn có thể khám chi tiết. trong khi tiến hành, nếu phát hiện chấn thương cột sống, nếu bạn không biết phải làm gì, đừng di chuyển hay xê dịch bất cứ phần nào của cột sống, kể cả cổ. Điều đó có thể làm bệnh nhân liệt do mảnh gãy xương đốt sống chọc vào tủy
Nếu có thêm người nữa, cho người đó giữa đầu nạn nhân trong khi bạn khám. Nếu anh ta nằm xuống, đồng nghiệp quỳ xuống cho đầu nạn nhân nằm giữa 2 tay
Trước khi bắt đầu khám, nếu nạn nhân vẫn tỉnh, cần xin phép chạm vào anh ta trước khi khám bất cứ thứ gì. Nếu anh ta đồng ý, tiến hành các bước sau:
- Cầm bất kỳ vị trí chảy máu nào bằng ép xuống hoặc garo
- Cảm nhận vị trí sưng nề vùng đầu, có thể lõm do vỡ xương sọ. Cố găng đừng di động chúng do hại nhiều hơn lợi, bảo vệ tốt khu vực đó
- Kiểm tra nhanh toàn bộ cơ thể tìm bằng chứng của chấn thương
- Bắt mạch và tìm giấy tờ xem vấn đề bệnh nhân đang bị là gì
- Khám mắt và tai. Mắt tím đen hình mắt gấu trúc hoặc máu chảy qua tai thường do chảy máu bên trong, vỡ nền sọ. nên đưa ngay nạn nhân tới viện
- Kiểm tra xem có vết cắn ở lưỡi (thường trong cơn co giật).
- vén mắt đánh giá đồng tử có đều không. Nếu dùng đèn pin soi xem đồng tử có co lại không. Nếu 2 bên không tương xứng có thể là dấu hiệu của chảy máu não hoặc phù não..
LÀM SAO KHÁM ĐỒNG TỬ
Kiểm tra đồng tử có thể phức tạp hơn một chút so với bạn tưởng tượng. Đừng nên quá cầu kỳ so sánh khác biệt nhỏ 2 bên về kích thước và thời gian phản xạ. Nó sẽ khiến bạn phát điên.
1. Nhìn vào mắt và so sánh để đảm bảo đồng tử trông như nhau.
2. Nếu bạn có đèn pin, hãy chiếu sáng bằng một mắt, sau đó nhanh chóng di chuyển ánh sáng đi. Đồng tử phải co lại khi soi, sau đó giãn ra khi ánh sáng chuyển động. Làm tương tự với mắt kia và so sánh. Thời gian cần để đồng tử giãn ra phải giống nhau.
Nếu môi trường xung quanh khá sáng, đầu tiên che cả hai mắt để cho phép đồng tử giãn ra. (Che chỉ một mắt sẽ không hiệu quả do cả 2 đồng tử vẫn bị co lại do chúng co hoặc giãn cùng nhau.) Nhanh chóng chú ý 1 mắt và quan sát quá trình co và giãn đồng tử. Làm điều này nhiều lần nếu bạn cần.
XỬ TRÍ
Dù với bất cứ nguyên nhân gì, có vài điều bạn có thể làm với tất cả những người có rối loạn ý thức:
- Đảm bảo đường thở thông thoáng. Nếu nạn nhân nằm và mất ý thức, cho nạn nhân nằm nghiêng giúp làm sạch lưỡi và chảy dịch tiết hay dịch nôn từ họng ra ngoài, chỉ làm khi bạn đã loại trừ chấn thương đầu và cổ, nếu có bạn nên làm theo kỹ thuật cùng xoay ở phần trên (xem ở đây).
- Nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân, hãy xử trí nó. Cho insulin hoặc cho ăn, cho kháng sinh, cầm máu…
- Che phủ nạn nhân. Hạ thân nhiệt là yếu tố thường bị bỏ quên
Để nạn nhân ngủ. Nếu anh ta tỉnh táo, sớm hay muộn anh ta sẽ muốn ngủ. Điều đó là bình thường. Chỉ cần chắc chắn rằng anh ta vẫn tiếp tục thở mà không gặp khó khăn gì. Mỗi một hoặc hai giờ, bạn có thể đánh thức anh ta để kiểm tra đồng tử và hỏi các câu hỏi định hướng. Sau đó kéo dài khoảng cách thời gian mỗi lần khám trừ khi khám thấy nạn nhân đang trở nên tệ hơn, cần thay đổi kế hoạch điều trị. Còn lại ngủ giúp nạn nhân phục hồi nhanh hơn Bàn Luận
Toàn bộ sách có thể viết về chấn động não nhưng có 2 thứ phải để ú trong chấn động não: (1) nạn nhân phải có chấn thương đầu, hoặc cái gì đó tác động trực tiếp vào đầu và (2) phải có triệu chứng hoặc không có biểu hiện gãy xương hay tổn thương mô nơi chấn thương. Biểu hiện có thể từ mất ý thức tới choáng váng, nhìn thấy các ngôi sao sau chấn thương. Nạn nhân có thể nhức đầu, nhìn đôi hoặc nhìn mờ, buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt. Hoặc các triệu chứng xuất hiện sau đó như hay quên, khó ngủ hoặc giảm khả năng tập trung. Về cơ bản, chúng ta đang tìm kiếm bất kỳ triệu chứng nào có thể gây ra từ vết bầm tím ngoài da đến não.
ĐIỀU TRỊ
Cần chú ý về vấn đề thể chất và tinh thần. Quan điểm hiện tại vẫn để bệnh nhân bị chấn động não ngủ, tuy nhiên kiểm tra vài giờ 1 lần để chắc chắn triệu chứng của anh ta không xấu đi. Không đọc sách báo, điện thoại, máy tính, nên nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Ngay cả khi các triệu chứng đã biến mấ,t tăng hoạt đồng dần dần. Nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, bệnh nhân nên ngừng bất cứ hoạt động nào gây ra chúng cho đến khi anh ta cảm thấy ổn. Thậm chí sau đó, anh ta nên cân nhắc nghỉ ngơi thêm một hoặc hai ngày trước khi thử hoạt động lại.
Nhân tiện, bất kỳ ai tham gia huấn luyện hoặc quản lý một đội thể thao, bất kể tuổi của những người tham gia, có thể có một số khóa đào tạo để nhận biết và xử lý các chấn động não.
DẤU HIỆU CỜ ĐỎ -RED FLAG
Bất cứ ai bị chấn động não nên đưa đến bác sĩ khám nếu có thể. Nếu bạn là người bị chấn thương, không nên tự đánh giá theo dõi mà nên có ai đó bạn tin tưởng để theo dõi mọi thay đổi trong tình trạng của bạn.
Để tìm ra một số manh mối có thể có tổn thương nghiêm trọng do chấn thương sọ não cần đưa đến bác sĩ khám ngay lập tức, hãy nhớ ABCDEFS:
- Alert – tỉnh táo: Nếu nạn nhân không tỉnh trong ít nhất 30 phút sau chấn thương, đó là vấn đề lớn
- Blood – máu: Nếu có máu chảy ra từ tai, trừ khi bạn chắc chắn nó là do chấn thương từ tai, còn lại phải nghĩ tới tổn thương vỡ nền sọ
- Conscious – ý thức: Mất ý thức vài phút là điều đặc biệt phải quan tâm
- Diffuse (all-over) headache – đau khắp đầu: Nếu nạn nhân đau ngoài khu vực chấn thương, cảm giác đau sâu, bạn không nên cho dùng acetaminophen (Tylenol), đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Do có thể đang có xuất huyết bên trong não, tránh dùng aspirin. Thậm chí NSAID như ibuprofen cũng làm tăng nguy cơ này. Nếu nạn nhân có dùng ma túy, có thể rối loạn ý thức do thuốc hoặc do chấn thương. Cần theo dõi và tránh dùng chúng
- • Eyes- mắt: Nếu đồng tử bình thường, không có nghĩa là bạn không bị thương nặng. Nhưng nếu rõ ràng chúng không bằng nhau hoặc không nhạy cảm với ánh sáng, đó là dấu hiệu tăng áp lực nội sọ- cần chú ý ngay lập tức. Bạn phải chắc chắn đồng tử không như thế trước khi bị thường – vì đôi khi 1 trong 2 mắt của nạn nhân là mắt nhân tạo. Tôi đã gặp tình huống đó. Vâng, tôi đã thấy điều đó xảy ra.
- Fluid: Dịch chảy ra từ mũi hoặc tai nếu có vòng tròn dịch trong bao ngoài cần nghĩ tới dịch não tủy
- Seizure – co giật: Co giật sau chấn thương sọ não có thể là dấu hiệu tổn thương não nặng
ĐỘT QUỴ
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hướng dẫn đánh giá nhanh FAST nhắc bạn về các triệu chứng đột quỵ thường gặp. Đó là mặt lệch 1 bên, yếu cánh tay hoặc chân, nói khó. Chữ T là thời gian để gọi 911.
Bạn có thể đề nghị bệnh nhân nhắm chặt mắt lại, kiểm tra trương lực cơ bằng cách cho anh ta nắm chặt tay bạn. Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản.
Điều trị đôi khi có thể đảo ngược tổn thương do đột quỵ hoặc ít nhất là hạn chế tiến triển thêm, nhưng chỉ làm được ở phòng cấp cứu của bệnh viện và xử trí ngay từ đầu
Nếu không thể đưa tới viện ngay, bạn phải cho bệnh nhân nằm xuống, đảm bảo thông thoáng đường thở, giữ ấm. Cho uống và ăn nếu có thể ăn mà không bị nghẹt thở. Đừng cho aspirin vì có thể đột quỵ là do xuất huyết não
Hãy nhớ rằng ngay cả khi không thể đưa tới viện ngay, đột quỵ không phải lúc nào cũng là một bản án tử hình. Theo thời gian, một số nạn nhân đột quỵ có thể trở nên tỉnh táo và năng động hơn. Có những người có di chứng vĩnh viễn thậm chí tử vong. Tuy nhiên, quá trình phục hồi lâu thường kèm tiên lượng nặng hơn
CO GIẬT
Còn gọi là động kinh (convulsion). Được cho là hoạt động điện bất thường thoáng qua trong não. Không phải lúc nào bệnh nhân cũng co giật mạnh và có các triệu chứng điển hình. Đôi khi nạn nhân ngã xuống sàn, co cứng cơ. Dạng đặc biệt như chỉ có tình trạng nhìn chằm chằm, hoặc mấp máy môi. Việc kéo dài co giật vài phút là bình thường.
Dấu hiệu khác của bệnh nhân có co giật là:
- Tiểu không tự chủ trong khi co giật
Xuất hiện tình trạng lúng túng, bối rối sau khi đã qua cơn co giật. Có thể mất vài phút tới vài giờ để bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn trở lại. Nếu bệnh nhân không rõ điều gì đã xảy r, có thể bị lú lẫn trong vài phút hoặc hơn Thường lú lẫn hiếm khi kéo dài hơn 30s.
- Có bằng chứng nạn nhân cắn vào lưỡi trong khi co giật
- Vòng đeo tay cảnh báo
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân có thể gây co giật bao gồm:
- Động kinh
- Chấn thương sọ não gần đây
- Nhiễm khuẩn như viêm màng não hoặc viêm não
- Hạ Na, Mg hoặc glucose
- Thuốc như cocaine
- Hội chứng cai rượu
XỬ TRÍ
Trong cơn co giật, không cần làm gì ngoài việc tránh để bệnh nhân tự làm tổn thương mình. Đảm bảo không có vật gì có thể làm tổn thương bệnh nhân. Đừng bao giờ nhét thứ gì vào miệng bệnh nhân. Điều này sẽ có hại hơn là lợi. Nên để bệnh nhân ngủ sâu sau khi co giật. Nếu có vấn đề đường thở, cho bệnh nhân nằm sang tư thế an toàn (nếu không có nguy cơ chấn thương cột sống cổ, xem ở đây.)
Nếu không có vòng đeo tay cảnh báo bệnh nhân bị động kinh và không rõ tiền sử co giật, đưa tới viện nếu (1) cơn co giật kéo dài quá 3 phút hoặc (2) có cơn co giật tiếp theo sau cơn đầu tiên. Điều này có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Có thể cắt cơn co giật bằng thuốc chống co giật hoặc an thần như benzodiazepine hoặc lorazepam tiêm tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân co giật có thể cho uống hoặc bơm qua trực tràng trong trường hợp cấp cứu. Đôi khi xoa xoang cảnh với bệnh nhân có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT; xem ở đây) có thể cắt cơn co giật. Cần nhớ bảo vệ đường thở (xem ở đây).
Sau cơn co giật, bệnh nhân có thể không nhớ nhưng thái độ khá khó chịu. Bạn phải kiên nhẫn do sau co giật bệnh nhân khó chịu là điều bình thường
NGẤT XỈU
Ngất xỉu — thuật ngữ y khoa là ngất — là sự mất ý thức đột ngột và tạm thời do giảm tưới máu đến não. Điều này khác với việc bị đánh vào đầu hay mất ý thức. Ví dụ, dùng thuốc quá liều hoặc hôn mê do tiêm insulin
Câu chuyện có thật: trong năm đầu tiên học y, chúng tôi đang ở trong phòng thực hành và yêu cầu chích máu ở đầu ngón tay của nhau bằng kim vô trùng. Một người bạn học của tôi đã ngất đi.
Những năm sau này, tôi thiết lập một quy tắc: Khi bệnh nhân ngất hay bị thương, tôi đều hướng dẫn họ ngồi hoặc nằm xuống. Để đảm bảo tưới máu não
DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA NGẤT
Bệnh nhân ngất thường có các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Buồn nôn
- Vã mồ hôi
- Thở nhanh, nông
- Hạn chế tầm nhìn
- Da ẩm
- Xanh xao
- Chóng mặt
Các dạng ngất
Trước khi biết phải làm gì với người bị ngât, bạn nên biết 1 số lý do gây ngất xỉu. Mất nước và các vấn đề về tim là hai nguyên nhân hay gặp và chúng đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.
Bạn có thể không phải lúc nào cũng biết lý do ngất xỉu, nhưng ít nhất bạn cũng có thể biết được một số nguyên nhân và những gì bạn có thể và không thể làm gì với chúng. Dưới đây là một số điểm phổ biến nhất. Tùy thuộc vào nguồn bạn đọc, tên và cách thức các nguyên nhân được phân loại khác nhau, vì vậy hãy tập trung vào các nguyên nhân và đặt tên cho chúng theo những gì bạn thích.
Ngất do phản xạ phế vị: khi người khỏe ngất
Ngất liên quan tới thần kinh phế vị là loại hay gặp nhất. Sợ hãi, đau đớn, lo âu và thở nhanh có thể gây ngất. Đôi khi có thể nhìn thấy máu, ho, đi tiểu, stress, nâng vật gì đó nặng thậm chí cười cũng có thể gây ngất
Dây thần kinh phế vị bắt đầu ở thân não và đi xuống cổ vào ngực và xuống bụng. Một trong những công việc của nó là giúp điều chỉnh huyết áp của bạn. Ngất do phản xạ phế vị là dây thần kinh phế vị của bạn đáp ứng với tình huống đó bằng cách giảm huyết áp đột ngột (giảm nhịp tim, giãn động mạch, hoặc cả hai). Điều này dẫn đến việc thiếu máu đột ngột đến não. Phản ứng phế vị cũng có thể gây các triệu chứng trước khi ngất xỉu như tăng tần số thở, vã mồ hôi, buồn nôn và nhịp tim nhanh hơn. Tại sao các tình huống trên lại kích hoạt phản ứng phế vị ở 1 số người thì nguyên nhân chưa rõ. Được cho là do phản xạ
Ngất do thay đổi tư thế: đứng lên và ngã xuống
Khi bạn đứng, cơ thể của bạn phải phản ứng theo cách để đảm bảo lưu lượng máu tiếp tục đến não. Điều này cần một trái tim khỏe mạnh, mạch máu co lại, phải đủ tế bào hồng cầu và máu trong lòng mạch. Nếu quá trình điều chỉnh mất nhiều thời gian hơn bình thường sẽ gây ngất- ngất do thay đổi tư thế
Mất máu, thiếu máu nặng và mất dịch có thể gây ngất khi thay đổi tư thế. Ngoài ra đứng 1 chỗ quá lâu làm ứ máu ở chân làm tim tạm thời thiếu máu cấp lên não
Ngoài ra còn dạng ngất khi thay đổi tư thế do bệnh nhân dùng các loại thuốc làm ức chế quá trình đáp ứng bù trừ của cơ thể. Đặc biệt ở người cao tuổi
Ngất do tim: khi tim bạn có vấn đề
Các vấn đề của tim như suy tim sung huyết, block tim có thể làm giảm tưới máu tới não và gây ngất. Các vấn đề khác như nhịp quá nhanh hoặc chậm, cơ tim yếu đều có thể gây giảm tưới máu não và gây ngất
Ngất do nguyên nhân thần kinh: do não
Hiếm khi, migraine có thể gây ngất, có thể do thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA), còn gọi là cơn đột quỵ nhỏ
Xử trí
Không có vấn đề gì, nếu ai đó đột nhiên xuất hiện vã mồ hôi hoặc có ánh mắt vô hồn, hãy đề nghị cô ấy ngồi xuống và cúi đầu để đầu thấp hơn ngực cô. Nếu cô ấy sẵn lòng, nằm xuống thậm chí còn tốt hơn. Nếu cô ấy bắt đầu ngã, hãy đỡ tránh cho cô ấy bị thương. Đừng bao giờ giữ nạn nhân đứng thẳng do sẽ làm giảm máu tưới đến não
Khi đầu thấp hoặc thấp hơn tim, nạn nhân sẽ tỉnh lại, mặc dù có thể ở trạng thái uể oải. Cho cô ấy ở tư thế đó trong vài phút tới khi các triệu chứng giảm xuống. Đo huyết áp và đếm mạch. Đảm bảo chúng bình thường trước khi cô đứng lên. Sau đó, cô có thể ngồi trong vài phút, nếu không có triệu chứng, có thể từ từ đứng lên. Nếu các triệu chứng tái phát, hãy giúp cô ấy nằm đầu thấp một lần nữa, để cho các triệu chứng giảm dần, và từ từ thử lại lần nữa.
Nếu người đó có thể ngồi dậy trong vài phút và cuối cùng đứng lên, nguyên nhân có thể là do phản xạ phế vị, đặc biệt khi có nguyên nhân khởi phát như sợ hãi hoặc nhìn thấy máu. Nếu bạn không chắc nó là do phản xạ phế vị, hãy đưa nạn nhân tới bệnh viện
Thông thường, lý do ngất có thể khá rõ ràng như ở người mất nhiều máu hoặc nước do nôn. Dưới đây là 1 số dấu hiệu “Cờ đỏ” cho thấy có gì đó nghiêm trọng đang diễn ra, nếu có:
• Không có dấu hiệu cảnh báo trước khi ngất xỉu, hoặc tim đập nhanh hơn một vài giây trước khi nạn nhân ngất: điều này có nghĩa là có thể do tim. Cần đánh giá ngay lập tức
• Ngất trong khi tập thể dục: mặc dù có thể do phế vị và không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch không triệu chứng, làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột do gắng sức trong tương lai
• Đồng tử kích thước không bằng nhau: điều này có nghĩa là có thể có tăng áp lực nội sọ do đột quỵ, chấn thương hoặc khối u
• Đau đầu dữ dội: điều này có thể gợi ý chứng đau nửa đầu hoặc đột quỵ
• Hạn chế tầm nhìn có thể là đột quỵ, đau nửa đầu hoặc u não
• Đau bụng có thể là dấu hiệu của phình động mạch chủ bụng, có thể kèm lóc tách: cần đưa ngay đến viện
SHOCK
Khi bạn bị sốc, toàn bộ cơ quan cơ thể bạn và các mô không đủ máu và oxy cung cấp. Máu mang oxy chỉ có thể đi qua cơ thể một cách hiệu quả nếu (1) tim đủ mạnh để bơm đúng cách, (2) các mạch máu co thắt và giãn để giữ áp suất và lưu lượng dòng chảy để lấp đầy các mạch máu. Nếu không tim bạn phải bù bằng cách tăng tốc độ bơm, nhưng đôi khi điều đó không đủ.
Sốc gây đe dọa tính mạng. Cần nhập viện ngay nhưng có một số điều bạn có thể làm trước đó
SỐC
Đôi khi chúng ta bị sốc tâm lý, điều này không đe dọa tính mạng, đó là stress về mặt tinh thần. Nhưng sốc thực thể có khả năng đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong. Ví dụ như sốc tim do nhồi máu cơ tim… cần các biện pháp điều trị bên dưới
MANH MỐI
Dấu hiệu và triệu chứng của sốc là:
- Da lạnh, ẩm
- Thở nhanh, nông
- Mạch nhanh
- Huyết áp tụt
- Lú lẫn
- Không tỉnh táo
- Mắt không tập trung nhìn được
XỬ TRÍ
Đối với bất kỳ loại sốc nào, hãy giữ đường thở thông thoáng, bổ sung oxy cho nạn nhân. Giữ ấm bằng chăn trừ khi nạn nhân có tăng thân nhiệt. Nói chung nên bù dịch là ưu tiên trừ khi nạn nhân có vấn đề tim mạch. Nếu có, phải cho dịch từ từ
Khi ai đó bị sốc, nhanh chóng đưa nạn nhân tới viện, nhưng đây là một số điều bạn có thể thử làm với các loại sốc khác nhau nếu chưa thể đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện
SỐC GIẢM THỂ TÍCH
Mất máu hoặc mất nước có thể làm giảm thể tích dịch trong lòng mạch vượt quá ngưỡng tim có thể đáp ứng bù. Ngoài ra, mất máu làm bạn giảm lượng hồng cầu có thể vận chuyển oxy tới các mô
Nếu nạn nhân tỉnh táo, hãy cho uống nước. Nếu có thể truyền tĩnh mạch, không nên truyền quá nhanh cho ai đó có vấn đề về tim mạch. Cũng truyền từ từ cho ai đó chảy máu bên trong do áp lực quá cao làm vỡ cục máu đông đang được hình thành lỏng lẻo gây mất máu nặng hơn.
Có thể cần truyền máu.
SỐC PHẢN VỆ
Trong sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng tạo ra các hoạt chất trung gian làm co thắt đường thở và mạch máu giãn ra khi chúng bị co thắt ngăn không cho huyết áp tăng lên. Epinephrine tiêm (như EpiPen) là phương pháp điều trị cần thiết cho sốc phản vệ. Những người mắc bệnh dị ứng nặng hoặc hen suyễn thường giữ thiết bị này để phòng trường hợp khẩn cấp như vậy. Nếu không có sắn, xịt albuterol hoặc dùng steroid có thể dùng. Thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl) cũng có thể dùng. Chương 5 có thêm thông tin về sốc phản vệ trong phần về các vụ kiện. Bất kể lý do sốc phản vệ, điều trị ban đầu là như nhau.
Sốc tim
Một cơn đau tim, suy tim sung huyết, viêm cơ tim, nhịp tim bất thường hoặc bệnh van tim có thể làm suy giảm khả năng bơm máu của tim. Hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt cũng có thể làm suy yếu tim
Cho nạn nhân nằm xuống, như với các loại sốc nhưng trong trường hợp này nên cho đầu cao chút để tránh tích tụ dịch trong phổi. Với sốc tim, phải đưa ngay tới viện, nhưng nếu nhịp nhanh kịch phát trên lâm sàng (PSVT), thì có thể thử mát-xa và làm nghiệm pháp phế vị khác
SỐC NHIỄM KHUẨN
Nhiễm trùng nặng có thể làm tổn thương trực tiếp các mạch máu hoặc làm cho cơ thể sinh ra các hoạt chất trung gian ảnh hưởng tới khả năng co mạch của mạch máu khi cần. Trong trường hợp này, điều trị là truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh, steroid và các loại thuốc khác. Nếu không thể truyền dịch tĩnh mạch, cho nạn nhân uống nếu họ đủ tỉnh táo uống mà không lo bị nghẹt thở. Nếu không thể tiêm kháng sinh tĩnh mạch, lựa chọn dùng tiêm bắp là lựa chọn khác, nếu không thể hãy cho dùng đường uống
SỐC THẦN KINH
Các dây thần kinh nói cho các mạch máu và tim phải làm gì và khi nào thì làm. Nếu não hoặc dây thần kinh bị tổn thương do đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống, hệ thống tuần hoàn có thể sụp đổ. Cần nhập viện điều trị với sốc thần kinh. Việc của bạn là giữ cho bệnh nhân ấm áp, cho thở oxy, cho bù dịch nếu có thể và giữ đường thở thông thoáng