“Don’t Tase Me Bro!”
PETER MILANO, MD, MHA
TASER (viết tắt của Thomas A. Swift Electric Rifle) được sử dụng rộng rãi nhất để chỉ cái gọi là vũ khí năng lượng điện hoặc thiết bị dùng điện. Việc sử dụng các thiết bị này trong thực thi pháp luật đã trở nên phổ biến, và nạn nhân thường được đưa đến khoa cấp cứu (ED) để điều trị. Các bác sĩ lâm sàng phải tự tin và nhanh chóng xác định bệnh nhân có nguy cơ thấp và, quan trọng nhất, đánh giá thích hợp những bệnh nhân có nguy cơ cao về khả năng biến chứng.
ĐIỀU GÌ CHÍNH XÁC XẢY RA KHI TASER ĐƯỢC SỬ DỤNG?
Trong chế độ “drive stun” hoặc “touch”, các điện cực của thiết bị được ép trực tiếp vào nạn nhân để gây ra một cú sốc đau. Trong chế độ “projectile” hoặc “probe”, điện được phóng vào nạn nhân ở tốc độ khoảng 50 m / s (164 feet / s), với phạm vi lên đến 10 m (33 feet). Các ngạnh găm vào da hoặc quần áo của nạn nhân và được nối vào thiết bị cầm tay bằng dây điện nhỏ. Nó có thể vượt qua đến 2 inch quần áo và truyền các xung điện ngắn, dẫn đến co cơ không tự ý và đau. Thời gian sốc thường là 5 giây.
SAI LẦM #1: KHÔNG ĐÁNH GÍA CÁC TÌNH TRẠNG DẪN ĐẾN VIỆC PHẢI DÙNG TASER
Bệnh nhân thường sử dụng chất kích thích, ngộ độc rượu, và mê sảng kích động, những tình trạng có thể là nguyên nhân của việc dùng TASER. Trong mê sảng kích động, bệnh nhân biểu hiện không nhạy đau, vã mồ hôi, rất kích động và mạnh bất thường. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị những biến chứng nghiêm trọng như tăng thân nhiệt, tiêu cơ vân, toan chuyển hóa và đột tử. Kềm giữ (chú ý đến việc bảo vệ đường thở và cột sống cổ) và an thần tích cực thường cần thiết.
SAI LẦM #2: KHÔNG ĐÁNH GÍA CÁC TỔN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG
Hầu hết tổn thương từ các thiết bị này là nhỏ nhưng có thể nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng mất các phản xạ bảo vệ. Chấn thương đụng dập thường gặp và có thể dẫn đến các tổn thương như gãy xương và xuất huyết nội sọ. Tổn thương đa cơ quan nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi rơi từ trên cao. Chết đuối có thể xảy ra. Và co cơ mạnh mẽ liên quan đến gãy xương bả vai cũng như gãy lún cột sống. Các chấn thương xuyên cũng có thể xảy ra (vỡ nhãn cầu, rách ống lệ, thủng khí quản, các chấn thương ngón tay phức tạp, và tổn thương xuyên sọ đã được báo cáo). Tràn khí màng phổi có thể xảy ra ở những bệnh nhân gầy. Bỏng bề mặt da cũng có thể xảy ra. Việc xem xét tổn thương các cấu trúc bên dưới đặc biệt quan trọng với việc TASER nhắm vào các vùng dễ bị tổn thương như đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, khớp và bàn tay.
XỬ TRÍ TẠI KHOA CẤP CỨU
Bệnh sử và thăm khám lâm sàng giúp cho việc xử trí những bệnh nhân này tại ED. Các xét nghiệm, X quang và điện tâm đồ không được chỉ định ở những bệnh nhân không có triệu chứng, không tiếp xúc đủ lâu (> 15 giây) hoặc không có các đặc điểm liên quan hoặc các tình trạng khác cùng tồn tại. Theo dõi thưởng xuyên tại ED hoặc nhập viện là không cần thiết. Nên đo điện tâm đồ ở những bệnh nhân có triệu chứng (ví dụ: đau ngực, khó thở hoặc hồi hộp trống ngực) để đánh giá các bất thường dẫn truyền hoặc tổn thương tim. Sảy thai đã được báo cáo với việc sử dụng TASER ở một phụ nữ mang thai nhưng mối liên hệ là không rõ ràng. Việc theo dõi sát bệnh nhân mang thai là cần thiết khi thai nhi có khả năng sống sót. Máy tạo nhịp và ICD dễ bị trục trặc, và nên kiểm tra cẩn thận.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẤY BỎ CÁC NGẠNH
Các ngạnh nên được loại bỏ nếu chỉ đơn giản là cắm vào mô mềm (và không ở những nơi có nguy cơ cao như mắt). Đầu của nó dài 9 mm và có một cái lưỡi (giống như một lưỡi câu thẳng được gắn vào một cái cán hình trụ lớn hơn). Hướng của lưỡi bên dưới mô cần thẳng với khía của cán bên ngoài mô. Gây tê tại chỗ, nắm lấy phần đầu bằng kẹp và kéo thật mạnh. Một lưỡi dao # 11 có thể được sử dụng, tạo một vết rạch nhỏ trên da tạo điều kiện cho việc loại bỏ các ngạnh, nếu cần thiết. Kiểm tra lại phần đầu sau đó để đảm bảo rằng nó đã được gỡ bỏ nguyên vẹn. Đây có thể là phần cần phải giữ lại để làm bằng chứng cho việc thực thi pháp luật theo quy định của địa phương. Thực hiện dự phòng uốn ván và chăm sóc vết thương.
Những bệnh nhân bị dùng TASER thường có lạm dụng thuốc, kích thích và có bệnh lý tâm thần. Điều quan trọng là phải nhạy với bản chất xã hội của những trường hợp này và các nhóm thuốc mà họ dùng. Sử dụng ngôn ngữ khách quan trong bệnh sử và ghi lại nguồn gốc của tất cả thông tin, vì thông tin được cung cấp bởi cơ quan thực thi pháp luật và bệnh nhân thường mâu thuẫn với nhau.
KEY POINTS
- Theo dõi sát những bệnh nhân không triệu chứng là không cần thiết nếu không có các dấu hiệu cảnh báo trong bệnh sử hoặc thăm khám lâm sàng.
- EKG nên được thực hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng.
- Đánh giá các chấn thương đụng dập liên quan đến té ngã, vì bệnh nhân thường mất các phản xạ bảo vệ và lực co có thể gây gãy xương.
- Đánh giá các chấn thương xuyên, đặc biệt là ở các vùng dễ bị tổn thương (ví dụ: đầu, mặt, bộ phận sinh dục, khớp và bàn tay).