Đừng Quên Các Nguyên Nhân Không Thường Gặp Của Trạng Thái Động Kinh !
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Quên Các Nguyên Nhân Không Thường Gặp Của Trạng Thái Động Kinh !
YHOVN 2 năm trước

Đừng Quên Các Nguyên Nhân Không Thường Gặp Của Trạng Thái Động Kinh !

 

R. JAMES SALWAY, MD

Trạng thái động kinh ngày càng được quan tâm vì chúng ta ngày càng hiểu thêm về những di chứng nặng nề của chúng. Trước khi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân của trạng thái động kinh co giật toàn thể (GCSE- generalized convulsive status epilepticus), chúng ta cần bàn luận về những thay đổi trong định nghĩa động kinh.Trước đây động kinh được định nghĩa là hiện tượng co giật kéo dài trên 30 phút, nhưng hiện nay hầu hết các tổ chức và hội đồng nghiên cứu về thần kinh đều thống nhất GCSE là từ 2 cơn co giật trở lên mà giữa các cơn bệnh không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn HOẶC cơn co giật kéo dài hơn 5 phút. Định nghĩa cập nhật này phản ánh quan điểm mới công nhận sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong liên quan tới các cơn co giật tái diễn trong thời gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong trong 30 ngày đầu ở bệnh nhân GCSE là từ 19% lên đến 27%. Quan trọng hơn, tỉ lệ tử vong gia tăng tùy theo lượng thời gian trong cơn động kinh. Những thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra nguyên nhân dẫn tới GCSE. 

Nguyên nhân chính dẫn tới GCSE là bệnh nhân không tuân thủ đúng liệu pháp điều trị thuốc chống động kinh của mình, và khoảng trên 50% bệnh nhân GCSE không có tiền sử động kinh trước đó. Điều này có nghĩa là những nguyên nhân khác gây ra GCSE phải được khảo sát kĩ trước khi đưa ra kết luận bệnh nhân có đáp ứng với điều trị cơ bản động kinh hay không. Cách tiếp cận thông minh nhất để tìm ra những nguyên nhân ít gặp gây GCSE là chia chúng thành nhiều nhóm: nhiễm trùng, chuyển hóa, liên quan đến sử dụng thuốc và các nguyên nhân khác. Cân nhắc về điều trị và chẩn đoán cho mỗi trường hợp được liệt kê ở bảng 189.1 

TABLE 189.1 NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH

Nguyên nhân nhiễm khuẩn như viêm màng não và viêm não có thể gây nên GCSE. Sốt và nhiễm khuẩn là tình trạng gây nên GCSE hay gặp nhất ở trẻ. Chụp cắt lớp vi tính sọ não và chọc dịch não tủy(khi bệnh nhân ngoài cơn động kinh) có thể thực hiện để loại trừ nhiễm khuẩn thần kinh TW, đặc biệt là các tình trạng sốt khó phân biệt ở người lớn.

Rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân cũng thường gặp dẫn tới GCSE. Trong đó, Hạ đường máu là 1 trong những nguyên nhân hay gặp nhất và cũng dễ chẩn đoán nhất. Cơn động kinh có thể xảy ra khi đường máu xuống thấp dưới 45mg/dL. Test glucose máu tại giường phải được thực hiện sớm để đánh giá. Cả hạ Na máu vả tăng Na máu cũng là các nguyên nhân có thể dẫn tới GCSE. Nồng độ Na máu dưới 120mmol/L hoặc hơn 160mmol/L là yếu tố báo động, góp phần định hướng chẩn đoán. Hạ Ca máu,hạ Kali máu và hạ Mg máu thường xuất hiện đồng thời và cũng nên được điều trị cùng lúc để tránh GCSE.

Sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc cũng có thể gây ra GCSE và danh sách thuốc này thì cực kì rộng để có thể liệt kê hết ở đây. Nhưng những thủ phạm chính không nên bỏ qua bao gồm isoniazid (INH), thuốc chống trầm cảm (đặc biệt chống trầm cảm 3 vòng) và lithium. Ngộ độc Methamphetamine và nghiện rượu cũng là các nguyên nhân nữa.

Cuối cùng, có rất nhiều nguyên nhân khác của GCSE. Ở những phụ nữ trẻ (bao gồm cả phụ nữ mang thai) bị động kinh, cần chú ý đến tình trạng sản giật, ngay cả sau sinh vì 1 số trường hợp xuất hiện vài tuần sau sinh. Hơn nữa, chấn thương, đột quỵ, bệnh lý u và các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương cũng là những nguyên nhân cần nghĩ tới ở 1 bệnh nhân GCSE.

Khi đối mặt với GCSE, chúng ta cần phải nghĩ tới rất nhiều các nguyên nhân có thể gặp ở bệnh cảnh đó thay vì chỉ nghĩ tới việc bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị. Nhiều nguyên nhân kể trên có thể được giải quyết nhanh chóng với các phương pháp điều trị ngăn chặn cơn động kinh tiếp theo và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như tử vong.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • GCSE là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần kiểm soát nhanh nhất có thể.
  • Hạ đường máu là nguyên nhân hay gặp nhất trong chuỗi bệnh rối loạn chuyển hóa gây nên GCSE, thường kéo theo rối loạn nồng độ Natri máu.
  • Đừng bao giờ quên sản giật ở những bệnh nhân nữ trẻ tuổi có động kinh, kể cả thời kì hậu sản của họ.
  • Nên có một cái nhìn tổng quát khi tiếp cận với 1 bệnh nhân GCSE. Nhiễm khuẩn, chuyển hóa, liên quan tới sử dụng thuốc và những nguyên nhân ít gặp khác đều phải được xem xét trong chẩn đoán phân biệt.

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar