Làm gì khi bị rắn cắn?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Làm gì khi bị rắn cắn?
YHOVN 2 năm trước

Làm gì khi bị rắn cắn?

Có hai loại rắn độc thường ở Hoa Kỳ: rắn hổ bướm (pit vipers) và rắn san hô (coral)

Rắn hổ bướm có cảm biến nhiệt, là một hố nằm ở mỗi bên giữa lỗ mũi và mắt. Đầu chúng hình tam giác, mắt có đồng tử hình elip, trông giống như khe hở. Những con rắn san hô có đồng tử tròn, có sọc vằn vàng, đỏ đen trên thân. Có thể nhầm với rắn sữa không độc. Tuy nhiên bạn nên tránh xa cả 3

DẤU HIỆU BẠN BỊ RẮN KHÔNG ĐỘC CẮN (RẮN SỮA)

Những con rắn không độc có xu hướng để lại nhiều dấu răng nhỏ. Rắn độc sẽ có 1 đến 4 dấu răng lớn hơn (răng nanh). Các vết cắn do rắn độc thường chảy nhiều máu hơn do răng nanh xâm nhập sâu vào thịt và nọc độc có thể gây xuất huyết.

Nếu nọc độc ngấm vào, khu vực bị cắn sẽ sưng lên trong vòng 10-15 phút. Điều này không luôn nguy hiểm nhưng đôi khi nó có thể làm ngừng lưu thông máu tới nơi tổn thương, nếu điều đó xảy ra, cần phẫu thuật rạch da vùng này để giải quyết vấn đề co thắt mạch

Các manh mối khác để bạn nghĩ tới bị rắn cắn là:

• Đau dữ dội, thường cảm giác như bị bỏng, ngay sau khi bị cắn

• Vị kim loại trong miệng hoặc tê cứng lưỡi

• Cảm giác ngứa ran hoặc vã mồ hôi

Tăng thông khí do lo lắng cũng có thể gây ngứa ran và vã mồ hôi. Nếu bạn không chắc về nguyên nhân gây ra, thở chậm hoặc thở lại vào túi nilon trong 1-2 phút sẽ giảm các triệu chứng gây ra do lo lắng nhưng không giảm triệu chứng do nọc độc gây ra.

XỬ TRÍ

Nếu bạn bị cắn – trừ khi bạn thực sự biết rắn cắn bạn là con gì và chắc chắn nó không độc, còn không thì bạn phải nhập viện ngay lập tức, vì thuốc giải độc duy nhất là antivenin

Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ luôn cần thuốc antivenin. Khoảng 20% ​​vết cắn từ rắn độc không truyền nọc độc qua và chỉ 20% trường hợp dù tiêm vẫn nguy hiểm đến tính mạng, Nhưng đừng chờ đợi xem điều gì xảy ra, dùng thuốc sớm có thể giúp cứu sống bạn

Trong khi bạn cố miêu tả con rắn như nào để bác sĩ cân nhắc cần dùng antivenin không, điều đó rất phí thời gian. Hãy nhớ cảnh giác ngay cả với những con rắn đã chết. Chứng có thể tấn công từ khoảng cách của nửa chiều dài cơ thể của chúng, phản xạ tấn công vẫn có thể tồn tại trong 90 phút sau khi chúng chết. Tốt nhất chụp bức ảnh nó

Nếu bạn cần phải đi một khoảng cách dài, hãy cân nhắc gọi điện trong khi di chuyển nếu có thể. Trong khi đó, bạn cần làm chậm sự lan truyền của nọc độc bằng cách quấn khu vực bị cắn bằng băng chun. Nhưng kiểm tra và nới lỏng nếu cần khi bạn không sờ thấy mạch ở cổ tay hoặc bàn chân

  • Nếu bạn băng lại sẽ làm chậm lan truyền nọc độc, hạn chế di động tay hoặc chân bằng dùng nạng hoặc treo cánh tay lên. Nếu bạn chỉ có 1 mình:
  •  Ngồi hoặc nằm xuống, tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn. Cảm thấy chóng mặt hoặc mờ mắt có thể là dấu hiệu của tụt huyết áp. Nhưng nếu khó thở do phù phổi có thể giảm bớt bằng cách ngồi dậy. Tóm lại, nên giữ tư thế nào bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Giữ khu vực bị cắn ở mức ngang tim bạn. Nâng cao hơn làm tăng sự di chuyển của nọc rắn về phần còn lại của cơ thể, giữ thấp hơn là tăng phù nề
  •  Dùng thuốc giảm đau nếu bạn bị đau.
  •  Uống nhiều nước. Nọc rắn làm bạn mất dịch và máu gây mất dịch nặng. Cần bổ sung dịch nếu có sẵn
  •  Rửa vết thương và giữ cho khu vực đó sạch sẽ.

Bạn có thể dị ứng với nọc rắn

Nọc độc rắn, giống như ong, nhện, kiến, hoặc bất kỳ nọc độc khác, có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng gọi là phản vệ. Các triệu chứng, chẳng hạn như khó thở, nổi mề đay, và cảm thấy mệt mỏi chỉ xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi bị cắn, sau đó là khó thở nặng, sốc, trụy mạch và ngừng tim. Bất kể nguyên nhân nào, việc điều trị bao gồm tiêm epinephrine càng sớm càng tốt (chẳng hạn như dùng EpiPen) và, tất nhiên, phải nhanh chóng nhập viện

ĐỪNG NÊN

• Đừng rạch vết thương hay cố gắng hút nọc độc ra, nó làm tăng nguy cơ vết thương sẽ bị nhiễm khuẩn

• Không nên garo, bạn sẽ gây nguy hiểm cho mô bằng cách giảm lưu thông máu. Ngoài ra ga ro khu trú nọc độc, khi nới lỏng sẽ làm bùng nổ lượng nọc tập trung vào hệ tuần hoàn gây nguy hiểm hơn là để nó tự khuếch tán

21 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar