Các bệnh về mũi
Cái mũi của bạn không chỉ để tạo vẻ bề ngoài, nó giúp lọc và làm ẩm không khí hít vào. Để làm ấm không khí đó, lỗ mũi chứa rất nhiều mạch máu nằm sát lớp niêm mạc. Nếu lớp niêm mạc bị khô hoặc tổn thương có thể sẽ chảy rất nhiều máu
Tôi đã điều trị khá nhiều trường hợp chảy máu cam, và cũng như chảy máu ở các khu vực khác, ép trực tiếp lên mũi sẽ giúp ngăn chảy máu. Sai lầm của nhiều người là suy nghĩ rằng
việc ngửa đầu ra và chườm nước đá lạnh lên mũi sẽ cầm máu. Điều duy nhất là ngửa đầu sẽ làm máu chảy xuống cổ họng bạn và làm bạn tắc thở. Còn túi nước đá? Chà, nó có thể giúp làm chậm quá trình chảy máu bằng cách làm co các mạch máu lại nhưng không bít kín nó được. Mấy chốt không phải túi nước đá hay tư thế mà vấn đề ở chỗ phải ép nó trực tiếp
LÀM SAO ĐỀ CẦM CHẢY MÁU MŨI
Khi mũi của bạn bị chảy máu, nên ngồi hơn là nằm. Điều này giúp giảm lượng máu lên mũi, giúp cầm máu dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn cảm thấy chóng mặt, có nguy cơ ngất xỉu. Nằm xuống hoặc đặt đầu của bạn giữa đầu gối của bạn, và chỉ cần đè lên với chút lực.
Trừ khi bạn nằm xuống, hãy cúi đầu về phía trước cho máu chảy ra thay vì để chảy xuống họng. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ hoặc những người có nguy cơ hít sặc máu vào khí quản
Để cầm máu:
- 1. Ép chặt phần thịt của mũi vào phần xương. Điều này giúp ngăn chảy máu đa số trường hợp. Giữ trong khoảng 10 phút
- 2. Nếu chảy máu đã ngừng hoàn toàn sau mười phút, hãy nhấc lỗ mũi xác định xem bên nào chảy máu
- 3. Nhét bên bị chảy máu bằng tampon, bông gòn, gạc hoặc vải sạch. Nhồi chúng vào thật chặt để tạo áp lực. Có thể khá khó chịu. Bôi chút dầu bôi trơn như K-Y hoặc thuốc mỡ kháng sinh để dễ nhét vào hơ. Phun 1 ít thuốc làm co mạch mũi như Afrin hoặc Neo-Synephrine, trước khi bạn nhét nó vào. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp cao nên cẩn thận. Nếu vẫn còn chảy máu, bạn cần nhét vào thêm
- 4. Dán băng dính ngoài lỗ mũi để giữ gạn chèn trong 24-48h. Trước khi rút vật bạn nhét vào, ngửa đầu ra sau, nhỏ vài giọt nước để tránh cho nó không bị dính vào niêm mạc mũi
CHẢY MÁU MŨI SAU
Nếu chảy máu không cầm được với việc nhét vật chèn thì có thể bạn bị chảy máu từ mũi sau, nhét bên ngoài không ăn thua. 5% số trường hợp chảy máu cam ở trong tình huống này. Do chảy máu mũi sau có liên quan tới động mạch nên bạn có thể mất máu rất nhanh, cần bác sĩ giúp đỡ càng nhanh càng tốt
Nếu không có bác sĩ hỗ trợ ngay, bạn có thể tự nhét mũi sau nhưng nó khó khăn và nguy hiểm hơn so với chảy máu mũi trước. do nếu nhét quá sâu nó sẽ chui và rới xuống họng hoặc khí quản.
Có những ống thông được sản xuất cho mục đích này ví dụ sonde foley
DỊ VẬT
Nếu bạn có dị vật mắc kẹt trong mũi. Bạn có thể thử lấy bằng nhip hoặc kẹp nếu dễ lấy nhưng coi chứng có thể gây chảy máu, chưa kể đặc biệt khó chịu
Một phương pháp khác là nhúng một ít keo lên tăm bông và chạm keo vào vật này. Nếu bạn sử dụng phương pháp này, hãy cẩn thận để keo không dính vào niêm mạc mũi.
Thông thường cách dễ nhất để lấy thứ gì đó ra khỏi mũi của bạn là bịt bên mũi không bị lại và thở mạnh ra, Với trẻ nhỏ điều này không thể tiến hành. Khi đó tiến hành “mother kiss” có thể hiệu quả
Mother kiss
Mẹo nhỏ: để trẻ khỏi lo lắng, mẹ sẽ bảo mẹ hôn nhẹ vào con nhé
- Gắn miệng bạn vào miệng trẻ, bảo trẻ mở miệng ra Nhấn vào mũi bên không bị tắc
- Thổi cho tới khi bạn thấy có cản trở..
Hãy thổi mạnh 1 hoặc 2 phát. Dị vật sẽ ra trong khoảng 60% trường hợp