Đừng Dựa Vào Một Ecg Đơn Thuần Để Đánh Giá Bệnh Nhân Đau Ngực Ở Ed 
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Dựa Vào Một Ecg Đơn Thuần Để Đánh Giá Bệnh Nhân Đau Ngực Ở Ed 
YHOVN 1 năm trước

Đừng Dựa Vào Một Ecg Đơn Thuần Để Đánh Giá Bệnh Nhân Đau Ngực Ở Ed 

KATHLEEN STEPHANOS, MD AND SEMHAR Z. TEWELDE, MD

Đau ngực là than phiền thường gặp thứ hai ở ED và có hơn 8 triệu lượt khám mỗi năm tại Hoa Kỳ. May mắn là chỉ có một số ít bệnh nhân gặp nguyên nhân đe dọa đến mạng sống khi có đau ngực cấp tính. Mặc dù vậy, điều quan trọng là xác định những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp tính (ACS). Hiện tại, khoảng 2% bệnh nhân ED với ACS bị chẩn đoán sai, dẫn đến gia tăng bệnh tật và tử vong

Điện tâm đồ (ECG) là một cận lâm sàng tinh túy trong việc đánh giá bệnh nhân đau ngực ED. Đây là một trong những test chẩn đoán phổ biến nhất trong cấp cứu. Sự chênh lên có ý nghĩa của đoạn ST với hình ảnh soi gương trong trường hợp đau ngực cấp dễ giúp ta nhận ra hội chứng vành cấp -ACS. Tuy nhiên, ECG ban đầu thường xuyên tỏ ra không đặc biệt, hoặc bình thường, trong bệnh cảnh ACS. Do đó, quan trọng là các bác sĩ cấp cứu phải nhận ra những hạn chế của một ECG đơn lẻ trong việc đánh giá bệnh nhân đau ngực ED.

20% bệnh nhân đau ngực cuối cùng phải tái tưới máu có ECG ban đầu bình thường hoặc không đặc hiệu. Những thay đổi về thiếu máu cục bộ có thể xảy ra nhanh chóng và không bác sĩ lâm sàng nào có thể nhận ra nếu không có một ECG khác được làm lại. Các hướng dẫn hiện nay từ AHA khuyên nên làm nhiều ECG với bệnh nhân đau ngực có nguy cơ thấp 

ECGs nối tiếp cũng được khuyến cáo trong hướng dẫn gần đây của AHA cho nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI). ECGs nối tiếp cải thiện được độ nhạy khi xác định ACS từ 43% đến 83%. Lý tưởng là nên lặp lại ECG mỗi 5-10 phút ở những bệnh nhân có triệu chứng hoặc những bệnh có thay đổi về tính chất cơn đau. Nên so sánh ECG lúc sau và trước đó để xác định các bất thường mới xuất hiện tinh tế như T đảo 

Hiện nay, không rõ cần phải đo và đánh giá bao nhiêu ECGs trên một bệnh nhân có đau ngực cấp. Tuy vậy, đó là một cận lâm sàng có thể đánh giá nhanh với mức độ tin tưởng khá cao và giá thành lại thấp. Đối với các bệnh nhân, ECGs nối tiếp có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết do ACS.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Khoảng 2% bệnh nhân mắc ACS bị bỏ sót
  • ECG ban đầu đối với bệnh nhân mắc ACS thường không đặc hiệu
  • Làm hàng loạt ECGs cải thiện được tính chính xác khi chẩn đoán ACS.
  • Trong các bệnh nhân có triệu chứng, đo ECGs nối tiếp nhau mỗi 5-10 phút. Đối chiếu lại giữa các ECG sau và trước đó để phát hiện những thay đổi khó thấy.
0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar