Các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ
YHOVN 1 năm trước

Các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ

Khi con gái nhỏ của tôi chỉ mới chập chững biết đi. Một đêm, con bé vào phòng ngủ của tôi, có biểu hiện ho, khò khè và khó thở. Gần như nó không thể gọi “bố ơi” nữa

Tôi nhảy lên, kéo quần và đưa con bé tới ngay phòng cấp cứu cách nhà tôi hơn chục cây số. Có đôi lúc cảm giác con bé như ngưng thở – tôi vội xông vào phòng cấp cứu, ẵm con bé trên tay và hét lên gọi y tá và bác sĩ. Họ đặt con bé lên giường, cho thở oxy và dùng thuốc.

Nếu điều này xảy ra với con bạn và bạn không thể có sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc tới viện ngay lập tức. Bước đầu tiên bạn làm là gì?

A. Cho con bé vào phòng tắm, mở vòi nước nóng, đóng cửa phòng tắm để con bé hít hơi nóng, tránh gây bỏng con bé. Để con bé ở lại trong đó 1 lúc

B. Cho con bé quấn chăn ấm hoặc hít hơi bốc lên từ cốc nước nóng

C. Cho con bé uống chút nước nếu có thể.

D. Bắt đầu hà hơi thổi ngạt

ANSWERS

A. Đúng. Đây là lựa chọn đầu tiên của tôi. Độ ẩm cao giúp giảm tiết dịch đường thở, giúp dễ ho ra và dễ thở hơn. Nên làm điều này sớm

B. sai. Khác biệt ở chỗ không bao giờ được để đứa trẻ gần vật quá nóng. Nếu bạn tính ủ chăn hay cho hít hơi nóng từ cốc nước sôi bạn cần ở cạnh để đảm bảo an toàn và không quá nóng cho trẻ

C. sai. Uống nước là ý tưởng tốt tại mọi thời điểm. nó giúp tránh tiết dịch đường thở và dễ ho hơn. Nhưng thực sự nên thận trọng khi cho trẻ uống khi nó đang khó thở vì điều đó có thể gây nghẹt thở

D. sai. Lí do duy nhất để hô hấp nhân tạo là con bé quá mệt và không thể thở nổi. Mục đích hô hấp nhân tạo là để giữ cho tới khi nhân viên y tế tới. Nhưng cần nhớ phổi của trẻ bé hơn so với phổi người trưởng thành. Khi thổi ngạt cần thổi nhẹ do thổi mạnh có thể làm tổn thương phổi. Để ý nếu lồng ngực trẻ nhô lên là bằng chứng cho thấy bạn thổi ngạt đã hiệu quả

TRẺ EM KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI LỚN THU NHỎ

Một thực tế đơn giản là trẻ nhỏ cần được chú ý đặc biệt. Ví dụ, một con rắn hay nhện cắn vào trẻ em có khả năng nguy hiểm hơn so với người lớn bị cắn. Ở trẻ em đôi khi mọi thứ vẫn đang phát triển để hoàn thiện và cách xử trí thuốc không giống như người lớn. Do đó, khi dùng thuốc cho trẻ em cần hết sức thận trọng

Một số loại thuốc dùng cho người lớn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho trẻ em. Ví dụ, trẻ từ 8 tuổi trờ xuống, dùng kháng sinh tetracycline có thể làm hỏng răng vĩnh viễn. Aspirin làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye, tuy hiếm nhưng gây tổn thương gan và não. Bắt buộc phải đọc hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với mọi loại thuốc là điều bắt buộc trước khi dùng thuốc

Ngoài ra, đừng bao giờ nghĩ rằng thứ gì là tự nhiên thì nó sẽ an toàn. Ví dụ mật ong thô rất tốt trong điều trị vết thương và mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho nhưng mật ong thường chứa một vài bào tử vi khuẩn botulism. Các vi khuẩn không hoạt động cho tới khi chúng gặp môi trường phù hợp và thoát ra khỏi bào tử. Ở người lớn và trẻ em bào tử chỉ đi qua hệ thống tiêu hóa và không gây ra vấn đề gì. Nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa vẫn đang hoàn thiện, nó sẽ dễ bám bào tử và để bào tử hoạt động, vi khuẩn phá vỡ vỏ bào tử và nhân lên, sản sinh độc tố gây ngộ độc chết người

Một ví dụ khác về phương pháp điều trị tự nhiên có thể gây hại ở trẻ em là tinh dầu oải hương. Chà xát nó thường xuyên trên da của một số cậu bé có thể gây chứng vú to

Đôi khi những đứa trẻ không biết nói cho bạn vấn đề của trẻ là gì. Nếu trẻ đau bụng, trẻ sẽ chỉ vào giữa bụng hầu như mọi trường hợp. Đôi khi chúng khóc vì sợ hãi

Vì vậy, cần lặng lẽ quan sát. Nếu trẻ không thích chơi hoặc cáu kỉnh, không ăn hay uống hoặc nhìn có gì đó không ổn. Đó là lúc bạn cần tìm dấu hiệu cho thấy có điều gì đó có thể nghiêm trọng đang xảy ra

Mặt khác, cha mẹ và người chăm sóc thường xuyên cho trẻ cũng nên coi trọng trực giác của mình. Đôi khi tôi gặp những đứa trẻ thăm khám bình thường nhưng người mẹ linh cảm có gì không ổn, và hóa ra cô ấy đúng. Do đó khi người chăm sóc trẻ nói với tôi điều gì, tôi bảo cô tiếp tục theo dõi sát sao và nói cho tôi những dấu hiệu mới của vấn đề

CHẤN THƯƠNG XƯƠNG VÀ KHỚP Ở TRẺ

Xương trẻ em linh hoạt hơn xương người lớn, giống như cây thông non so với cây sồi già. Đây là điều rất tốt. Tôi từng thấy nhiều bàn tay trẻ con bị đập vào cửa xe. Với người lớn có thể gãy xương cổ tay nhưng ở đứa trẻ thì chỉ là 1 vết bầm tím. Ngay cả khi xương trẻ em bị gãy hay vẹo thì nó vẫn có thể thẳng ra khi nó lành.

Mặt khác, xương trẻ em có tấm tăng trưởng. Nếu một trong những tấm này bị tổn thương nặng, đặc biệt là nếu tấm này bị dịch chuyển chút có thể làm xương chậm phát triển hoặc có thể bị biến dạng.

Vì vậy, hãy kiểm tra chấn thương của trẻ khi sự khó chịu không mất sau 1 đến 2 ngày. Các tấm tăng trưởng phải được sắp xếp lại một cách hoàn hảo nhất có thể. Nếu gãy xương chi cần nẹp nó lại. Ngay cả xương bị vẹo nó vẫn có thể lành lại bình thường. Cố gắng tránh tổn thương hoặc di chuyển thêm để xương có thời gian lành và tránh nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu


Trật khớp khuỷu

Nắn khớp khuỷu

Trật khớp khuỷu có thể xảy ra khi có ai đó nhấc 1 đứa trẻ lên bằng cách cầm tay chúng nhấc thẳng lên. Việc kéo như vậy có thể làm khớp ở khuỷu (bán động) trượt nhẹ khỏi vị trí. Một đứa trẻ đu lên cánh tay bố chúng cũng có thể bị tương tự

Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở tuổi đó, dây chằng giữ khớp vẫn còn lỏng lẻo. Chấn thương này cũng có thể xảy ra sau ngã

Đứa trẻ thường khóc vì đau đớn trong vài phút và khó sử dụng cánh tay. Cử động di chuyển nhẹ cánh tay cũng gây đau và làm trẻ bật khóc. Cho đến khi có thể được xử trí, hãy lấy mảnh vải đặt lên vùng trật khớp và để túi nước đá lên khoảng 10 phút mỗi lần. Đôi khi xương sẽ tự quay trở lại, nhưng để lâu có thể sưng nề khó điều trị. Mặc dù nó gây đau thực sự (Chứ không phải chỉ vì sợ) điều tốt nhất phải làm là để nguyên vị trí đó

Nếu có thể đưa tới viện trẻ sẽ được khám và cho chụp XQ. Nếu không có gãy, trẻ sẽ được nắn để xương trở lại đúng vị trí:

  1. đánh lạc hướng tâm trí trẻ, thủ thuật có thể không đau nhiều nhưng sẽ làm đứa trẻ sợ hãi
    1. nên giữ đứa trẻ trong tay, hơi cong khuỷu tay. Từ từ vặn cẳng tay cho tới khi lòng bàn tay hướng lên trên.
    1. Cong khuỷu tay tới mức tối đa
    1. Duỗi thẳng cánh tay

Khi làm nghe tiếng “bụp” 1 cái gợi ý đã thành công – đứa trẻ có thể di chuyển cánh tay của mình mà không bị đau.

Để an toàn hơn, hãy cân nhắc cho trẻ đeo băng trong khoảng một ngày nếu bé sẵn sàng.

SỐT

Thông thường, sốt có nghĩa là nhiễm trùng. Và trẻ em thường hay mắc. Đa số nhiễm trùng là do virus, trường hợp này kháng sinh không có tác dụng. Hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ chống lại chúng trong vài ngày và đa số sẽ trở về bình thường trong 1-2 tuần

Nếu một đứa trẻ xuất hiện mệt mỏi, không ăn hoặc hoạt động như bình thường, bạn cần sử dụng nhiệt kế. Nếu trẻ sốt, có thể trẻ đang bị nhiễm trùng

Mặt khác, nhiều đứa trẻ bị sốt và vẫn hoạt động bình thường nếu hệ thống miễn dịch chiến đấu tốt trong trường hợp không có mất dịch hay “thiếu năng lượng”

Ngoài ra, một quy tắc để nhận biết trẻ có biểu hiện nhiễm trùng là sốt cao hơn vào buổi tối. Nhiều người thấy ổn vào buổi sáng và chỉ thấy khó chịu khi màn đêm buông xuống. Do đó cho tới khi buổi tối trẻ không sốt thì khi đó trẻ đã hết nhiễm trùng

SỐT KHÔNG XẤU

Sốt – bản thân nó không phải là điều xấu. Khi cơ thể bạn bị vi trùng xâm chiếm, cách cơ thể chiến đấu với chúng là tăng thân nhiệt. Đa số vi trùng phát triển trong ngưỡng nhiệt độ nhất định, do đó cơ thể bạn đang cố gắng thay đổi thân nhiệt để ức chế sự sinh sôi của vi trùng. Chỉ khi sốt tới gần 106 độ F (41 độ c) thì nó mới có khả năng gây nguy hiểm. Vấn đề là, đừng bị ám ảnh bởi việc hạ sốt. Hãy coi nó là dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng tiềm ẩn và nó mới là mối quan tâm bạn cần chú ý đến

 một trong những tác dụng phụ của sốt là khó chịu, và đó thường là lý do người ta cố gắng hạ sốt. Bạn nên bồi phụ đủ nước để tránh mất dịch. Mất nước mới là mối quan tâm cần để ý

Điểm mấu chốt: Sốt cho thấy có điều gì đó không đúng. Tìm kiếm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong khi đó, hãy ưu tiên cho người đó uống nước.

HẠ SỐT

Nếu bạn muốn hạ sốt, một số loại thuốc như paracetamol hoặc tắm nước ấm, lau khăn ấm đều được. Nhưng đừng bao giờ dùng quá liều nhà sản xuất khuyến cáo. Cũng như đừng bao giờ tắm nước lạnh hoặc lau bằng rượu. Run do nó gây ra càng làm tăng thân nhiệt hơn nữa

Trong thực tế, giữ ấm 1 đứa trẻ nhưng đừng quá ấm. Nếu trẻ ra mồ hôi, cơn sốt sẽ giảm. Ớn lạnh rét run cho thấy cơn sốt đang tăng lên.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO

Nếu có sốt, hãy nhìn vào trẻ và đánh giá tổng thể để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trông trẻ có mệt không? Có đòi uống nước không? Có chơi ngoan không? Nếu vẫn đòi và chơi thì điều đó cho thấy nhiễm trùng có vẻ không tệ lắm. Tuy nhiên trẻ diễn biến rất nhanh nên cần theo dõi sát những thay đổi của trẻ

• Dưới đây là một số lý do nên đưa đến viện càng sớm càng tốt:

• Trẻ từ ba tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ trở lên

• Bất kỳ trẻ nào có nhiệt độ 41 độ c

• Sốt trên 39 độ và giảm xuống 38,5 sau dùng thuốc hoặc chườm ấm

• Trẻ bị phát ban xuất huyết

• Sốt kèm theo đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ, có thể gợi ý viêm màng não

• Một đứa trẻ đang bị mất nước

• Một đứa trẻ khóc không ra nước mắt

• Bạn chỉ thực sự lo lắng, ngay cả khi không có các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên.

Viêm màng não

viêm màng não là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ vì nó có thể để lại di chứng nặng nề ở trẻ nhỏ, thậm chí đe dọa tính mạng

viêm màng não có thể là nguyên nhân gây co giật và có thể là biến chứng của viêm tai. Cũng có thể lây qua nước bọt hoặc dịch mũi như ho hoặc hắt hơi. Do đó ngay cả khi có 1 trường hợp đơn độc xuất hiện, nó cũng là mối lo ngại lớn do có thể lây lan tạo thành dịch

Viêm màng não thường sẽ gây sốt, nhưng tất nhiên bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể gây sốt. Manh mối cụ thể hơn là có đau đầu dữ dội và cổ cứng, bất kỳ cử động cổ nào cũng gây đau. ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu đôi khi chỉ đơn thuần là sốt, li bì, quấy khóc nhiều hơn. Chỉ có thể chẩn đoán bằng chọc dịch não tủy

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn, vi rút và ít gặp hơn là nấm có thể gây viêm màng não. Một số bệnh viêm màng não do virus rất nặng và cần nhập viện kèm sử dụng thuốc kháng vi-rút. Nhưng nhiều trường hợp nhiễm siêu vi sau lạnh và cúm khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị gì ngoài việc nghỉ ngơi và uống đủ nước.

Tuy nhiên, với viêm màng não do vi khuẩn (và một số trường hợp do virus), hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Tổn thương não, giảm thính lực và tử vong là một vài trong số các biến chứng xảy ra. Đối với vi khuẩn, cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và các biện pháp khác để điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng. Đối với các bệnh nhiễm nấm cần dùng thuốc kháng nấm.

Cách duy nhất để biết chắc chắn loại viêm màng não nào đang có là chọc dịch não tủy. Vì vậy cần đến viện ngay lập tức

DỰ PHÒNG

Một người bị viêm màng não có thể bị vài ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Rửa tay và tránh nơi đông người là 2 trong số các biện pháp phòng ngừa lây lan, cùng với việc tiêm vacxin

Ba nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm màng não do vi khuẩn là phế cầu, haemophilus và não mô cầu. Hầu hết mọi người đều tiêm vắc-xin phòng phế cầu và haemophilus trong thời thơ ấu. Đôi khi tiêm phòng não mô cầu ở độ tuổi từ 10-25 nhưng miễn dịch bắt đầu suy giảm sau khoảng 4 năm

Uống kháng sinh để phòng có thể giảm nguy cơ của bạn nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm khuẩn. Và bạn nên đi khám bác sĩ nếu có thể.

SƯNG HẠCH LYMPHO

Kinh nghiệm cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ em khỏe mạnh hoạt động tốt hơn so với người lớn. 1 ví dụ là các hạch bạch huyết. Chúng sẽ bị sưng ở cổ và nơi khác khi trẻ bị nhiễm khuẩn ở các bộ phận cơ thể như họng, tai, xoang và da. Ở trẻ em, các hạch bạch huyết có xu hướng trở nên rất to và mềm khi chiến đấu với vi khuẩn, một dấu hiệu cho thấy chúng đang làm việc rất tốt. Và vì các hạch bạch huyết nằm trên khắp cơ thể, ngay cả trong bụng, nhiễm virus hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn thường có thể gây đau bụng. Khi nhiễm trùng được giải quyết, đau bụng cũng sẽ tự hết

Lưu ý: Tôi đã có nhiều bệnh nhân nói với tôi rằng amidan của họ bị sưng và sau đó họ chỉ vào các hạch bạch huyết ở cổ. (Xem hình minh họa.) Khi các hạch bạch huyết đặc biệt này sưng lên, nhiễm trùng có khả năng (mặc dù không phải luôn luôn) nằm ở phía trên cổ. Nhưng không nhất thiết là viêm amidan. Vấn đề có thể là ở tai hoặc xoang

Một số người nhầm lẫn các hạch bạch huyết sưng ở cổ là do viêm amidan. Amidan khẩu cái bao gồm các mô hạch bạch huyết, nhưng chúng lại nằm ở phía sau cổ họng. Amidan bị nhiễm trùng thường làm các hạch bạch huyết bị sưng, nhưng các hạch bạch huyết bị sưng chưa chắc đã do viêm amidan.

MẤT NƯỚC

Trẻ có thể bị mất nước rất nhanh. Ở nhiều quốc gia, mất nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Nôn hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Khi không thể bù đủ dịch, cơ thể nhanh chóng suy kiệt

Các dấu hiệu mất nước có thể rất tinh tế như lờ đờ, tiểu ít đi, khóc không ra nước mắt, miệng và lưỡi khô, thóp trũng, mắt trũng sâu trong hốc hơn so với bình thường

NỔI BAN

Phát ban giống như sốt ở chỗ nó là dấu hiệu hoặc đầu mối của một vấn đề tiềm ẩn. 1 số bệnh nhiễm trùng, đăc biệt như virus thủy đậu và bệnh thứ 5 (fifth disease).

Thông thường khi nổi ban kèm theo dấu hiệu bị bệnh ở trẻ, luôn làm ta nghĩ tới sốt virus. Điều trị thường chỉ gồm nghỉ ngơi và bù đủ dịch. Tất nhiên cũng có khi nó sẽ diễn biến nặng. Cần theo dõi các dấu hiệu của biến chứng có thể xảy ra như tăng sự thờ ơ, dấu hiệu mất nước hoặc diễn biến nặng lên

Để phát hiện ban mẩn ngứa, hãy cho tắm nước ấm sẽ làm tình trạng ngứa trở nên tệ hơn và nhìn rõ phát ban hơn.

3 loại ban cần chú ý

Ba phát ban cần đặc biệt quan tâm là ban liên cầu, ban xuất huyết và mề đay.

Sốt Scarlet hay còn gọi là Sốt tinh hồng nhiệt do liên cầu gây ra. Vi khuẩn này gây đau họng thường có sốt và ban liên cầu điển hình. Phát ban lan rộng trên toàn bộ cơ thể và cảm giác như giấy nhám mịn. Vì sốt tinh hồng nhiệt là do vi khuẩn nên cần sử dụng kháng sinh như amoxicillin, cephalexin hoặc azithromycin. Nếu không dùng kháng sinh, vi khuẩn này thậm chí có thể giết người. Kháng sinh làm giảm đáng kể sốt thấp khơp,s viêm cơ tim sau nhiễm liên cầu

Ban liên cầu

Test lăn cốc: khi bạn ấn da lên cốc thủy tinh, nốt xuất huyết sẽ không mất

Ban xuất huyết là những chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím, xẹp hoặc phồng. Chúng gồm máu rỉ ra từ mạch máu nhỏ gần bề mặt da. Ban này không ngứa, không mờ đi khi ấn vào. Có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nặng cần đưa đến viện ngay nếu có thể.

Virus, vi khuẩn và nhiễm khuẩn huyết là vấn đề đáng lo ngại khi có ban xuất huyết. Mặt khác, tăng áp lực do ho hoặc nôn đôi khi có thể làm vỡ 1 vài mạch máu nhỏ quanh mặt. Điều này không có gì phải lo lắng. Nhưng nhiều bệnh nguy hiểm gây ban xuất huyết nên cần khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Phát ban, loang lổ, không đều, tăng kích thước dần lên gợi ý dị ứng. Ban thường ngứa và xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể. Có thể đường kính tới vài cm. Thuốc kháng histamin và corticoid có thể giúp giảm triệu chứng. Tránh các thực phẩm hoặc thuốc có thể gây ra dị ứng. Nếu có khó thở, phù, sưng họng, cổ hoặc mặt cần khám bác sĩ ngay lập tức. Sử dụn epipen nếu có, gọi hỏi bác sĩ trước khi dùng và luôn mang bên mình nếu bạn có tiền sử dị ứng

“hăm” là nổi mẩn khu vực mặc tã thường do nhiễm nấm

NỔI BAN DO MẶC TÃ VẢI

Chỉ cần bất cứ thứ gì chạm vào da đều có thể gây phát ban khó chịu trên khu vực tiếp xúc. Phát ban do hăm tã rất khó chịu. Một số chất có khả năng gây kích ứng như nước tiểu, phân, hóa chất và tã lót. Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men cũng có thể là thủ phạm. Để điều trị hoặc ngăn hăm tã, hãy thường xuyên thay tã và giữ cho mông bé sạch sẽ và khô ráo. Kem làm dịu da hoặc hydrocortison bôi cũng giúp giảm triệu chứng. Gel lô hội là loại gel bôi tốt. Nếu tổn thương nốt nhỏ thường do nấm, dùng thuốc kháng nấm sẽ hiệu quả

9 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar