Đừng Bao Giờ Bỏ Qua Nếu Bệnh Nhân Của Bạn Xuất Hiện Yếu Cơ
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Bao Giờ Bỏ Qua Nếu Bệnh Nhân Của Bạn Xuất Hiện Yếu Cơ
YHOVN 2 năm trước

Đừng Bao Giờ Bỏ Qua Nếu Bệnh Nhân Của Bạn Xuất Hiện Yếu Cơ

H. SHAE SAUNCY, MD

Globin cơ niệu kịch phát là tình trạng lâm sàng xảy ra do hoại tử cơ và giải phóng các hợp chất nội bào vào hệ tuần hoàn. Và các triệu chứng biểu hiện cũng rất phong phú,từ không có triệu chứng gì cho tới những dấu hiệu chỉ điểm quan trọng, báo hiệu những biến chứng nặng nề như tăng Kali máu, suy thận và hiếm hơn đó là đông máu rải rác lòng mạch (DIC- disseminated intravascular coagulation)

Bệnh nguyên của Globin cơ niệu kịch phát có thể chia thành 4 loại: giảm khả năng sản xuất và sử dụng ATP, mất khả năng sử dụng oxy hoặc rối loạn phân phối chất dinh dưỡng, tăng chuyển hóa vượt quá khả năng cung cấp của cơ thể, và tổn thương trực tiếp tế bào cơ. Globin cơ niệu kịch phát nên được chú ý với những bệnh nhân đa chấn thương hoặc tổn thương dập nát cơ lớn (lưu ý tới hội chứng vùi lấp), bệnh nhân bất động lâu ngày hoặc tổn thương sau bỏng (đặc biệt bỏng điện). Globin cơ niệu kịch phát cũng có thể xảy ra khi các khối cơ hoạt động quá mức, bệnh cảnh của say nắng say nóng, hoặc các tình trạng rối loạn trung khu điều nhiệt như tăng thân nhiệt ác tính hoặc hội chứng an thần kinh ác tính (xảy ra do sử dụng thuốc an thần quá mức). Lúc này, bệnh nhân tăng thải nhiệt thông qua bay hơi mồ hôi có thể dẫn tới hạ Kali máu và dẫn tới hậu quả là giảm tưới máu cho tổ chức cơ. Hơn nữa trong 1 số trường hợp như bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm hoặc ở trên cao thì xuất hiện tình trạng giảm cung cấp oxy tới mô, hậu quả là thiếu máu cung cấp cho cơ và cũng dẫn tới Globin cơ niệu kịch phát. Hơn nữa co giật, rối loạn tâm thần hoặc kích động do thuốc gây nên trạng thái tăng động và cũng là nguyên nhân cho Globin cơ niệu kịch phát. Nhiễm khuẩn và các hội chứng di truyền cũng thường thấy trong bệnh nguyên gây nên tiêu cơ vân ở trẻ.

Tam chứng kinh điển của bệnh lý này bao gồm đau cơ,yếu mỏi và nước tiểu màu đen, nhưng thường không mấy khi điển hình ở trẻ. Việc thăm khám và phát hiện triệu chứng phụ thuộc rất lớn vào mức độ bệnh của bệnh nhân nhưng có thể có những triệu chứng sau đau cơ, phù nề hoặc yếu cơ với rối loạn các chỉ số sinh hiệu bao gồm sốt và nhịp nhanh. Khi thăm khám nên đánh giá cả những vùng da nơi có tổn thương, các vết bầm tím và những bất thường nghi ngờ ở các khoang chi thể. Vì các triệu chứng có thể xuất hiện 1 cách mơ hồ nên việc khai thác tỉ mỉ về bệnh sử là chìa khóa quan trọng để chẩn đoán Globin cơ niệu kịch phát, ngoài ra hãy chú ý tới việc sử dụng đồ uống có cồn và tiền sử sử dụng thuốc, say nắng say nóng hoặc chấn thương. Trong đó tiền sử sử dụng thuốc nên quan tâm tới các loại thuốc hướng thần và statin, quá liều các thuốc này là nguyên nhân chính dẫn tới Globin cơ niệu kịch phát.

Khi bắt đầu chuỗi cấp cứu, các xét nghiệm cần làm để đưa ra chẩn đoán khi nghĩ đến bệnh lý trên đó là Creatin Kinase (CK), điện giải đồ, khí máu (đánh giá nhiễm toan chuyển hóa), myoglobin niệu và các thông số đánh giá tổn thương thận cấp. Men CK thường tăng bắt đầu từ giờ thứ 2 cho tới giờ thứ 12 sau tổn thương. Chẩn đoán Globin cơ niệu kịch phát nên được nghĩ tới khi nồng độ men CK tăng gấp 5 lần giá trị cực hạn cho phép, xấp xỉ 1000IU/L. Men này sẽ giảm trong khoảng từ 1 tới 3 ngày và nên đánh giá lại để tìm nguyên nhân khác nếu như men này giảm không phù hợp với tình trạng tổn thương.  

Xử trí bệnh nhân ở phòng cấp cứu bao gồm nhận định đúng nguyên nhân gây nên bệnh và hồi sức dịch tích cực và điều chỉnh rối loạn kiềm toan và điện giải. Mặc dù không được ủng hộ rộng rãi nhưng có 1 số quan điểm giữ nước tiểu ở pH kiềm để bảo vệ chức năng thận. Hơn nữa các chi thể nên được đánh giá kĩ đề phòng hội chứng chèn ép khoang, theo dõi liên tục bằng máy và chuẩn bị sẵn sàng can thiệp khi có chỉ định. Những trường hợp nặng dẫn tới suy thận cấp hoặc rối loạn điện giải và kiềm toan thì nên chỉ định lọc máu cấp cứu.

Shock giảm thể tích thường xảy ra ở những bệnh nhân chấn thương liên quan đến Globin cơ niệu kịch phát và dẫn tới hậu quả là tổn thương thận cấp, lúc này các bác sĩ cần thực hiện ngay các can thiệp xâm nhập để bồi phụ tuần hoàn tích cực. Các rối loạn điện giải thường là tăng Kali máu, tăng phosphate máu,hạ Calci máu và tăng Acid uric niệu. Tất cả những rối loạn này đều gây tổn thương tế bào cơ và giải phóng các chất nội bào. Vì thế mà việc kiểm soát lượng nước tiểu là rất quan trọng vì tình trạng thiểu niệu là 1 dấu hiệu cảnh báo sớm cho suy thận. AKI (tổn thương thận cấp) là biến chứng thường gặp với nguy cơ cao trong các trường hợp mất dịch, nhiễm khuẩn và nhiễm toan. AKI thường xuất hiện khi nồng độ CK > 5000 IU/L.Một biến chứng nữa nhưng thường ít gặp hơn đó là DIC,hậu quả của việc giải phóng quá nhiều thromboplastin và các yếu tố đông máu từ những tổ chức tổn thương. Nên hầu hết bệnh nhân nghi ngờ Globin cơ niệu kịch phát nên được nhập viện để hồi sức dịch liên tục và theo dõi sát chức năng thận, điện giải.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Triệu chứng lâm sàng của Globin cơ niệu kịch phát là đau cơ
  • Yếu cơ và nước tiểu màu đen.
  • Chẩn đoán được đưa ra khi có bằng chứng tăng nồng độ men CK máu. Theo dõi nồng độ men này trong máu sẽ thấy chúng đạt đỉnh trong ngày đầu tiên tới ngày thứ 2 và giảm dần sau 3 ngày, nếu việc chẩn đoán nguyên nhân là chính xác. 
  • Để chẩn đoán Globin cơ niệu kịch phát nên khai thác kĩ tiền sử ví dụ như chấn thương hoặc tổn thương dập nát cơ lớn, lạm dụng thuốc, co giật và tăng gánh nặng nhiệt.
  • Kiểm soát ban đầu ở phòng cấp cứu bao gồm nhận định đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân, điều chỉnh rối loạn điện giải và hồi sức dịch thể tích cực để tránh biến chứng nặng nề như tổn thương thận.

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar