Khuyến cáo điều trị đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua năm 2023
  1. Home
  2. Sách
  3. Khuyến cáo điều trị đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua năm 2023
YHOVN 1 tháng trước

Khuyến cáo điều trị đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua năm 2023

Ban biên soạn

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng (Trưởng ban)
TS.BS Nguyễn Bá Thắng (Phó ban)
Ths.BS Phạm Nguyên Bình
TS.BS Võ Văn Tân
Ths.BS Hồ Hữu Thật
Ths.BS Nguyễn Văn Minh
BS.CKII Nguyễn Linh
BS.CKII Danh Phước Nguyên
BS.CKII Nguyễn Đình Quang
BS.CKII Dương Quang Hải
BS.CKII Bùi Thị Huyền
TS.BS Nguyễn Ngọc Hoà
BS.CKII Nguyễn Thị Phương Nga (Phó ban)
BS.CKII Trần Trung Thành
BS.CKII Nguyễn Thanh Tùng
BS.CK II Trần Thị Thu Hương
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức
TS.BS Hà Tấn Đức
BS.CKI Hà Minh Đức
BS.CKII Nguyễn Văn Thành
Ths.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa
TS.BS Nguyễn Duy Mạnh

Mở đầu

  1. Gánh nặng của đột quỵ và sự cần thiết có khuyến cáo điều trị đột quỵ và cơn
    thiếu máu não thoáng qua của Việt Nam
    Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh lý tim mạch và ung thư,
    và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn phế vĩnh viễn ở các nước công nghiệp hóa. Ở Hoa
    Kỳ, ước tính có khoảng 795.000 bệnh nhân đột quỵ não mỗi năm, trong đó tỷ lệ tàn phế
    vĩnh viễn là 15-30%, tỷ lệ tử vong trong vòng một năm là 14-27%. Năm 2010, chi phí trực
    tiếp và gián tiếp cho điều trị đột quỵ ước tính vào khoảng 73,7 tỷ đô la. Tại các nước Châu
    Á, đột quỵ là một trong bốn nguyên nhân thường gặp gây tử vong, với tỷ lệ tử vong ở một
    số nước như Thái Lan là 10,9/100.000 và Singapore là 54,2/100.000. Ở Việt Nam, ước tính
    hằng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2008, đột
    quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ từ 2013
    đến nay đã giảm khoảng 17%, trong khi đó số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ tăng
    mạnh, chiếm đến 90%. Tính đến năm 2015, Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống
    sau đột quỵ với các di chứng như liệt nửa người, co rút gân cơ, loét do tỳ đè, suy giảm trí
    nhớ, trầm cảm, mất sức lao động… đòi hỏi sự hỗ trợ thường xuyên từ người thân và nhân
    viên y tế. Điều này để lại một gánh nặng to lớn cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
    Yêu cầu có một khuyến cáo điều trị thống nhất, rõ ràng và đầy đủ là thật sự cần thiết cho
    các bác sĩ thực hành lâm sàng. Trong bối cảnh này, Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh đã
    tiến hành biên soạn khuyến cáo điều trị phòng ngừa đột quỵ thứ phát nhằm đưa ra những
    thông tin cập nhật và các khuyến cáo điều trị mới nhất phù hợp với người Việt Nam.
  2. Cơ sở và phương pháp xây dựng khuyến cáo điều trị đột quỵ và cơn thiếu máu
    não thoáng qua 2023 của Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh
    Phương pháp làm việc của Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh trong xây dựng khuyến cáo
    là phương pháp tổng hợp tất cả các tư liệu về điều trị phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ
    thiếu máu não và cơn thoáng thiếu máu não (TIA) trên thế giới, đặc biệt là các khuyến cáo
    điều trị của Hội tim mạch/Hội đột quỵ Hoa Kỳ (AHA/ASA) và Hội đột quỵ Châu Âu (ESO).
    Từ tất cả các tư liệu hiện có, Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tham khảo các
    chuyên gia về lĩnh vực thần kinh ở các tỉnh phía Nam để bàn luận, thống nhất cách viết và
    nội dung của khuyến cáo. Như vậy, nội dung chính của khuyến cáo sẽ là những tư liệu từ
    những khuyến cáo mới nhất có uy tín, đặc biệt những tư liệu có liên quan đến người châu
    Á cùng những ý kiến đồng thuận từ các chuyên gia về thần kinh học ở các tỉnh phía Nam.
  3. Mức độ khuyến cáo và mức độ chứng cứ điều trị đột quỵ và cơn thiếu máu não
    thoáng qua
    Hội đồng chuyên gia của Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đã
    thống nhất lấy khuyến cáo của AHA/ASA làm nền tảng và có tham khảo thêm khuyến cáo
    của ESO.

XEM THÊM
THU GỌN
Trạng thái: Hoàn thành Thể loại: Sách, Thần kinh Nguồn: Hội đột quỵ việt nam Số chương: 3 Chương

MỚI CẬP NHẬT

DANH SÁCH CHƯƠNG

Chia sẻ tập tin
51 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar