Làm gì khi bị nhiễm khuẩn ở da
Hầu hết vi khuẩn sống trên da không gây tổn thương cho vật chủ. Các vi khuẩn khác, như liên cầu và tụ cầu vàng (strep và staph), có thể gây tổn thương da, nhiễm khuẩn từ nhẹ đến chết người. Dù vậy, trước tiên da phải có vị trí tổn thương (lỗ thủng). có thể là vết rách nhỏ do xước, do cắt hoặc thậm chí chỉ là bị khô da. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập qua nang lông.
Việc ngăn ngừa nhiễm trùng dễ dàng hơn nhiều so với điều trị. Vì vậy hãy luôn vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Giữ ẩm cho da khô bằng kem dưỡng ẩm hoặc dầu sáp. Nếu có vết xước sát, vết cứa trên da… hãy bôi mỡ kháng sinh
Nếu bạn cảm thấy trên da nóng hoặc đỏ, sưng vùng da vì bất cứ lý do gì, có thê rbanj đã bị nhiễm khuẩn
Tiếp tục giữ cho vết thương sạch và ẩm, thoa thuốc mỡ kháng sinh. Ngoài ra, hãy ngâm một miếng vải trong nước ấm và thoa lên vùng bị nhiễm trùng càng nhiều càng tốt — tối thiểu hai mươi phút – làm bốn lần một ngày. Nhiệt làm tăng tưới máu, các chất diệt khuẩn và các tế bào bạch cầu. Làm điều này nhiều lần nó sẽ giải quyết dần các khu vực nhỏ của vùng nhiễm khuẩn. Không bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì nóng để đắp lên da, không được dùng trên những người bị giảm cảm giác hoặc không có khả năng nhận ra da họ đang quá nóng
Vùng da bị nhiễm khuẩn sẽ tiến triển thao 2 cách: hoặc cơ thể sẽ loại bỏ nhiễm khuẩn, nó sẽ tự biến mất hoặc vùng màu đỏ sẽ tập trung (ở đầu ngòi) có điểm mềm ở trung tâm. Nếu bạn may mắn, nó sẽ vỡ ra và thoát mủ để bắt đầu quá trình liền tổn thương. Có thể bạn phải trích mở nó ra bằng vật sức nhọn, vô trùng. Dù bằng cách nào, tiếp tục đắp khăn ấm lên cho tới khi nó vỡ ra
Nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra, nhiễm trùng đang trở nên nghiêm trọng và bạn cần uống kháng sinh.
• Quầng đỏ lan rộng hơn, đường kính hơn 1,5cm
• Bạn bị sốt
• Có mủ
• Các vệt đỏ đang chạy về phía tim của bạn (có nghĩa là nhiễm trùng đang chảy vào hệ thống bạch huyết)
Nếu không có thuốc kháng sinh, hãy tiếp tục điều trị như trên tới khi ổ mủ vỡ