Hình Ảnh Không Phải Lúc Nào Cũng Kinh Điển: Những Hình Thái Phát Ban Kinh Điển
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Hình Ảnh Không Phải Lúc Nào Cũng Kinh Điển: Những Hình Thái Phát Ban Kinh Điển
YHOVN 2 năm trước

Hình Ảnh Không Phải Lúc Nào Cũng Kinh Điển: Những Hình Thái Phát Ban Kinh Điển

DEBRA RAVERT, MD

Tình trạng phát ban có thể rất đáng sợ. Nhiều loại thì không đặc hiệu và vô hại, nhưng một số khác thì liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm và không thể bỏ sót. Ban có thể liên quan đến virus và vi khuẩn nhưng cũng có thể do nấm, ký sinh trùng, các bệnh lý ác tính, thuốc, và một số loại hóa chất. Do đó, một tiền sử đầy đủ, tường tận cần phải bao gồm những câu hỏi về các yếu tố nguy cơ của suy giảm miễn dịch, sự thay đổi thuốc, tình trạng dị ứng, và yếu tố phơi nhiễm. Mặc dù được coi là “kinh điển”, một số loại ban trong chương này lại khá hiếm gặp trên lâm sàng và cần phải có một bài phân tích về nó. 

PHÁT BAN KINH ĐIỂN Ở TRẺ EM

Sởi (Measles, rubeola) ​— theo lịch sử nó còn được gọi là “bệnh thứ nhất”, gây ra bởi virus sởi. Tỷ lệ mắc của sởi trên toàn thế giới đã giảm mạnh vì sự ra đời và hiệu quả rất cao của vaccin, và tổ chức WHO đã đặt ra mục tiêu tận diệt sởi ở 5 trong số 6 lục địa vào năm 2020. Sởi có độ lây lan cao, và cần đạt ngưỡng ​95% dân số được miễn dịch để có thể khống chế nó. Các đợt bùng phát sởi gần đây ở nhóm không được miễn dịch tại Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người bác sĩ cần nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ban sởi thường bắt đầu vài ngày sau khi bệnh nhân có sốt cao, ho, viêm kết mạc, sổ mũi (​ba chữ C: cough, conjunctivitis, coryza​) và thường bắt đầu ở mặt và lan xuống toàn thân, tiến triển từ các dát (macule) riêng rẽ trên da cho đến hình thái các ban hợp lại với nhau (Hình 109.1) 

Sốt tinh hồng nhiệt (Scarletina/scarlet fever) — theo lịch sử được gọi là “bệnh thứ hai”, hầu hết gây ra bởi liên cầu tan máu beta nhóm A. Sốt tinh hồng nhiệt thường trước đó có viêm họng do liên cầu, kèm sốt, đau họng, và đau đầu. Ban được phân biệt bởi đặc tính ban mọc kiểu “​giấy nhám” (​sandpaper​) và trên các vùng da sẫm màu thì sờ dễ hơn là nhìn. Xác nhận bằng cấy dịch hầu họng tìm liên cầu, và điều trị đầu tay với penicilin. 

Rubella— ​được biết đến với cái tên “bệnh thứ ba”, gây ra bởi virus rubela. Ban của rubela giống với ban sởi và cũng tương tự, nó xuất hiện ở mặt và lan xuống thân mình. Các triệu chứng đi kèm thường ít nghiêm trọng và bao gồm sốt nhẹ, rét run, và bệnh nhân thường không bị nhiễm độc. ​Bệnh lý hạch lympho với các hạch ấn rất đau là kinh điển cho rubella​. Rubella không thường gặp nhưng rất quan trọng và cần phải được nhận biết vì nó có khả năng gây quái thai.

Ban đỏ nhiễm khuẩn (Erythema infectiosum)​— vẫn thường được gọi là “bệnh thứ năm”, gây ra bởi parvovirus B19. Ban dạng “​bị tát vào má” (“​slapped cheek”) kinh điển của căn bệnh thứ năm này thường xuất hiện sau vài ngày khi bệnh nhân có các tiền triệu như sốt, chảy mũi. Ban thường gặp hơn ở trẻ em hơn là người trưởng thành, và đi kèm đau đa khớp thì gặp ở người lớn hơn trẻ em. Trong một tỷ lệ phần trăm đáng kể các trường hợp, sau khi nổi ban ở mặt, thường sẽ xuất hiện ban lan tỏa, dát mỏng (lacy) ở thân, lưng, và tứ chi. Bệnh thứ năm thường nhẹ và tự giới hạn trong đa số trường hợp nhưng đi kèm với thiếu máu ở những bệnh nhân bệnh hồng cầu liềm và ở những cơ thể suy giảm miễn dịch. 

Ban đào (Roseola)​—được lịch sử biết đến với cái tên “bệnh thứ sáu” hoặc “exanthem subitum”, gây ra bởi human herpesvirus 6 và 7. Hầu hết thường gặp ở trẻ rất nhỏ, ban đào đặc trưng bởi hình thái ban xuất hiện sau một đợt sốt cao ở trẻ em không được giữ vệ sinh tốt.

CÁC BỆNH LÝ DO VE, BÉT (TICK-BORNE) KINH ĐIỂN . 

Bệnh ​lyme ​- gây ra bởi ​Borrelia burgdorferi​. ​Ban dạng mắt bò (bulls -eye) kinh điển (ban đỏ di chuyển = erythema migrans, ​Hình 109.2​) thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau vết ve cắn, mặc dù đến 30%bệnh nhân sẽ không có hình thái ban kinh điển này. Vết ban bắt đầu tại vị trí bị ve cắn và trở nên lớn hơn trong vòng vài ngày, và thường giữ nguyên bờ giới hạn rõ và không hoặc rất ít đau. Xét nghiệm huyết thanh thường âm tính tại thời điểm phát ban. Điều trị đầu tay là doxycycline trong 14 ngày.

Sốt núi Rocky (Rocky Mountain spotted fever = RMSF)​—gây ra bởi Rickettsia rickettsii. ​Ban của RMFS thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau vết ve cắn. ​Ban kinh điển của RMFS có dạng ​đốm xuất huyết (petechial) và tiến triển từ ​cổ tay và cổ chân đi về phía thân (​Hình 109.3​). Thật không may, bệnh cảnh này khá đặc trưng này lại không xuất hiện trong đến 70% trường hợp. Ban xuất huyết xuất hiện sau vài ngày trong diễn tiến của bệnh thậm chí ở những bệnh nhân có biểu hiện điển hình, thường vài ngày sau sốt và thường là một ban dạng dát (macular) lan tỏa. Căn bệnh này, về mặt địa lý, thì đa dạng hơn nhiều so với cái tên của nó. RMFS là một bệnh lý do ve cắn nguy hiểm chết người nhất ở Hoa Kỳ, và việc nhận biết sớm là rất quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ tử vong, bệnh tật. Điều trị theo kinh nghiệm (đầu tay là doxycycline) nên được bắt đầu ngay khi nghi ngờ RMFS và không nên trì hoãn để đợi kết quả huyết thanh học.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Ban không phải lúc nào trông cũng “kinh điển”.
  • 2. Cân nhắc ban kèm bối cảnh lâm sàng của nó – khởi phát, thời gian, yếu tố đi kèm, sinh hiệu, và tổng trạng chung
  • 3. Mặc dù tất cả ban được nhắc đến ở đây có nguồn gốc do virus hoặc vi khuẩn, tuy nhiên không phải tất cả ban đều do nhiễm trùng
    • – Đừng quên khai thác các thông tin về thuốc cũng như yếu tố phơi nhiễm.
  • 4. Một vài dạng ban trông rất khác hoặc rất khó để nhận ra ở nền da sẫm màu.
  • 5. Các bệnh lý do ve cắn có thể mắc phải ở hầu hết lãnh thổ Hoa Kỳ và cần phải cân nhắc như một chẩn đoán phân biệt, đặc biệt là vào những tháng có khí hậu ấm áp.

4 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar