Biết Cách Xử Trí Khi Sonde Mở Thông Dạ Dày Bị Tuột
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Biết Cách Xử Trí Khi Sonde Mở Thông Dạ Dày Bị Tuột
YHOVN 2 năm trước

Biết Cách Xử Trí Khi Sonde Mở Thông Dạ Dày Bị Tuột

Ống PEG được đặt để cho ăn cũng như giảm áp lực ruột. Gần 10% các bệnh nhân đặt ống PEG gặp chút trục trặc, ống bị tuột xảy ra ở 1.6% đến 4.4% các bệnh nhân. Ở khoa cấp cứu (ED), chúng ta cần biết rõ ống PEG và yên tâm đưa ra quyết định khi những bệnh nhân này đến khoa cấp cứu phàn nàn về việc ống bị tuột. 

Ống PEG gồm một ống đưa vào dạ dày. Bình thường, da quanh vết dẫn lưu không đỏ, không chảy dịch. Viêm da kích ứng có thể xảy ra tại vị trí đặt ống nhưng thường chỉ đỏ nhẹ. Một lỗi thường gặp là bỏ qua tình trạng nhiễm khuẩn (đỏ, đau, chảy dịch, nóng) tại nơi đặt ống và đổ lỗi cho các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da kích ứng. Hai điều trên phải được phân biệt cẩn thận ở mỗi bệnh nhân. Áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, và nhiễm khuẩn da hoại tử nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân, nhớ rằng bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể không biểu hiện tất cả các triệu chứng điển hình.

Lệch ống PEG thường xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân kích động, sa sút trí tuệ, hoặc mê sảng. Quyết định thay ống PEG ở khoa cấp cứu phụ thuộc vào thời gian từ khi ống được đặt, cũng như thời gian từ khi ống bị tuột. 

Vị trí ban đầu của ống PEG được cố định vào thành bụng, tạo đường hầm trong khoảng 10-14 ngày. Thời gian này kéo dài hơn ở người già, bệnh nhân suy dinh dưỡng cũng như người bị AIDS, ung thư, tiểu đường xạ trị hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch.

Khi ống bị tuột, việc lấy tiền sử từ bệnh nhân (và/hoặc người chăm sóc) và thăm khám là điều quan trọng. Đặc biệt quan trọng là tìm khoảng thời gian ống được đặt cũng như bị tuột. Ống PEG bị lệch trước giai đoạn hình thành đường hầm không nên thay mù do có khả năng dạ dày đã bị tách khỏi thành bụng, Đặt mù có thể đặt vào ổ bụng. Hơn nữa, nên điều trị như thủng dạ dày, cần dùng kháng sinh, đặt sonde dạ dày và hội chẩn ngoại khoa. Trường hợp như này nên đặt dưới hướng dẫn nội soi 

Ống PEG được đặt hơn 1 tháng được coi là đã hình thành đường hầm, có thể đặt mù với nguy cơ tối thiểu cho bệnh nhân. Việc thay thế không nên bị trì hoãn, bởi đường rò dạ dày-da sẽ bắt đầu đóng 4h đến 48h sau khi bị tuột. Đừng quên bơm phồng cuff  bên trong. Nếu không có sẵn ống thay thế, catheter Foley có thể được dùng để đặt qua đường hầm và cho ăn tới khi có ống PEG đặt vào. Cần chú ý rằng các cơ chế gây tuột như chấn thương hoặc giựt sonde ra có thể làm dạ dày tách khỏi thành bụng, cần cho chụp XQ với thuốc cản quang tiêm vào lòng ống sonde 

Những lỗi thông thường trong điều trị cấp cứu những bệnh nhân này gồm

1) Không hội chẩn chuyên khoa khi đường hầm chưa hình thành và tiến hành đặt mù

2) Không đặt sonde để giữ đường hầm và ngăn nó bịt lại bằng catheter Foley hoặc ống PEG

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Cân nhắc nhiễm khuẩn miệng nối nếu có đỏ, đau hoặc có các dấu hiệu toàn thân của nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện việc xác nhận bằng bơm cản quang qua ống sau đặt lại sonde qua đường hầm ở bệnh nhân đã hình thành đường hầm
  • Ở những bệnh nhân có đường hầm chưa hình thành (<4 tuần), nên hội chẩn ngoại khoa.

27 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar