Cơn bão giáp
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Cơn bão giáp
YHOVN 2 năm trước

Cơn bão giáp

Tình huống

Một phụ nữ 45 tuổi có tiền sử bệnh về tuyến giáp được đưa vào phòng cấp cứu. Cô xuất hiện triệu chứng đường tiết niệu 2 ngày qua và giờ cô ấy đau bụng và tiêu chảy. Cô khó tập trung, run rẩy và ướt đẫm mồ hôi. Dấu hiệu sinh tồn: mạch không đều 142 và sốt 39,5 độ.

Cách tiếp cận của tôi

Chẩn đoán lâm sàng: Cơn bão giáp. Xét nghiệm mặc dù có ích nhưng không phân biệt được ngộ độc giáp và bão giáp. Điều trị cần được bắt đầu ngay lập tức dựa trên kết quả lâm sàng. Các đặc điểm lâm sàng chính là: sốt, tình trạng tinh thần thay đổi, và dấu hiệu cường giao cảm.

Hỗ trợ đường thở và hô hấp khi cần

Xử trí kích động. bệnh nhân kích động có thể gây trở ngại cho các can thiệp cấp cứu nếu có. Nếu bệnh nhân kích động hãy dùng benzodiazepine

Kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Bắt đầu truyền dịch và làm mát bên ngoài khi cần

Bắt đầu hồi sức dịch. Những bệnh nhân này về cơ bản đều cần bù dịc. Một số có suy tim trên lâm sàng, nhưng thuộc suy tim cần cung lượng tim cao, những bệnh nhân này cần bù dịch, kèm theo dự trữ glycogen thấp, do đó thêm glucose vào quá trình hồi sức dịch là cần thiết

Bắt đầu dùng chẹn beta. Điều này sẽ giúp kiểm soát loạn nhịp tim và cũng sẽ làm cho bệnh nhân thoải mái hơn bằng cách hạn chế run. Propranolol là thuốc hay được sử dụng, vì nó ức chế chuyển đổi ngoại vi từ T4 sang T3 và không chọn lọc trên tim để kiểm soát các triệu chứng như kích động, sốt và rối loạn tâm thần. Esmolol cũng là một lựa chọn hợp lý. Mục tiêu cần kiểm soát nhịp tim dưới 90. Lưu ý: EMCrit cho thấy mục tiêu tần số tim là 100, vì có một số trường hợp báo cáo về trụy tim mạch sau khi dùng propranolol và nhịp tim nhanh như 1 cơ chế bù

Bắt đầu dùng thyrostatic (thionamide) để làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Propylthiouracil là thuốc hay dùng, bởi vì nó cũng ức chế sự chuyển đổi ngoại vi của T4 thành T3. Cả hai chất này đều có thể được dùng qua sonde dạ dày hoặc trực tràng nếu cần

Cho một liều glucocorticoid. bão giáp thường gây suy giảm trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận. Glucocorticoids cũng ức chế chuyển đổi ngoại vi từ T4 sang T3.

Tìm kiếm nguyên nhân Đối với bệnh nhân suy giáp, để tiến triển thành cơn bão giáp thường có nguyên nhân gây ra.  Nguyên nhân hay gặp nhất là nhiễm trùng, khi bệnh nhân sốt cao và thay đổi trạng thái tinh thần, tôi thường sẽ cấy máu và dùng kháng sinh theo kinh nghiệm. Một số nguyên nhân quan trọng khác cần quan tâm là: nhồi máu cơ tim, DKA, mang thai và chấn thương. Amiodarone là một yếu tố nguy cơ khác (liên quan iốt) và chẩn đoán có thể bị che lấp bởi chẹn beta là 1 đặc điểm của amiodarone.

Trong các trường hợp kháng thuốc, hoặc nếu có chống chỉ định tuyệt đối đối với các thuốc trên, các lựa chọn điều trị khác là lithium, lọc máu, lọc máu hấp thụ bằng cột than hoạt (charcoal hemoperfusion) và tách huyết tương (plasmapheresis)

Việc sử dụng Iodine không phải là một phần của việc xử trí cấp cứu ở những bệnh nhân này vì nó phải dùng ít nhất 1h sau khi dùng thuốc thyrostatic. Những bệnh nhân này sẽ được dùng iod, nhưng bạn đừng vội dùng miễn là phải bắt đầu với các liệu pháp khác

Chú ý

Nếu không được điều trị, bão giáp có thể gây tử vong. Kể cả có điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn lên tới 20-50%

Salicylates nên tránh dùng trong cơn bão giáp. Nó có thể làm ngộ độc giáp nặng hơn do giảm gắn protein liên kết hormon tuyến giáp, do đó tăng T4 và T3 tự do

Hầu hết các guideline dường như khuyến cáo chống lại việc dùng thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm trong cơn bão giáp. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sốt và thay đổi trạng thái tinh thần, tôi nghĩ kháng sinh nên sử dụng đầu tiên

Có các tiêu chuẩn lâm sàng cho cơn bão giáp. Điểm từ 45 trở lên rất gợi ý đến cơn bão giáp. Dười 25 điểm do chứng rối loạn chức năng tuyến giáp. Giữa 2 điểm này có thể gợi ý cơn bão giáp sắp xảy ra

23 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar