Theo dõi Y học online ở Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất hót nhất
Đừng Tin Vào Câu Châm Ngôn: Epinephrine Không Thể Dùng Để Phong Bế Thần Kinh Ngón Tay
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Tin Vào Câu Châm Ngôn: Epinephrine Không Thể Dùng Để Phong Bế Thần Kinh Ngón Tay
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Đừng Tin Vào Câu Châm Ngôn: Epinephrine Không Thể Dùng Để Phong Bế Thần Kinh Ngón Tay

FERAS  KHAN, MD

Tổn thương ngón tay và ngón chân thường gặp trong cấp cứu. Những vết thương này có liên quan với tăng nguy cơ chảy máu, do các ngón có mạch máu. Đạt được cầm máu trong khi giảm đau thích hợp là điều cần thiết khi điều trị những vết thương này. Đối với hầu hết các tổn thương ngón tay (ví dụ: vết rách, tổn thương móng tay, sửa chữa gân), phong bế ngón tay (digital block) có thể được thực hiện để đạt được giảm đau. Ngoài những tổn thương này, móng mọc ngược, chín mé, nhiễm trùng quanh móng, tụ máu dưới móng, trật khớp và gãy xương có thể cần phải phong bế các ngón để điều trị thích hợp.

Phong bế thần kinh các ngón là một tiêm thuốc tê tại nền của ngón tay hoặc ngón chân. Nó có thể cho phép sử dụng một lượng thuốc tê tối thiểu để đạt được kiểm soát cơn đau đầy đủ. Ngoài ra, khi phong bế các ngón tránh tiêm thuốc tê trực tiếp vào vết thương, điều này có thể bóp méo giải phẫu, gây đau đớn hơn cho bệnh nhân, làm điều trị khó khăn hơn. Việc giảng dạy tiêu chuẩn cho phong bế thần kinh các ngón là sử dụng lidocaine, hoặc gây tê cục bộ khác, mà không có epinephrine. Từ lâu người ta tin rằng epinephrine làm giảm lưu thông đến đầu ngón tay, dẫn đến hoại tử và có thể mất ngón. Do đó, câu châm ngôn phổ biến là tránh sử dụng epinephrine khi gây tê cho bệnh nhân để điều trị chấn thương các ngón tay/chân.

Các dữ liệu ban đầu liên quan đến epinephrine trong phong bế thần kinh các ngón đến từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Có nhiều báo cáo trường hợp sử dụng epinephrine có liên quan đến hoại tử ngón. Phần lớn các nghiên cứu không được thực hiện trong khoa cấp cứu, cũng không được thiết kế để xác định độ an toàn của epinephrine. Sau khi xem xét thêm về những trường hợp này, khả năng hoại tử ngón có thể xảy ra do nhiễm trùng, garo hoặc thuốc tê cũ như cocaine và procaine. Hơn nữa, lượng epinephrine được sử dụng là không rõ ràng trong phần lớn các trường hợp này. Không có trường hợp hoại tử ngón nào được báo cáo với việc sử dụng các công thức gần đây của lidocaine và epinephrine. Thực tế, trong bài tổng quan gần đây, bao gồm 12 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, thấy rằng epinephrine (1: 100.000 – 200.000) là an toàn để sử dụng trong phong bế thần kinh các ngón ở hầu hết bệnh nhân. Hơn nữa, không có trường hợp nào được báo cáo có lưu thông ngoại vi kém do epinephrine, mặc dù phần lớn các nghiên cứu đã loại trừ bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại biên. Tác giả kết luận rằng nguy cơ co mạch đã bị phóng đại. Ngoài ra còn có các nghiên cứu thuần tập hồi cứu ở bệnh nhân nhi khoa có hơn 250.000 trẻ được tiêm kết hợp epinephrine mà không có biến chứng được báo cáo.

Như đã đề cập ở trên, việc cầm máu cầm máu là rất quan trọng trong việc đánh giá vết thương các ngón để cho phép thám sát vết thương triệt để. Nguồn mạch máu cung cấp cho các ngón tay là từ các động mạch ngón chạy dọc theo mặt trụ và mặt quay của mỗi ngón tay. Mỗi ngón phân bố bốn dây thần kinh, phát sinh từ dây thần kinh giữa hoặc trụ. Các ngón chân có phân bố tương tự phát sinh từ các dây thần kinh chày và mác. Những lợi ích của epinephrine bao gồm khởi phát nhanh hơn thuốc tê, cũng như tác dụng giảm đau kéo dài. Lidocaine (nhóm amit) là thuốc tê phổ biến nhất cho phong bế thần kinh các ngón. Lidocain có thể được kết hợp với epinephrine (lidocaine 1% hoặc 2% với epinephrine 1: 100.000 hoặc 1: 200.000) để gây tê. Vì động mạch các ngón chạy gần với dây thần kinh các ngón, có thể gây co mạch động mạch, mặc dù vậy hiệu ứng này có xu hướng giảm sau 60 đến 90 phút. Thuốc gây tê tác dụng kéo dài hơn, chẳng hạn như bupivacain, cũng có thể được sử dụng nếu cần thời gian tác dụng kéo dài (4 đến 8 giờ đối với bupivacain). Đối với bệnh nhân bị dị ứng với thuốc tê nhóm amit, có thể sử dụng thuốc gây tê este, chẳng hạn như procain.

Tóm lại, an toàn khi sử dụng epinephrine trong phong bế thần kinh các ngón ở phần lớn bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại vi, nên thận trọng trước khi sử dụng bất kì thuốc nào để phong bế.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Epinephrine trong phong bế thần kinh các ngón có thể làm gây tê khởi phát nhanh hơn và thời gian kéo dài hơn.
  • Dữ liệu được trích dẫn để tránh sử dụng epinephrine trong phong bế thần kinh các ngón được dựa trên các báo cáo trường hợp cũ hơn mà những trường hợp này có những lý do khác phù hợp hơn cho thiếu máu các ngón.
  • Epinephrine có thể dẫn đến co thắt mạch máu các ngón thoáng qua mà không có biến chứng lâu dài.
  • Hãy thận trọng với epinephrine khi phong bế các ngón ở bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại vi hoặc hội chứng Raynaud.
2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim
Site Icon