Chú Ý Phân Tích Ecg Ở Bệnh Nhân Ngất
CARMEN AVENDANO, MD AND SEMHAR Z. TEWELDE, MD
Ngất được định nghĩa là sự mất ý thức do thiếu máu lưu thông đến não. Tình trạng ngất chiếm hơn 700.000 lượt đến cấp cứu và chiếm 6% số lần nhập viện mỗi năm tại Hoa Kỳ. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân đều lành tính, nhưng một phần nhỏ bệnh nhân lại có nguyên nhân ngất đe dọa đến tính mạng. Bệnh sử, khám toàn thân và ECG là cơ sở đánh giá bệnh nhân ngất ở khoa cấp cứu. Trên thực tế, ECG cung cấp những manh mối quan trọng cho nguyên nhân gây ngất có nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ở bệnh nhân bị ngất, nên đánh giá các dấu hiệu thiếu máu, rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh, rối loạn dẫn truyền. Các chẩn đoán quan trọng cần được cân nhắc như hội chứng WPW, hội chứng Brugada, hội chứng QT kéo dài hoặc ngắn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thất phải, nhịp nhanh thất liên quan catecholamine. Các nguyên nhân gây ngất có thể ảnh hưởng đến tính mạng bao gồm:
HC Tiền Kích Thích Tâm Thất (E.G., WOLFF- PARKINSON-WHITE SYNDROME)
Đoạn PR (Ngắn) < 120
Phức bộ QRS (rộng) > 110 ms
Sóng delta
Type A: đường dẫn phụ bên trái—delta wave ở tất cả chuyển đạo trước tim, R > S ở V1
Type B: đường dẫn phụ bên phải—delta waves âm ở chuyển đạo V1 và V2
BRUGADA SYNDROME
Type 1
ST chênh vòm
J >2 mm đoạn ST chênh lên ở 2 hoặc các chuyển đạo trước tim (V1-V3) sau đó T đảo ngược
Type 2
ST chênh lên dạng lưng lạc đà
STE >2 mm ở 2 hoặc 3 chuyển đạo trước tim (V1 – V3)
Type 3
Trung gian dạng 1 or 2 với STE <2 mm
Hội Chứng QT kéo dài
QTc = QT/√R-R
QTc > 440 ms ở nam hay >460 ms ở nữ giới
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp khi QTc > 500 ms
Hiện tượng “R on T”, sự co bóp tâm thất sớm ngay lúc kết thúc sóng T có thể bao gồm polymorphic ventricular tachycardia (Nhịp nhanh thất đa hình) hay torsades de Pointes (xoắn đỉnh).
Xem xét kỹ các rối loạn điện giải (K, Mg, CA), hạ thân nhiệt, thiếu máu cục bộ tim, tăng áp lực nội sọ và ngộ độc
Hội Chứng QT ngắn
QTc < 330 ms ở nam or <340 ms ở nữ
Đoạn ST có đỉnh xuất hiện ở sóng T
Nguyên nhân có thể như bẩm sinh, ngộ độc digoxin hoặc tăng canxi
Bệnh Cơ Tim Phì Đại (HOCM)
Sóng Q sâu ở các chuyển đạo bên (I, aVL, V5-V6) và thành dưới (II, III, aVF)
Phì đại thất trái (LVH)
Lớn nhĩ trái
Phì đại mỏm HCOM
phì đại đỉnh thất trái
LVH
Sóng T khổng lồ đảo ngược ở chuyển đạo trước tim t âm ở chuyển đạo dưới và bên
Loạn Sản Thất Phải (ARVD)
Sóng Epsilon (sóng dương nhỏ cuối QRS) đặc hiệu ở 30% bệnh nhân T âm ở v1-v3
QRS rộng ở V1-V3 (100 to 120 ms)
Sóng S líu tríu dạng đi lên “upstroke” ở V1-V3 (50 – 55 ms)
Cân nhắc ARVD ở bệnh nhân có VT kich phát
Nhịp Nhanh Thất Đa Hình liên quan Catecholamine (CPVT)
ECG bình thường lúc nghỉ (at rest).
Gắng sức gây nhịp nhanh thất do sự hoạt hóa adrenergic. Nhanh thất hai hướng QRS xoay trục 180 độ liên tục PVC thường có khi tần số tim tăng lên trên 100 lần/ phút.
ĐIỂM QUAN TRỌNG
- ECG nên làm với tất cả các bệnh nhân ED có ngất.
- Kiểm tra ECG tìm dấu hiệu thiếu máu, chậm dẫn truyền, rối loạn nhịp nhanh, và rối loạn nhịp chậm.
- Phải tìm kỹ các dấu hiệu của HC tiền kích thích, HC Brugada, HC QT dài và QT ngắn, ARVD, CPVT và HOCM
- Đánh giá rối loạn điện giải ở bệnh nhân có bất thường về khoảng QT.
- Sóng epsilon đặc hiệu nhất cho ARVD.