Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng
  1. Home
  2. Thang điểm
  3. Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng
YHOVN 1 tuần trước

Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng

BỘ QUỐC PHÒNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 37/2021/TT-BQPHà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI, KHÁM SỨC KHỎE, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG CHỨC QUỐC PHÒNG, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Quy định phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định phân loại, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phân loại sức khỏe, khám sức khỏe, quản lý sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Khám sức khỏe tuyển dụng, tuyển chọn công dân vào Quân đội;

b) Khám sức khỏe đặc thù quân chủng, binh chủng;

c) Khám giám định bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, bệnh nghề nghiệp;

d) Phân loại, khám sức khỏe đối với cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, quyết định theo Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 121-QĐ/TW ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (sau đây gọi chung là quân nhân); công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công nhân và viên chức quốc phòng) phục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hội đồng khám sức khỏe là hội đồng chuyên môn, kiêm nhiệm, lâm thời của quân y đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên hoặc của bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh trong Quân đội do thủ trưởng đơn vị hoặc giám đốc bệnh viện quân y quyết định thành lập.

2. Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp quản lý sức khỏe bắt buộc đối với 100% quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện tối thiểu 01 lần/năm tại cơ sở quân y nhằm quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật.

3. Khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ là biện pháp quản lý sức khỏe cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện trước khi đề bạt, bổ nhiệm và giao các nhiệm vụ quân sự quốc phòng khác.

4. Phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng là quy định nhiệm vụ cho quân y các cấp thực hiện quản lý chất lượng sức khỏe; theo dõi tình trạng bệnh tật; lưu giữ hồ sơ sức khỏe từng cá nhân theo cấp bậc, chức vụ và phân loại sức khỏe.

5. Phiếu khám sức khỏe định kỳ là tài liệu y khoa tổng hợp những thông tin cơ bản về sức khỏe của từng cá nhân dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư này; lưu giữ tại cơ quan quân y theo phân cấp và được bàn giao theo hồ sơ cá nhân khi chuyển đơn vị mới.

6. Hồ sơ sức khỏe là tập hợp kết quả khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh của từng cá nhân dạng bản giấy hoặc bản điện tử; được sử dụng trong quản lý, theo dõi sức khỏe của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; thời hạn lưu giữ tối thiểu 10 (mười) năm theo chế độ mật.

Chương II

PHÂN LOẠI SỨC KHỎE, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG

Điều 4. Phân loại sức khỏe

1. Nhằm đánh giá, xác định tình trạng sức khỏe theo khả năng đáp ứng với các nhiệm vụ của Quân đội; sử dụng trong quản lý sức khỏe theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam; là cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng bệnh tật; căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

2. Căn cứ phân loại sức khỏe:

a) Tình trạng thể lực được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể quy định tại Phụ lục I Thông tư này;

b) Tình trạng bệnh tật được đánh giá từ mức 1 đến mức 4 quy định tại Phụ lục I Thông tư này;

c) Sức làm việc được đánh giá dựa trên khả năng đảm bảo ngày làm việc, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm liền kề; hoặc mức suy giảm khả năng lao động; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực.

3. Phân loại sức khỏe đối với các đối tượng

a) Phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được chia thành bốn loại: 1, 2, 3 và 4;

b) Phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành ba loại: 1, 2 và 3.

4. Sau khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm phân loại sức khỏe đối với các đối tượng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

Điều 5. Phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được chia thành bốn loại:

1. Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 1;

b) Không bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;

c) Sức làm việc tốt, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

2. Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 2 hoặc tuổi trên 55;

b) Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh mạn tính nhẹ đã ổn định, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác; chỉ cần có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngoại trú;

c) Sức làm việc đảm bảo theo chức trách, nhiệm vụ: Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

3. Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 3;

b) Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định, chưa hồi phục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc rối loạn, suy giảm chức năng cần được quân y theo dõi chặt chẽ có hệ thống, chỉ định kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ điều trị dự phòng;

c) Sức làm việc suy giảm rõ rệt, chưa hồi phục: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 31 đến 60 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt cần được bố trí công tác phù hợp để chữa bệnh, an điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

4. Sức khỏe loại 4 khi có một trong các yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 4 hoặc thể trạng suy kiệt kéo dài, không hồi phục;

b) Bị mắc các bệnh tật mức 4 hoặc bệnh mạn tính khó ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng cần được quân y theo dõi chặt chẽ; phải tuân thủ chỉ định điều trị và thường xuyên thực hiện chế độ chăm sóc, dự phòng cần thiết;

c) Sức làm việc suy giảm nặng: Phải nghỉ làm việc dài ngày hoặc nhiều đợt để điều trị bệnh, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 60 ngày, không hoàn thành bài tập rèn luyện thể lực; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Điều 6. Phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành ba loại:

1. Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 1;

b) Không có bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;

c) Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

2. Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 2;

b) Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh tật nhẹ đã ổn định;

c) Sức làm việc bình thường, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

3. Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:

a) Chỉ số khối cơ thể mức 3 hoặc mức 4;

b) Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc mức 4 hoặc bệnh nặng có biến chứng, di chứng ảnh hưởng chức năng cần được theo dõi, điều trị;

c) Sức làm việc suy giảm rõ rệt: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 30 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt yêu cầu; hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cần đề nghị giải quyết xuất ngũ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 7. Phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe

1. Quân y cấp trung đoàn và tương đương quản lý hồ sơ sức khỏe; theo dõi tình trạng sức khỏe toàn bộ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc biên chế của đơn vị.

2. Quân y cấp sư đoàn và tương đương:

a) Theo dõi sức khỏe quân nhân có quân hàm cấp thiếu tá; công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở lên; cán bộ chỉ huy tiểu đoàn và các chức vụ tương đương trở lên; quân nhân có quân hàm cấp thiếu úy, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở lên sức khỏe loại 3, loại 4;

b) Trực tiếp quản lý hồ sơ sức khỏe quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của các cơ quan, tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn;

c) Chỉ đạo quân y cấp trung đoàn và tương đương thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe thuộc biên chế của đơn vị.

3. Quân y cấp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Theo dõi sức khỏe quân nhân có quân hàm cấp thượng tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở lên; cán bộ chỉ huy trung đoàn và chức vụ tương đương trở lên; quân nhân có quân hàm cấp thiếu tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở lên sức khỏe loại 3, loại 4;

b) Trực tiếp quản lý hồ sơ sức khỏe quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của các cơ quan trực thuộc đơn vị;

c) Chỉ đạo quân y cấp sư đoàn, trung đoàn và tương đương thực hiện quản lý toàn bộ hồ sơ sức khỏe thuộc biên chế của đơn vị.

4. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện quân y 175:

a) Quản lý hồ sơ sức khỏe sĩ quan cấp tướng theo địa bàn đóng quân: Từ Quân khu 4 trở ra phía Bắc do Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 quản lý; từ Quân khu 5 trở vào phía Nam do Bệnh viện quân y 175 quản lý. Hằng tuần, báo cáo diễn biến bệnh lý từng cá nhân đang điều trị; hằng năm, báo cáo kết quả khám sức khỏe định kỳ từng cá nhân về Cục Quân y;

b) Theo dõi, lưu giữ hồ sơ sức khỏe đối với quân nhân có quân hàm cấp thượng tá trở lên khi đến khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất sức khỏe cán bộ cao cấp về Cục Quân y.

5. Cục Quân y tổng hợp tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật trong toàn quân; quản lý, theo dõi sức khỏe:

a) Sĩ quan cấp tướng;

b) Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

c) Danh sách quân nhân có quân hàm cấp thượng tá, đại tá; công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương sức khỏe loại 3, loại 4.

Chương III

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ, KHÁM SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG

Điều 8. Hội đồng khám sức khỏe

1. Thành lập Hội đồng khám sức khỏe:

a) Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe của đơn vị theo đề nghị của chủ nhiệm quân y;

b) Giám đốc bệnh viện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe của bệnh viện theo đề nghị của phòng (khoa, ban) chức năng được giao nhiệm vụ và hiệp đồng của đơn vị khám sức khỏe.

2. Thành phần Hội đồng khám sức khỏe:

a) Chủ tịch Hội đồng là bác sĩ chủ nhiệm quân y, chỉ huy bệnh viện quân y hoặc người được phân công;

b) Thành viên Hội đồng là cán bộ, nhân viên quân y đơn vị hoặc bệnh viện; trường hợp cần thiết được tăng cường từ quân y tuyến trên, quân y đơn vị khác hoặc lao động hợp đồng.

3. Yêu cầu nhân sự của Hội đồng khám sức khỏe:

a) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 54 (năm mươi tư) tháng trở lên;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng thay thế Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền và đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Thành viên Hội đồng thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với nhiệm vụ được giao. Trường hợp người thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng mà pháp luật không quy định có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được phân công.

4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe:

a) Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình;

b) Chủ tịch Hội đồng kết luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng.

5. Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng khám sức khỏe

a) Hội đồng khám sức khỏe:

Tổ chức khám, phân loại và kết luận sức khỏe cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; chỉ định xét nghiệm chuyên sâu; tư vấn sức khỏe, dự phòng bệnh; chuyển tuyến trên khi vượt khả năng chuyên môn;

Tổng hợp kết quả khám sức khỏe và bàn giao toàn bộ hồ sơ phiếu khám sức khỏe cho quân y đơn vị.

b) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe:

Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động và kết quả khám sức khỏe của Hội đồng;

Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe định kỳ; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng;

Triệu tập người khám lâm sàng, cận lâm sàng và tổ chức hội chẩn đối với trường hợp phân loại sức khỏe không phù hợp với kết quả khám để thống nhất kết quả phân loại sức khỏe theo chuyên khoa;

Đề nghị đơn vị quản lý cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đi khám chuyên khoa ở quân y tuyến trên đối với các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn;

Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe;

Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe.

c) Phó Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe:

Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền;

Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe;

d) Ủy viên Thường trực, kiêm thư ký Hội đồng khám sức khỏe:

Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe;

Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng làm việc; tham gia họp Hội đồng;

Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo tổng hợp.

đ) Các ủy viên khác của Hội đồng khám sức khỏe:

Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi được triệu tập;

Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe khi được triệu tập.

6. Phân cấp nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe đơn vị các cấp:

a) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp trung đoàn và tương đương khám sức khỏe cho hạ sĩ quan, binh sĩ;

b) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp sư đoàn và tương đương khám sức khỏe cho quân nhân có quân hàm cấp trung tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở xuống theo kế hoạch của đơn vị hoặc theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị đóng quân trên địa bàn;

c) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc bệnh viện Quân đội hạng II trở lên khám sức khỏe cho quân nhân có quân hàm cấp đại tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở xuống theo kế hoạch của đơn vị hoặc theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị thuộc tuyến;

d) Hội đồng khám sức khỏe Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện quân y 175 khám sức khỏe cho cán bộ theo phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư này; cán bộ được quy định tại điểm c khoản 6 Điều này theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị.

Điều 9. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khám sức khỏe định kỳ

1. Các phòng khám bố trí theo nguyên tắc một chiều, khép kín; phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa riêng biệt, đủ diện tích, phù hợp với nội dung khám sức khỏe.

2. Đủ trang bị, dụng cụ y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.

Điều 10. Nội dung khám sức khỏe định kỳ

1. Xác định chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index).

2. Khám lâm sàng các chuyên khoa: Nội khoa, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, sản phụ khoa đối với nữ.

3. Khám cận lâm sàng

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ: Điện tim; siêu âm bụng tổng quát và các xét nghiệm khác khi cần thiết;

b) Quân nhân có quân hàm cấp trung tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở xuống: Xét nghiệm huyết học; sinh hóa máu, nước tiểu; điện tim; siêu âm bụng tổng quát; chụp X-quang ngực và các xét nghiệm khác khi cần thiết;

c) Quân nhân có quân hàm cấp thượng tá, đại tá; công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương: Xét nghiệm huyết học; sinh hóa máu, nước tiểu; điện tim; siêu âm bụng tổng quát; chụp X-quang ngực; xét nghiệm miễn dịch, dấu ấn ung thư và các xét nghiệm khác khi cần thiết.

Điều 11. Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ

1. Quy trình thực hiện

a) Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ tháng ba hằng năm, trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Các đơn vị không đủ điều kiện thành lập Hội đồng khám sức khỏe định kỳ phải báo cáo bằng văn bản đến quân y tuyến trên; hiệp đồng với bệnh viện quân y hoặc quân y đơn vị khác trong khu vực đóng quân trước ngày 25 tháng 10 hằng năm để xây dựng kế hoạch cho năm sau;

b) Thành lập Hội đồng khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Lập danh sách quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng khám sức khỏe định kỳ; tổng hợp tiền sử bệnh tật, điều trị (nếu có); kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực; sức làm việc; số ngày nghỉ ốm; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có);

d) Triển khai khu vực khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

đ) Tiến hành khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; kết luận khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

e) Thời gian tổ chức khám sức khỏe định kỳ có thể tiến hành một lần hoặc nhiều lần trong năm tùy theo nhiệm vụ từng đơn vị nhưng kết thúc trước ngày 15 tháng 9 hằng năm;

g) Quân y đơn vị tổng hợp kết quả khám sức khỏe định kỳ, báo cáo thủ trưởng đơn vị và cơ quan quân y cấp trên.

2. Hình thức triển khai

a) Khám tại cơ sở quân y đơn vị;

b) Khám tại bệnh viện quân y;

c) Khám tại cơ sở quân y đơn vị kết hợp với tại bệnh viện quân y;

d) Khám tại đơn vị nếu đủ điều kiện theo Điều 9 Thông tư này.

Điều 12. Kết luận khám sức khỏe định kỳ

1. Người khám chuyên khoa phân loại sức khỏe bằng số 1, 2, 3 hoặc 4 tương ứng mức đánh giá 1, 2, 3, 4 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; ghi rõ bệnh lý (nếu có) vào phần kết quả khám trong phiếu khám sức khỏe định kỳ kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng; ký và ghi rõ họ tên ở cột “Chữ ký, họ tên của bác sỹ”. Trường hợp nghi ngờ hoặc chưa xác định chính xác bệnh phải chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc đề nghị chuyển đến quân y tuyến trên khám chuyên khoa làm căn cứ để kết luận.

2. Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe định kỳ căn cứ kết quả phân loại của các chuyên khoa để kết luận, phân loại sức khỏe theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Thông tư này; ghi bằng số và chữ (phần chữ để trong dấu ngoặc đơn); ký, ghi rõ họ tên vào phiếu khám sức khỏe định kỳ và chịu trách nhiệm về kết luận của mình; thông báo kết quả khám sức khỏe và tư vấn chuyên môn đối với từng trường hợp. Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe định kỳ không kết luận nếu chưa đủ căn cứ phân loại sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Điều 13. Kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ

1. Nguồn kinh phí bảo đảm

a) Kinh phí thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc đơn vị dự toán (hưởng lương từ nguồn ngân sách) quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng bảo đảm;

b) Kinh phí thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ sở hạch toán kinh doanh, dịch vụ trong Quân đội quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và cơ sở hạch toán.

2. Các trường hợp phải chuyển quân y tuyến trên khám chuyên khoa thì đơn vị giới thiệu, đề nghị khám bệnh theo hình thức Bảo hiểm y tế.

Điều 14. Sử dụng kết luận khám sức khỏe định kỳ

1. Cơ sở để quân y đơn vị triển khai các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe, dự phòng bệnh tật đối với từng cá nhân.

2. Là một nội dung nhận xét đánh giá hằng năm, bổ sung vào hồ sơ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định của cơ quan quân lực hoặc cán bộ.

3. Cơ sở để cơ quan chức năng xem xét, tham mưu đề xuất trong phân công công tác, đề bạt, bổ nhiệm; chuyển diện phục vụ; điều động, luân chuyển, đào tạo và giải quyết chế độ chính sách liên quan đến sức khỏe của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.

Điều 15. Khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ

1. Thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo yên cầu nhiệm vụ theo Điều 8, Điều 9 Thông tư này; hình thức triển khai theo khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

2. Nội dung khám theo quy định tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện từng nhiệm vụ.

3. Phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 4, 5, 6 Thông tư này.

4. Kết luận phải xác định loại sức khỏe; đánh giá đủ hoặc không đủ sức khỏe thực hiện từng nhiệm vụ khi có đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức yêu cầu khám sức khỏe.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN

Điều 16. Tổng cục Hậu cần

1. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.

2. Thông báo và phối hợp với Cục Quân lực, Cục Cán bộ sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ của các đối tượng tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này trước ngày 25 tháng 11 hằng năm; kết quả khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ ngay sau khi hoàn thành.

3. Quản lý, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ thuật, nội dung khám; danh mục khám lâm sàng, cận lâm sàng trong khám sức khỏe; danh mục bệnh tật tại Phụ lục I Thông tư này.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện phân loại sức khỏe, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe.

Điều 17. Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị

1. Chỉ đạo cơ quan quân huấn các cấp phối hợp, cung cấp kết quả rèn luyện thể lực cho cơ quan quân y cùng cấp để phân loại sức khỏe quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan cán bộ, quân lực các cấp phối hợp với cơ quan quân y cùng cấp tham mưu với chỉ huy đơn vị tổ chức khám sức khỏe cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền; sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

3. Tiếp nhận, sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ đối với sĩ quan cấp tướng và cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan có quân hàm cấp thượng tá, đại tá, quân nhân chuyên nghiệp diện cơ quan cán bộ quản lý cấp thượng tá, công chức quốc phòng có hệ số lương tương đương sức khỏe loại 3, loại 4.

Điều 18. Cục Tài chính/BQP

Hướng dẫn việc bảo đảm và thanh toán, quyết toán kinh phí khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ đúng quy định.

Điều 19. Quân y các cấp

1. Bệnh viện quân y

a) Cử cán bộ, nhân viên đủ năng lực chuyên môn; trang thiết bị y tế tăng cường cho hội đồng khám sức khỏe đơn vị hoặc trực tiếp tổ chức hội đồng khám sức khỏe của bệnh viện theo kế hoạch hiệp đồng của các đơn vị;

b) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện quân y 175 báo cáo theo mẫu quy định kết quả khám sức khỏe định kỳ cho sĩ quan cấp tướng theo phân cấp quản lý trước ngày 31 tháng 10 hằng năm; kết quả khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ ngay sau khi hoàn thành (qua Cục Quân y).

2. Chủ nhiệm quân y đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

a) Hướng dẫn, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ toàn bộ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị; xây dựng kế hoạch hiệp đồng khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân đội khác;

b) Báo cáo kết quả khám sức khỏe định kỳ về Cục Quân y trước ngày 31 tháng 10 hằng năm theo Mẫu số 03 Phụ lục II Thông tư này;

c) Chỉ đạo cơ quan quân y thuộc quyền thông báo và phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự cùng cấp sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ trước ngày 31 tháng 10 hằng năm; kết quả khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ ngay sau khi hoàn thành.

3. Chủ nhiệm quân y đơn vị cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương

Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ và quản lý sức khỏe theo phân cấp nhiệm vụ.

Điều 20. Chỉ huy đơn vị và cá nhân được khám sức khỏe

1. Chỉ huy đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng. Bố trí cán bộ, nhân viên quân y của đơn vị tham gia Hội đồng khám sức khỏe.

2. Cá nhân được khám sức khỏe

a) Chấp hành nghiêm kế hoạch, nội dung khám sức khỏe định kỳ hằng năm của đơn vị, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ;

b) Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định trong quá trình thực hiện khám sức khỏe. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về bệnh sử, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2021.

2. Điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 41 Quyết định số 56/2001/QĐ-BQP ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Điều lệ công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam; Văn bản số 1631/LC-QY-CB ngày 10 tháng 11 năm 2004 của liên Cục Quân y/Tổng cục Hậu cần – Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị hướng dẫn quản lý và khám sức khỏe đối với cán bộ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
– Các đồng chí Lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
– Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
– C37, C55, C56, C85;
– Vụ Pháp chế, Cổng TTĐT/BQP;
– Lưu: VT, NCTH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trung tướng Vũ Hải Sản

PHỤ LỤC I

BẢNG THỂ LỰC, BỆNH TẬT DÙNG PHÂN LOẠI SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BQP ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Quốc phòng)

I. BẢNG THỂ LỰC

Mức đánh giá thể lựcMức 1Mức 2Mức 3Mức 4
Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)18 – 2215 – 17 hoặc 23 – 2912 – 14 hoặc 30 – 35Dưới 12 hoặc trên 35

(BMI = cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2)

II. BẢNG BỆNH TẬT

TTBệnh tậtMức đánh giá
1234
MẮT
1Thị lực chuẩn (không kính)
1.1Một mắtTổng thị lực 2 mắt
10/1019 – 20/10X
6-9/1012-18/10X
Dưới 6/10Dưới 12/10X
1.2– Mù hoàn toàn 1 mắt (sáng – tối âm tính)X
1.3– Mù hoàn toàn 2 mắtX
1.4– Tật khúc xạ (cận, viễn…): Lấy kết quả thị lực có kính để tính theo thị lực chuẩn, nhưng tăng lên một mức
2Sẹo giác mạc
2.1– Sẹo đơn thuần, mỏng, nhỏ; ổn định không viêm (dựa vào thị lực chuẩn)
2.2– Sẹo giác mạc có dính mống mắt, viêm nhiễm tái diễn (dựa vào thị lực chuẩn, hạ xuống 1 loại)
3Viêm tắc lệ đạo mạn tính; các bệnh kết mạc, mi mắtX
4Bệnh bong võng mạc; teo gai thịX
5Các bệnh khác về mắt: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, …
5.1– Điều trị ổn định thì xếp loại theo thị lực chuẩn, sau đó hạ xuống một loại.
5.2– Không ổn định, biến chứng; tổng thị lực 2 mắt <12/10X
TAI – MŨI – HỌNG
6Thính lực: đo thính lực đơn âm
Bình thường, nhẹ (0 – 39dB)X
Trung bình (40 – 69dB)X
Nặng (70 – 90dB)X
Điếc hai tai, mức độ sâu (>90dB)X
7Bệnh tai ngoài
7.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
7.2– Viêm ống tai ngoài mạn tínhX
8Bệnh tai giữa
8.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
8.2– Viêm tai giữa mạn điều trị ổn định.X
8.3– Viêm tai giữa mạn tính có mủ nhầy tái phát từng đợt; hoặc thủng nhĩ ảnh hưởng sức ngheX
9Bệnh tai trong, xương chũm
9.1– Cấp tính, điều trị ổn địnhX
9.2– Viêm xương chũm mạn tínhX
10Bệnh mũi
10.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
10.2– Lệch vẹo, dị dạng hốc mũi, tháp mũi, vách ngăn mũiX
– Viêm mũi vận mạch, viêm dị ứng, viêm mạn tính (chưa ảnh hưởng chức năng thở)X
10.3– Viêm mũi teo, trĩ mũi, gây chảy máu mũi thường xuyên, khó điều trị ổn địnhX
11Bệnh họng
11.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
11.2– Viêm họng mạn tính đơn thuần, thể trạng tốtX
11.3– Viêm họng mạn tính niêm mạc dày, quá phát, họng hạt… thường hay sốt, ho, ảnh hưởng thể trạng rõ rệtX
12Amidan
12.1– Amidan viêm nhẹ, vừa; không gây ảnh hưởng đến chức năng, thể trạng tốtX
12.2– Amidan bị viêm mạn tính có hốc mủ hay viêm nhiễm tái phát ảnh hưởng đến thể trạngX
13Bệnh thanh quản
13.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
13.2– Viêm thanh quản mạn tính.X
13.3– Liệt cơ khép mở thanh quản (theo mức độ vừa, nặng)XX
134– Biến dạng thanh quản do di chứng chấn thương, viêm, dính, sẹo rúm ró thanh quản, hẹp thanh quản… có ảnh hưởng đến chức năngX
14Bệnh khác về tai- mũi- họng
14.1– Đã điều trị khỏi hoàn toànX
14.2– Đợt cấp tính, chưa ổn định đang phải điều trị; hoặc đã điều trị ổn định, còn di chứng nhẹX
14.3– Bệnh mạn tính không ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng, gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
RĂNG – HÀM – MẶT
15.Bệnh xoang hàm- mặt
15.1– Cấp tính, điều trị khỏiX
15.2– Viêm mạn tính xoang hàm mặt, liên xoang sàng – hàmX
16Mất răng
16.1– Sức nhai còn ≥61%X
16.2– Sức nhai còn <61%X
17Răng sâu (chưa hoặc đã trám)X
18Viêm quanh răng, viêm lợi
18.1– Viêm quanh răng (< 6 răng); viêm túi lợi (<độ 3)X
18.2– Viêm quanh nhiều răng, viêm nặng; lung lay nhiều được tính như mất răng và tính theo sức nhai (tại khoản 16)
19Bệnh tật xương hàm, khớp cắn
19.1– Viêm cấp tính đã điều trị khỏiX
19.2– Gãy đã liền, khớp cắn không di lệch, sức nhai tốtX
20Bệnh khác về răng- hàm- mặt
20.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
20.2– Đợt cấp tính đang phải điều trị.X
20.3– Biến chứng, di chứng gây giảm sức nhai (còn <61%) hoặc ảnh hưởng thể trạngX
TÂM – THẦN KINH
21Loạn thần triệu chứng và thực tổn
21.1– Loạn thần triệu chứng cấp tính (đã khỏi hoàn toàn)X
21.2– Loạn thần triệu chứng mạn tính (ổn định tạm thời)X
21.3– Loạn thần di chứng chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn…X
22Bệnh tâm thần phân liệt các thểX
23Hội chứng suy nhược thần kinh không do tổn thương thực thể
23.1– Đau đầu, mất ngủ… (mức độ nhẹ, đơn thuần, tự khỏi)X
23.2– Tái diễn, biểu hiện giảm trí nhớ rõ rệtX
24Chóng mặt có hệ thống, rối loạn tiền đình, tiểu não
24.1– Nhẹ (xuất hiện 1-2 lần/ năm)X
24.2– Vừa và nặng, điều trị ổn định từng thời kỳX
25Di chứng tổn thương thần kinh trung ương gây liệt vận động chi thể; liệt dây thần kinh sọ não
25.1– Tự đi lại; vận động phục hồi hoàn toàn.X
25.2– Tự đi được khập khiễng, hoặc còn các biểu hiện liệt mặt; chưa phục hồi hoàn toànX
25.3– Không phục hồi (sau 6 tháng); không tự đi lại được, hoặc di chứng liệt mặt ảnh hưởng nhắm mắt, phát âmX
26Liệt dây thần kinh ngoại vi (dây quay, trụ, dây hông to)
26.1– Giảm vận động không hoàn toàn một chi (sức cơ 3-4/5)X
26.2– Mất vận động gần hoàn toàn một chi (0/5 -2/5)X
27Đau rễ thần kinh và các đám rối thần kinh tủy sống, ảnh hưởng đến vận động
27.1– Đau 1-2 rễ thần kinhX
27.2– Đau từ 3 rễ thần kinhX
28Bệnh lý thần kinh – cơ
28.1– Teo cơ nhẹ, ảnh hưởng ít đến vận động (mức nhẹ; vừa)X
28.2– Teo cơ nặng, ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng vận độngX
29Bệnh thần kinh khác
29.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
29.2– Đợt cấp tính đang phải điều trị;X
– Tổn thương thần kinh khu trú hồi phục tốt, còn di chứng nhẹX
29.3– Không ổn định, dễ tái phát; hoặc đã gây biến chứng di chứng (mức vừa, nặng); ảnh hưởng xấu đến thể trạngX
TUẦN HOÀN
30Bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1X
Tăng huyết áp độ 2X
Tăng huyết áp độ 3X
31Mạch (đơn thuần – không kèm theo bệnh khác)
– Tần số: 60 – 80 lần/phútX
– Tần số: 81 – 85 lần/phút; hoặc 56-59 lầnX
– Tần số: 86 – 95 lần/phút; hoặc 50-55 lần/phútX
– Tần số: trên 95 lần/phút; hoặc dưới 50 lần/phútX
32Viêm tắc động, tĩnh mạch
32.1– Viêm tắc chưa gây hoại tử đầu chiX
32.2– Hoại tử đầu chi phải can thiệp ngoại khoaX
33Giãn tĩnh mạch khoeo chân, cẳng chân
33.1– Chưa thành búiX
33.2– Đã thành búi, đi lại gây căng tứcX
33.3– Đã phải phẫu thuật, kết quả tốtX
34Rối loạn nhịp tim
34.1– Ngoại tâm thu
+ Thưa 7 nhịp/phút trở xuống, giảm hoặc mất sau vận động gắng sứcX
+ Thưa 7 nhịp/phút trở xuống, không mất hoặc giảm sau vận động gắng sứcX
+ Trên 7 nhịp/phút, tăng lên sau vận động gắng sứcX
34.2– Loạn nhịp hoàn toàn:
+ Từng cơn ngắnX
+ Liên tụcX
34.3– Rối loạn dẫn truyền cơ tim (block nhĩ -thất; block nhánh)
+ Block nhĩ – thất (theo mức độ Block độ I; II; III)XXX
+ Block nhánh phải (không hoàn toàn; hoàn toàn)XX
+ Block nhánh trái (không hoàn toàn; hoàn toàn)XX
+ Block nhánh trái + nhánh phảiX
35Bệnh cơ tim, van tim (mắc phải)
35.1– Bệnh tim chưa có triệu chứng lâm sàng và chưa suy timX
35.2– Bệnh tim đã có rối loạn huyết động, suy tim
+ Còn bùX
+ Mất bù, phải dùng thuốc thường xuyênX
36Bệnh mạch vành
36.1– Thiếu máu cục bộ xuất hiện khi gắng sức và có các yếu tố nguy cơX
36.2– Xuất hiện thường xuyên, có suy tim, có nhồi máu cũX
36.3– Nhồi máu cơ tim cũ đã ổn địnhX
37Bệnh khác của tuần hoàn
37.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
37.2– Đợt cấp tính đang phải điều trịX
37.3– Không ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng; gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
37.4– Các triệu chứng tim mạch đơn thuần, mơ hồ, cơ năng (không tăng nặng khi gắng sức, không ảnh hưởng sinh hoạt; chưa rối loạn huyết động): Đau ngực, tiếng thổi cơ năng…X
HÔ HẤP
38Bệnh màng phổi
38.1– Tràn dịch đã điều trị ổn định:
+ Không có dày dính hoặc dày dính ítX
+ Dày dính toàn bộ một bên phổiX
38.2– Tràn khí màng phổi
+ Đã điều trị khỏiX
+ Tái phát nhiều lầnX
39Bệnh phế quản
39.1– Viêm phế quản mạn tính chưa có tắc nghẽnX
39.2– Giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính tắc nghẽnX
39.3– Hen phế quản (nhẹ hoặc vừa, đáp ứng điều trị)X
40Bệnh phổi
40.1– Khí phế thũng, xẹp phổi, cắt thùy phổiX
40.2– Bệnh bụi phổi các loại, chưa rối loạn thông khíX
40.3– Bênh bụi phổi các loại, có rối loạn thông khí nặngX
40.4– Lao phổi
+ Đã điều trị khỏi trên 3 năm, không di chứng hô hấpX
+ Lao phổi đang điều trị.X
+ Lao phổi xơ hóa, ảnh hưởng chức năng hô hấp; hoặc lao tái phát, kháng thuốc chưa điều trị khỏiX
41Bệnh lành tính khác về hô hấp
41.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 12 tháng)X
41.2– Đợt cấp tính đang phải điều trị, chưa ổn địnhX
41.3– Không ổn định, dễ tái phát; hoặc đã có biến chứng rối loạn thông khí nặng; hoặc suy hô hấp mạn tính gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
TIÊU HÓA
42Bệnh thực quản
42.1– Viêm cấp đã điều trị khỏiX
42.2– Viêm thực quản mạn tính, giãn, loétX
42.3– Giãn tĩnh mạch thực quản (độ 2, 3, 4)X
43Bệnh dạ dày – tá tràng
43.1– Viêm cấp đã điều trị khỏi (không tái phát >6 tháng)X
43.2– Viêm dạ dày – tá tràng mạn tính
+ Các đợt đau thưa; đáp ứng điều trị tốtX
+ Tái phát nhiều, đáp ứng điều trị kémX
43.3– Loét dạ dày:
+ Chưa có biến chứngX
+ Biến chứng thủng, chảy máu, hẹp môn vị; đã điều trị phẫu thuật (kết quả tốt; hoặc không tốt)XX
44Bệnh đại tràng
44.1– Rối loạn chức năng đại tràng mạnX
44.2– Các bệnh lành tính của đại tràng, phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả ổn địnhX
45Bệnh hậu môn – trực tràng
45.1– Trĩ
+ Trĩ ngoại, nội độ I, II, III; trĩ kết hợp búi nhỏ <0,5cm (không biến chứng)X
+ Trĩ độ III có biến chứng hoặc tái phát sau mổX
45.2– Sa trực tràngX
45.3– Rò hậu môn trực tràng
+ Rò đơn giản, điều trị tốt (liền sẹo, không tái phát > 6 tháng)X
+ Rò phức tạp, điều trị nhiều lầnX
46Bệnh gan
46.1– Nhiễm vi rút viêm gan (chưa viêm gan)X
46.2– Viêm gan các loại
+ Viêm gan đã điều trị khỏi, ổn định >12 thángX
+ Viêm gan mạn tính tiến triểnX
46.3– Xơ gan
+ Còn bù, thể trạng còn tốtX
+ Mất bùX
47Bệnh đường mật – túi mật
47.1Sỏi mật phát hiện trên siêu âm, chưa triệu chứng lâm sàngX
47.2Viêm túi mật hoặc ống mật mạn tính (có hoặc không các đợt cấp tính tái phát)X
47.3Sỏi túi mật gây viêm cấp đa cắt bỏ túi mật, ổn địnhX
47.4Sỏi ống mật chủ
– Chưa biến chứng.X
– Phẫu thuật đã ổn địnhX
– Tái phát sau phẫu thuật, nhiều biến chứngX
48Bệnh tụy
48.1– Viêm tụy mạn tínhX
48.2– Viêm tụy cấp sau điều trị can thiệp ổn địnhX
49Bệnh lách
49.1Lách to độ I – II do bệnh sốt rét, nhiễm khuẩn thườngX
49.2Lách to độ II, III, xơ cứng mạn tính, hoặc đã cắtX
50Bệnh khác về tiêu hóa
50.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
50.2– Đợt cấp tính đang phải điều trị can thiệpX
50.3– Không ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng, gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
THẬN – TIẾT NIỆU – SINH DỤC NAM
51Thận
51.1– Cắt một thận không biến chứng, thận còn lại bình thường.X
51.2– Các bệnh thận mạn tính: Viêm cầu thận do các nguyên nhân; hội chứng thận hư; u lành tính …
* Chưa suy thậnX
* Đã suy thậnX
52Sỏi tiết niệu
52.1– Xét nghiệm có sỏi tiết niệu (chưa có triệu chứng)X
52.2– Cơn đau quặn tiết niệu nhiều lần; hoặc biến chứng viêm ngược dòng, giãn đường tiết niệu phía trênX
52.3– Điều trị kết quả tốt (sau tán sỏi; hoặc phẫu thuật)XX
52.4– Điều trị phẫu thuật nhiều lần do tái phát, biến chứngX
53Bệnh khác về thận, tiết niệu, sinh dục
53.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
53.2– Bệnh cấp tính đang điều trị, không suy thậnX
53.3– Bệnh mạn tính, đã có biến chứng nặng hoặc suy thận, gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
53.4– Bệnh vùng bẹn, bìu, tinh hoàn (có chỉ định phẫu thuật)X
SINH DỤC NỮ
54Rối loạn kinh nguyệt
54.1– Kinh nguyệt không đều; hoặc kéo dài >7 ngày, hoặc kèm hiệu chứng cơ năng bất thường khi có kinhX
54.2– Rong kinh, đa kinh, băng kinh không căn nguyên thực thể (đã có thiếu máu tạm thời mức độ vừa, nặng)X
54.3– Bế kinh, vô kinh
+ Không có căn nguyên thực thểX
+ Do căn nguyên thực thể (tùy nguyên nhân để phân loại)
55Bệnh phần phụ mạn tính (viêm, u lành tính)
55.1– Đã mổ hoặc điều trị, kết quả tốtX
55.2– Chưa mổ, bệnh hay tái phátX
56Sa sinh dục
56.1– Sa độ I; hoặc sa sinh dục đã phẫu thuật kết quả tốtX
56.2– Sa độ II, III chưa phẫu thuật; hoặc kết quả phẫu thuật kémX
57Rò âm đạo
57.1– Đã phẫu thuật kết quả tốtX
57.2– Chưa phẫu thuật; hoặc kết quả phẫu thuật không tốtX
58Bệnh của phần phụ khác
58.1– Đã điều trị ổn định (không tái phát > 6 tháng)X
58.2– Đợt cấp tính đang phải điều trị.X
58.3– Không ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng; gây ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
59Mổ lấy thai
59.1– Mổ 1, 2 lần không biến chứngX
59.2– Mổ 3 lần; hoặc có biến chứngX
HỆ VẬN ĐỘNG
60Khớp chân tay
60.1– Chấn thương sai khớp lớn đã nắn chỉnh; phẫu thuật
+ Không để lại di chứngX
+ Di chứng thoái hóa, biến dạng, hoặc cứng khớp… gây ảnh hưởng, hạn chế vận động:
* mức độ vừaX
* mức độ nặngx
60.2– Bệnh lý gây thoái hóa, cứng, dính… các khớp cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, háng:
* mức độ vừaX
* mức độ nặngX
61Xương chân tay
61.1– Gãy xương đã liền tốt, thẳng trục, ổn định sau một năm, không hạn chế vận động
61.2– Gãy xương chấn thương hoặc bệnh lý đã điều trị còn di chứng biến dạng xương ảnh hưởng chức phận chi thể:
* mức độ vừaX
* mức độ nặngX
61.3– Lao xương; viêm xươngX
+ Đã điều trị khỏi ổn định
+ Chưa ổn định; tái phát từng đợtX
62Cứng dính cột sống do các nguyên nhân ảnh hưởng vận độngX
62.1– NhẹX
62.2– VừaX
62.3– NặngX
63Gãy xương sườn
63.1– Gãy 1-3 xương, can liền tốtX
63.2– Gãy trên 3 xương, can liền tốt; chưa ảnh hưởng hô hấp.X
64Bệnh lý khác về cơ, xương, khớp
64.1– Đã điều trị khỏi; ổn định (không tái phát > 6 tháng); không để lại di chứng ảnh hưởng vận độngX
64.2– Đợt cấp tính hoặc chấn thương mới đang phải điều trị
64.3– Có di chứng ảnh hưởng rõ rệt chức phận chi thể;X
DA
65Tổn thương do bệnh da mạn tính đơn thuần
65.1– Không ảnh hưởng sinh hoạt cá nhân.X
65.2– Ảnh hưởng tới sức lao động, diện tích trên 1%X
MÁU – CƠ QUAN TẠO MÁU
66Thiếu máu
66.1– Thiếu máu nhẹ vừa do các nguyên nhânX
66.2– Thiếu máu nặng, thường xuyên do các nguyên nhânX
67Bệnh cơ quan tạo máu
67.1– Cấp tính, điều trị khỏi hoàn toànX
– Mạn tính, đáp ứng với điều trịX
– Mạn tính, không đáp ứng với điều trịX
68Hiến máu (trong 02 tháng đầu tiên), thể trạng ổn định.X
NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA
69Bệnh tuyến giáp
69.1– Cường giáp
+ Đã điều trị khỏiX
+ Chưa ổn định – chưa có biến chứng tim mạchX
+ Có biến chứng tim, phải điều trị thường xuyênX
69.2– Suy giáp
+ Đã điều trị khỏiX
+ Chưa ổn định, phải điều trị thường xuyênX
69.3– Bướu tuyến giáp đơn thuần
+ Bướu độ I, II, III, IV đã phẫu thuật kết quả tốtX
+ Bướu độ I, II, III, IV đã phẫu thuật, có di chứng (theo mức độ vừa; nặng)XX
+ Chưa phẫu thuật, gây chèn ép do kích thước lớnX
70Bệnh đái tháo đường týp 2
70.1– Rối loạn dung nạp đường máu (glucoza máu)X
70.2– Bệnh đái tháo đường
+ Chưa có biến chứng, đáp ứng tốt với thuốc uốngX
+ Có biến chứng mắt, thận, tắc mạch máu ngoại vi (chưa phải điều trị can thiệp); lệ thuộc thuốc insulin tiêmX
71Bệnh lý rối loạn chuyển hóa
71.1– Phát hiện qua xét nghiệm (lâm sàng chưa rõ rệt)X
71.2– Có biểu hiện lâm sàng rõ rệt (mức độ vừa)X
71.3– Gây biến chứng nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏeX
72Bệnh khác về nội tiết.
72.1– Biểu hiện trên xét nghiệm nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, chưa có chỉ định dùng thuốcX
72.2– Có chỉ định điều trị củng cố, dự phòng thường xuyênX
72.3– Gây biến chứng nặng; ảnh hưởng xấu thể trạng chungX
MIỄN DỊCH
73Suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
73.1– HIV dương tính, TCD4+ từ 500 TB/µl trở lên, chưa có biểu hiện lâm sàng, đã dùng thuốc kháng vi rút thường xuyên >3 tháng.X
73.2– HIV dương tính, TCD4+ dưới 500 TB/µl; hoặc đã có biểu hiện lâm sàng rõX
74Bệnh tự miễn
74.1– Phát hiện qua xét nghiệm (lâm sàng chưa rõ rệt)X
74.2– Chưa tổn thương cơ quanX
74.3– Biến chứng tổn thương cơ quanX
75Bệnh khác về dị ứng; miễn dịch mắc phải do điều trị
75.1– Đã điều trị khỏiX
75.2– Đợt cấp tính; chưa tổn thương cơ quan.X
75.3– Đã biến chứng tổn thương các cơ quan (thần kinh, thận…); phải được phân loại theo cơ quan bị tổn thương
U BƯỚU CÁC LOẠI; BỆNH UNG THƯ
76U lành tính các loại (tăng sinh tế bào, nang, nhầy, mạch máu…) chưa quy định tại các khoản khác
76.1– U nhỏ (đường kính<1cm), không (hoặc chưa) gây ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ, sinh hoạt cá nhânX
76.2– U chèn ép ảnh hưởng chức năng, sinh hoạt, thẩm mỹ, đã điều trị phẫu thuật (hoặc can thiệp khác) kết quả tốtX
76.3– U gây chèn ép ảnh hưởng chức năng, cản trở sinh hoạt, chưa điều trị; hoặc đã điều trị kết quả kém, không hết triệu chứng, biến chứng (theo mức độ vừa; nặng)XX
77U ác tính, hoặc bệnh ung thư các loại
77.1– Phát hiện sớm và đáp ứng điều trị tốt; hoặc ổn định tốt sau phẫu thuật triệt căn (>1 năm)X
77.2– Ung thư đã di căn xa; hoặc xâm lấn rộng; hoặc tiến triển tái phátX
TÌNH TRẠNG SAU PHẪU THUẬT LỚN; MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM; THƯƠNG TẬT, BỆNH, TẬT ĐÃ GIÁM ĐỊNH Y KHOA
78Tình trạng sau phẫu thuật lớn mở hộp sọ; mở lồng ngực; mở ổ bụng đường trắng giữa (điều trị chấn thương, bệnh lý, thăm dò, ghép hiến tạng…)
78.1– Không tổn thương nội tạng phải can thiệp, cắt bỏ; sau phẫu thuật kết quả tốt (ổn định > 1 năm)X
78.2– Có tổn thương nội tạng đã can thiệp, cắt bỏ, để lại di chứng: Phân loại theo di chứng; đồng thời tăng lên 1 mức
79Bệnh truyền nhiễm (chưa quy định tại khoản, mục khác)
79.1– Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng tổn thương cơ quan (giai đoạn ổn định trong vòng 6 tháng đầu tiên)X
79.2– Còn di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, được phân loại theo di chứng của cơ quan, bộ phận tổn thương
80Tình trạng thương tật; bệnh, tật đã giám định có tỷ lệ tổn thương cơ thể (tỷ lệ mất sức lao động) tổng hợp
80.1– Dưới 61% (phân loại tùy theo di chứng tổn thương)
80.2– Từ 61% trở lênX

PHỤ LỤC II

MẪU PHIẾU KHÁM, BÁO CÁO KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BQP ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Mẫu số 01:Phiếu khám sức khỏe định kỳ (áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng)
Mẫu số 02:Phiếu khám sức khỏe hạ sĩ quan, binh sĩ
Mẫu số 03:Báo cáo khám sức khỏe định kỳ

Mẫu số 01. Phiếu khám sức khỏe định kỳ

ĐƠN VỊ…………….
HỘI ĐỒNG
KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
(Áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng)

Họ và tên ………………….; Sinh ngày…. /…. /….; Nhập ngũ:……………………..; Giới: Nam/Nữ

Cấp bậc:………………………….; Chức vụ, nghề nghiệp………………………………………

Đơn vị ……………………………………………………………………………………..

I. TIỀN SỬ BỆNH TẬT

1. Bản thân: …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Gia đình: ………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

lI. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung, kết quả khám, phân loại sức khỏeChữ ký, họ tên của bác sỹ
1. Thể lực (LOẠI:………)Chiều cao:… cm; Cân nặng:….kg; Vòng ngực TB:….. cm; Vòng bụng:…… cmBMI [cân nặng/(chiều cao)2]: ……………………………………………………….……………..
2. Nội khoa
a) Tim mạch (LOẠI:……. ) Mạch…… lần/phút; Huyết áp……………… mmHg……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
b) Hô hấp (LOẠI:………) …………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
c) Tiêu hóa (LOẠI:……..)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
d) Thận, tiết niệu – sinh dục nam (LOẠI:…..)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
đ) Tâm thần-thần kinh (LOẠI:………) ……………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
e) Cơ, xương, khớp (LOẠI: …………….)…………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
g) Nội tiết, chuyển hóa, miễn dịch (LOẠI:………..) ……………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
h) Bệnh máu (LOẠI:…………….) ……………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Ngoại khoa (LOẠI:…………….)……………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Da liễu (LOẠI:……………) ………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Phụ sản (LOẠI:………..) …………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………
6. Mắt(LOẠI:…………)Thị lực– Không kính:- Có kínhMắt trái…….; Mắt phải…….Mắt trái…….; Mắt phải…….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
7. Tai, mũi, họng (LOẠI:…………..)…………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
8. Răng, hàm, mặt (LOẠI:………………….) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

IV. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

1. Xét nghiệm máu:

a) Công thức máu

– Số lượng Hồng cầu: …………….……….. T/L– Huyết sắc tố: ………………..………. g/L
– Số lượng Bạch cầu: …………….………..G/L– Số lượng Tiểu cầu …………………..G/L
– Công thức Bạch cầu …………….……………………..……………………………………….

b) Sinh hóa máu

– Glucose ………………………….. mmol/l– Ure …………………………. mmol/l
– HbAlc …………………………….. %– Creatinin …………………… µmol/l
– Cholesterol TP ………………….. mmol/l– Bilirubin TP ………………… µmol/l
– Triglycerit ………………………… mmol/l– AST …………………………. U/l
– HDL-C ……………………………. mmol/l– ALT …………………………. U/l
– LDL-C ……………………………. mmol/l– GGT ………………………… U/l
– Acid Uric …………………………. µmol/l

c) Xét nghiệm miễn dịch

– AFP ……………………………. ng/ml– HBsAg ……………………….………
– CEA ……………………………. ng/ml– HBsAb ……………………….………
– PSA total ………………………. ng/ml……………………………………………– Anti HCV …………………………………………………………………………….

2. Xét nghiệm nước tiểu:

Glucose……………….. mmol/L; Protein niệu….. g/l; Tế bào ………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

3. Điện tim:…………………………………………………………………………………..………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

4. X-quang ngực: ………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

5. Siêu âm bụng tổng quát: ………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

6. Các xét nghiệm khác: ………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………..………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

V. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe:

Phân loại (Loại 1, 2, 3, 4):…………………..Lý do (thể lực; bệnh tật hoặc tình trạng suy giảm sức lao động):…………………………………………………………………………………………….

2. Bệnh tật cần theo dõi và chỉ định điều trị, dự phòng: (ghi rõ từng bệnh)…………….

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

3. Những chỉ dẫn cần thiết khác: ………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………


Chủ nhiệm quân y (đơn vị………)




Xác nhận của Thủ trưởng (đơn vị…………..)
…….,ngày….tháng….năm…….
Chủ tịch Hội đồng

Mẫu số 02. Phiếu khám sức khỏe hạ sĩ quan, binh sĩ

ĐƠN VỊ……….
HĐ KHÁM SỨC KHỎE
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

Họ và tên………………; Sinh ngày:…… /….. /…..; Nhập ngũ…………………………………..; (Nam, Nữ).

Cấp bậc:……………..; Chức vụ………………….; Đơn vị ……………………………………………………………

Tiền sử bệnh tật– Bản thân:…………………………………….. Phân loại sức khỏe nhập ngũ………………………..
– Gia đình:………………………………………………………………………………………………….…….
Nội dungKết quả khám sức khỏeLoạiChữ ký, họ tên của bác sỹ
THỂ LỰCChiều cao:……… cm; Cân nặng:…………….. kg;Vòng ngực:……. cm; Chỉ số BMI ………………….
NỘI KHOATim mạch
Hô hấp
Tiêu hóa
Thận- tiết niệu
Thần kinh, tâm thần
Cơ, xương, khớp
Nội tiết – Chuyển hóaMiễn dịch – Bệnh máu
NGOẠI KHOA
CHUYÊN KHOAMắtThị lực: Mắt phải…………….; Mắt trái …………………
Tai – mũi – họng
Răng – hàm – mặt
Da liễu
Phụ sản (nữ)
CẬN LÂM SÀNGĐiện tim: …………………………………………………..SABTQ:…………………………………………………………………………………………………………………………
KẾT LUẬN(Phân loại và chỉ định điều trị dự phòng)

Thủ trưởng (đơn vị…..)
……,ngày….tháng….năm…….
Chủ tịch Hội đồng

Mẫu số 03. Báo cáo khám sức khỏe định kỳ

Đơn vị:……………………..
——-
BÁO CÁO KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ(1)
Đợt………………năm…………………………..
—————

Kính gửi:………………………………………………………….

NỘI DUNGSQ cấp táSQ cấp úyQuân nhân chuyên nghiệpHạ sĩ quan, binh sĩCCQP, CN, VCQPCộngTỷ lệ
Đại tá, Thượng táTrung tá, Thiếu táĐại úy, Thượng úyTrung úy, Thiếu úy
I. QUÂN SỐ, PHÂN LOẠI
1. Quân số đơn vị(2)
2. Quân số đã khám sức khỏe
3. Phân loại:
– Loại 1
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
II. SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH VÀ CĂN BỆNH(3)
NỘI KHOA, NGOẠI KHOA
Tổng số người mắc bệnh
Tổng số căn bệnh
1. Tim mạch:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Bệnh tăng huyết áp.
– Rối loạn nhịp, dẫn truyền
– Triệu chứng bệnh mạch vành
– Bệnh tim mạch khác
2. Hô hấp:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Hen phế quản;
– Bệnh phổi, phế quản mạn tính
– Bệnh đường hô hấp khác
3. Tiêu hóa:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Viêm gan
– Xơ gan
– Viêm, sỏi đường mật
– Viêm, loét dạ dày tá tràng
– Viêm đại, tiểu tràng mạn
– Bệnh đường tiêu hóa khác
4. Thận-Tiết niệu, sinh dục:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Viêm đường tiết niệu
– Bệnh thận mạn
– Sỏi tiết niệu
– Bệnh khác về tiết niệu, sinh dục
5. Cơ, xương, khớp:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Thoái hóa cột sống
– Đau, thoái hóa khớp chân, tay
– Cứng khớp, hư khớp
– Bệnh khác cơ, xương, khớp
6. Thần kinh, tâm thần:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Suy nhược thần kinh
– Đau thần kinh
– Bệnh tâm thần
– Bệnh thần kinh khác
7. Nội tiết, chuyển hóa:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Rối loạn chuyển hóa lipit máu
– Đái tháo đường
– Tăng acid uric, Goutte mạn
– Cường giáp hoặc suy giáp
– Bệnh nội tiết, chuyển hóa khác
8. Bệnh phụ- sản:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Viêm nhiễm phụ khoa
– Ư xơ vú, tử cung, phần phụ
– Bệnh phụ khoa khác
9. Da liễu:
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
10. Bệnh nội khoa, ngoại khoa khác
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
– Ung thư các loại
– Tình trạng sau phẫu thuật (mở hộp sọ, mở lồng ngực; mở ô bụng đường trắng giữa)
– Bệnh về máu
– Bệnh miễn dịch, dị ứng
– Bệnh khác về nội ngoại khoa…….. (thường gặp tại đơn vị).
MẮT
Tổng số người mắc bệnh
Tổng số căn bệnh
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4.
TAI-MŨI-HỌNG
Tổng số người mắc bệnh
Tổng số căn bệnh
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
RĂNG-HÀM-MẶT
Tổng số người mắc bệnh
Tổng số căn bệnh
– Loại 2
– Loại 3
– Loại 4
TẦN SUẤT MẮC BỆNH(4)
– Mắc 1 căn bệnh
– Mắc 2 căn bệnh
– Mắc 3 căn bệnh trở lên
– Không mắc bệnh
III. GIẢI QUYẾT
1. Cần đi điều trị(5):
Vì: – Bệnh Nội-Ngoại khoa
– Bệnh chuyên khoa
2. Cần kiểm tra sức khỏe thêm(6)
3. Cần điều trị củng cố tại đơn vị(7)
4. Cần giải quyết chính sách(8)

CHÚ THÍCH:

(1). Báo cáo dùng cho tuyến quân y trung đoàn và tương đương trở lên; Đơn vị trực thuộc Bộ phải gửi về Cục Quân y trước 31/10 hàng năm.

(2). Lấy quân số hiện công tác tại đơn vị của tháng 10 để ghi và tính tỷ lệ.

(3). Số người mắc bệnh tính theo số người bệnh (thuộc từng Mục bệnh: Nội- ngoại khoa; Mắt; Tai mũi họng; Răng hàm mặt); Một người có thể mắc nhiều căn bệnh; từng căn bệnh được thống kê riêng lẻ, tính là một căn bệnh (của chuyên khoa: Tuần hoàn; Hô hấp; Tiêu hóa; Tiết niệu; Thần kinh; Cơ xương khớp;….)

(4). VD: Nếu một người mắc 3 căn bệnh thì tình là 1 người ở mục “mắc 3 căn bệnh trở lên”;

(5). Gồm những người cần phải đi điều trị tại bệnh xá, bệnh viện. Nếu một người mắc nhiều bệnh cần điều trị thì chỉ tính là 1 người vào mục căn bệnh chính cần điều trị.

(6). Gồm nhũng người chẩn đoán chưa rõ; hoặc cần làm thêm xét nghiệm; cần chuyển tuyến trên kiểm tra hoặc hẹn tái kiểm tra.

(7). Gồm những người mắc bệnh mạn tính cần điều trị củng cố tại đơn vị (nếu không tái phát> 24 tháng, không thống kê)

(8). Gồm những người cần đề nghị giám định để hưởng chế độ, phục viên, sắp xếp công tác cho phù hợp sức khỏe….

NHẬN XÉT

1. Đặc điểm tình hình có ảnh hưởng tới sức khỏe chung và riêng.

2. Nhận xét tình hình sức khỏe chung, riêng; so sánh với năm trước.

3. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm sức khỏe (chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, rèn luyện, điều trị).

4. Nhận xét ưu, khuyết điểm, kinh nghiệm; kiến nghị (biện pháp cụ thể).

5. Dự kiến công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe thời gian tới.

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày…tháng…năm…..
Chỉ huy đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Chủ nhiệm quân y

DANH SÁCH SỨC KHỎE LOẠI 3,4
(Kèm theo báo cáo khám sức khỏe định kỳ, thực hiện theo phân cấp quản lý sức khỏe)

Số TTHọ và tên; Chức vụ; Đơn vịNăm sinhCấp bậcLoại sức khỏeLý do sức khỏe loại 3,4Kiến nghị

PHỤ LỤC III

DANH MỤC TRANG BỊ, DỤNG CỤ Y TẾ THIẾT YẾU CỦA HỘI ĐỒNG KHÁM SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BQP ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STTTên trang bị, dụng cụĐơn vị tínhSố lượng
1.Cân có thước đo chiều caocái01
2.Ống nghe hai taicái03
3.Huyết áp kếcái03
4.Nhiệt kế náchcái02
5.Búa phản xạcái01
6.Đèn soi đáy mắtcái01
7.Hộp kính thử thị lựcbộ01
8.Bảng kiểm tra thị lựccái01
9.Bảng thị lực màucái01
10.Bộ khám răng hàm mặtbộ01
11.Bộ khám tai mũi họngbộ01
12.Bộ dụng cụ, bàn khám phụ khoa (nếu có nữ)bộ01
13.Nồi luộc khử trùng dụng cụ y tếcái01
14.Tủ sấy dụng cụcái01
15.Tủ đựng hồ sơ sức khỏecái01
16.Bàn ghế tại các phòng khám (1 bàn + 2 ghế)bộ05
17.Giường khám bệnhcái04
18.Ghế chờ khám tại mỗi phòng khámcái03
19.Tủ thuốc có đủ thuốc cấp cứucái01
Tổng cộng: 19 (Mười chín) khoản
4 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar