Đừng Sợ Hãi Việc Chụp Ct Cho Phụ Nữ Mang Thai Nếu Bệnh Nhân Thực Sự Cần
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Sợ Hãi Việc Chụp Ct Cho Phụ Nữ Mang Thai Nếu Bệnh Nhân Thực Sự Cần
YHOVN 1 năm trước

Đừng Sợ Hãi Việc Chụp Ct Cho Phụ Nữ Mang Thai Nếu Bệnh Nhân Thực Sự Cần

MARITA M. HARRIS-NADDELL, MD AND MICHELLE D. LALL, MD, MHS, FACEP

Phơi nhiễm phóng xạ ở phụ nữ mang thai là một chủ đề phức tạp. Các bác sĩ vẫn còn thận trọng khi cân nhắc giữa việc cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho thai phụ với nguy cơ tiềm tàng cho phôi hoặc thai nhi. Theo hội Xquang Mỹ (ACR), liều thấp phóng xạ trên phim XQ thường không gây hại tới sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể thay đổi mức độ phơi nhiễm và chỉ nên chụp khi cân nhắc giữa lợi ích/nguy cơ.

ACR đã công bố thông số thực hành để hướng dẫn các bác sĩ lâm sàng trong việc xác định các biện pháp chẩn đoán cần thực hiện khi chẩn đoán hình ảnh cho thai phụ hoặc phụ nữ có khả năng mang thai. Hội sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cũng đã công bố hướng dẫn chẩn đoán hình ảnh cho thai phụ. Tất cả những hướng dẫn này được cập nhật gần nhất vào năm 2014.

ACR đã tóm tắt những ảnh hưởng phóng xạ dựa trên tuổi thai. Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương do phóng xạ lớn nhất ở tuần thai từ 8-15. Tại mọi thời điểm, phơi nhiễm phóng xạ <50 mGy không được chứng minh là gây nguy hiểm. Những hình ảnh với liều 50 đến 100 mGy ở những bệnh nhân mang thai >18 tuần cũng không được chứng minh là gây nguy hại tới sự phát triển thai nhi. Liều trên 100 mGy có thể gây ra những ảnh hưởng ở mọi độ tuổi thai. ACR báo cáo rằng liều phóng xạ 20-mGy đối với thai nhi làm tăng nguy cơ ung thư trong cả đời ~0.8%. Bảng 100.1 thể hiện liều phóng xạ của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường.

BẢNG 100.1 ƯỚC TÍNH PHƠI NHIỄM CỦA THAI NHI TRONG MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THÔNG THƯỜNG

PHƯƠNG PHÁP

TIẾP XÚC THAI NHI

Xquang ngực ( hai tư thế)

0.0002-0.0007 mGy

Phim ổ bụng ( một tư thế)

1 mGy

Phim háng (một tư thế)

0.07-0.2 mGy

Bơm barium

20-40 mGy

CT sọ hoặc ngực

< 10 mGy

CT bụng hoặc cột sống thắt lưng

35 mGy

1 mGy = 0.1 rad; lượng năng lượng tập trung vào mỗi kg mô.

Siêu âm (US) và cộng hưởng từ (MR) là những biện pháp chẩn đoán được ưu tiên ở phu nữ mang thai; tuy nhiên, MR không phải luôn sẵn có. CT không nên lăn tăn nếu cần để chẩn đoán quan trọng. Thêm vào đó, cản quang tĩnh mạch (IV) chỉ nên dùng nếu thực sự cần thiết. Một số lo ngại cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp thai nhi bởi nó qua được nhau thai. Các nghiên cứu trên động vật, tuy nhiên, lại không chứng minh là gây quái thai. Theo ACOG, các thuốc cản quang không chắc sẽ gây nguy hại cho thai nhi.

Cả hai khuyến cáo ACOG và ACR sử dụng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh không kết hợp với bức xạ ion hóa, chẳng hạn siêu âm và MR, nếu có thể. CT ổ bụng và khung chậu ở bệnh nhân mang thai khi nghi ngờ viêm ruột thừa hoặc chấn thương. Khi đánh giá bệnh nhân mang thai có khả năng viêm ruột thừa, phẫu thuật cấp cứu không do sản khoa hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, siêu âm là biện pháp được lựa chọn hàng đầu. Nếu siêu âm không chẩn đoán ra, MR được khuyến cáo là biện pháp chẩn đoán hình ảnh tiếp theo. Nếu không có MR, CT nên được làm. Ở một bệnh nhân ổn định có chấn thương bụng kín, Xquang và siêu âm được thực hiện đầu tiên. Tuy nhiên, chẩn đoán trên siêu âm bị hạn chế ở bệnh nhân mang thai bị chấn thương; CT vẫn là công cụ chính xác và hiệu quả nhất khi đánh giá chấn thương bụng kín.

CT ổ bụng và khung chậu thường dùng liều dưới 35 mGy, và với các giao thức tiết kiệm liều, liều phóng xạ thường là 10 đến 25 mGy. Không có bằng chứng rằng CT ổ bụng và khung chậu sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của phôi hoặc thai. Tuy nhiên, nên giảm liều bất cứ khi nào có thể.

Luôn nên có cam kết khi làm, và cần làm mọi nỗ lực để giảm thiểu lượng phóng xạ khi chụp. Theo ACR, khi có được cam kết của bệnh nhân, cần giải thích nguy cơ và lợi ích bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Cam kết nên được ghi chép trong bệnh án. 

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Bất kỳ biện pháp chẩn đoán hình ảnh nào đòi hỏi để chẩn đoán quan trọng nên được yêu cầu nếu lợi ích cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho phôi hoặc thai.
  • CT scan ổ bụng và khung chậu không chắc sẽ gây hại cho thai nhi.
1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar