Chúng ta có nhiều phương pháp điều trị tăng kali máu nhưng kayexalate (sps) không nằm trong số đó
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Chúng ta có nhiều phương pháp điều trị tăng kali máu nhưng kayexalate (sps) không nằm trong số đó
YHOVN 2 năm trước

Chúng ta có nhiều phương pháp điều trị tăng kali máu nhưng kayexalate (sps) không nằm trong số đó

Hagan AE, Farrington CA, Wall GC, Belz MM. Sodium polystyrene sulfonate for the treatment of acute hyperkalemia: a retrospective study. Clinical nephrology. 85(1):38-43. 2016. PMID: 26587776

Http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26587776

Các bằng chứng trong việc sử dụng polystyrene sulfonat natri (kayexalate) đối với điều trị tăng kali máu hiệu quả rất thấp. Đây là một nghiên cứu đánh giá 501 bệnh nhân được điều trị tăng kali máu bằng kayexalate (SPS). Các phương pháp đánh giá rất khó để đánh giá hiệu quả thực sự, nhưng trung bình sau khi điều trị SPS, kali giảm 0,93mEq / L. Điều đó nghe có vẻ hợp lý, cho đến khi bạn nhận ra rằng kali giảm trong hoảng 8h và hầu hết các bệnh nhân này đều được do dùng cùng thuốc khác. 2 trường hợp báo cáo có hoại tử ruột, tác dụng phụ đã được nhắc đến nhiều của SPS

Dưới đây là một bằng chứng nhỏ hơn để củng cố quan điểm điều trị của tôi, Tôi không dùng SPS để điều trị tăng kali máu trong cấp cứu

http://rebelem.com/kayexalate-useful-treatment-hyperkalemia-emergency-department/

Kayexalate có tác dụng trong điều trị tăng kali máu?

Tổng quan:

Tăng kali máu là rối loạn điện giải hay gặp nhất và điều trị tăng kali máu tập trung vào:

1) Ổn định các tế bào cơ bằng muối canxi

2) Tạm thời chuyển kali vào tế bào (insulin, chất chủ vận beta, dung dịch muối sinh lý, Magiê, natri bicacbonat)

3) Loại bỏ kali khỏi cơ thể (tức là thuốc lợi tiểu quai, thuốc xổ)

4) Điều trị dứt khoát (lọc máu)

Mặc dù vẫn còn một số tranh luận về hai mục tiêu đầu tiên (tức là sodium bicarbonate có tác dụng thực sự hay không?), Trọng tâm của chúng ta ở đây cụ thể là kayexalate có vai trò hay không?

Resin Kayexalate là một loại nhựa trao đổi cation đã được phê chuẩn năm 1958 để điều trị tăng kali máu bằng cách giúp trao đổi natri cho kali trong đại tràng do đó giúp thải kali ra khỏi cơ thể. Thuốc này là một phần tiêu chuẩn của phác đồ điều trị tăng kali máu trong nhiều thập kỷ. Nhiều người trong chúng ta được dạy rằng nếu bạn cho bệnh nhân một liều kayexalate, bạn sẽ làm kali huyết thanh giảm 0.5 – 1.0 mEq trong 4-6 giờ.

Bằng chứng cho khuyến cáo này đến từ 2 bài viết trên Tạp chí the New England Journal of Medicine năm 1961.

Flinn RB et al. Treatment of the oliguric patient with a new sodium-exchange resin and sorbitol; a preliminary report. N Engl J Med. 1961;264:111. PMID: 13700297

Nghiên cứu: 10 bệnh nhân thiểu niệu nặng

Can thiệp: Sorbitol + nhựa trao đổi cation

Nhóm chứng: Sorbitol đơn độc

Kết quả: Giảm kali sau 5 ngày

Kết quả: Tất cả bệnh nhân ở cả hai nhóm đều giảm nồng độ kali huyết thanh sau 5 ngày.

Scherr L et al. Management of hyperkalemia with a cation-exchange resin. N Engl J Med. 1961;264:115. PMID: 13747532

Nghiên cứu: 32 bệnh nhân suy thận cấp hoặc mạn tính.

Can thiệp: Nhựa trao đổi cation uống (hoặc thụt trực tràng) và chế độ ăn kali thấp hoặc không có kali

Nhóm chứng: Không có

Kết quả: Kali huyết thanh 24 giờ sau khi dùng thấy giảm 1.0 mEq

Gruy-Kapral C et al. Effect of single dose resin-cathartic therapy on serum potassium concentration in patients with end-stage renal disease. J Am Nephrol 1998; 9(10): 1924-30. PMID: 9779734

Nghiên cứu: 6 bệnh nhân suy thận

Can thiệp: liều duy nhất nhựa trao đổi cation + sorbitol

Nhóm chứng: Không có

Kết quả: Mức kali huyết thanh sau 12 giờ không có gì khác nhau

Flinn và Scherr đều kết luận rằng việc sử dụng nhựa trao đổi cation + sorbitol có lợi trong điều trị tăng kali máu. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu của họ không bảo vệ được kết luận này. Trong nghiên cứu của Flinn, họ đánh giá thời điểm 120h sau điều trị, không có ý nghĩa trong trường hợp cấp cứu. Trong nghiên cứu của Scherr, không có nhóm đối chứng và có giảm  Kali sau 24h, cũng không phải điều chúng ta quan tâm trong cấp cứu. Cả hai nghiên cứu này đều thiếu số liệu ngẫu nhiên và tất cả các bệnh nhân được cho ăn chế độ kali thấp / hoặc không có kali.

Hai nghiên cứu từ NEJM là cơ sở mà kayexlate đã được khuyến cáo dùng trong 5 thập kỷ qua nhưng chúng không chứng minh được gì ngoài việc hạn chế ăn  hoặc dùng chế phẩm có kali và kali máu sẽ giảm trong 24h

Cuối cùng, chúng ta đã có một bài trong tạp chí Cochrane (Mahoney 2005) cho thấy rằng Kayexalate không hiệu quả trong những giờ đầu tiên điều trị

Trong nghiên cứu này, có một biến chứng hiếm hoi nhưng gây tử vong cao do thuốc: hoại tử đại tràng.

Một số báo cáo trường hợp và loạt ca bệnh (Lillemoe 1987, Gerstman 1992, Rogers 2001, Bomback 2009) cho thấy bệnh nhân bị hoại tử đại tràng liên quan đến kayexalate. Trong thực tế, FDA đã đưa ra cảnh báo vào năm 2011 cảnh báo về việc sử dụng thuốc vì lý do này.

Vậy tôi nên làm gi với bệnh nhân tăng kali máu?

Nếu có thay đổi trên ECG, hãy dùng muối canxi và các biện pháp khác để hạ Kali. Tìm các nguyên nhân tiềm ẩn? NSAID? ACEi?…

Bibliography

Flinn RB et al. Treatment of the oliguric patient with a new sodium-exchange resin and sorbitol; a preliminary report. N Engl J Med. 1961;264:111. PMID: 13700297

Scherr L et al. Management of hyperkalemia with a cation-exchange resin. N Engl J Med. 1961;264:115. PMID: 13747532

Gruy-Kapral C et al. Effect of single dose resin-cathartic therapy on serum potassium concentration in patients with end-stage renal disease. J Am Nephrol 1998; 9(10): 1924-30. PMID: 9779734

Mahoney BA et al. Emergency interventions for hyperkalemia (Review). Coch Data Syst Rev 2005 Issue 2. CD 003235

Lillemoe KD et al. Intestinal necrosis due to sodium polystyrene (Kayexalate) in sorbitol enemas: clinical and experimental support for the hypothesis. Surgery 1987; 101(3): 267-72. PMID: 3824154

Gerstman B et al. Intestinal necrosis associated with postoperative orally administered sodium polystyrene sulfonate in sorbitol. Am J Kidney Dis 1992;20(2):159-61. PMID: 1496969

Rogers FB, Li SC. Acute colonic necrosis associated with sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate) enemas in a critically ill patient: case report and review of the literature. J Trauma 2001; 51(2): 395-7. PMID: 11493807

Bomback AS et al. Colonic necrosis due to sodium polystyrene sulfate (Kayexalate). Am J Emerg Med 2009; 27: 753.e1-e2. PMID: 19751641

Sterns RH et al. Ion-Exchange Resins for the Treatment of Hyperkalemia: Are They Safe and Effective? J Am Soc Nephrol 2010; 21: 733-5. PMID: 20167700

71 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar