Chảy máu vị trí mở khí quản
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Chảy máu vị trí mở khí quản
YHOVN 2 năm trước

Chảy máu vị trí mở khí quản

Người đàn ông 45 tuổi có mở thông khí quản từ trước được đưa vào cấp cứu vì có máu chảy ra từ ống mở khí quản…

Cách tiếp cận của tôi

Hãy gọi hội chẩn ngay lập tức. mặc dù ENT có thể không kịp đến giúp bạn kiểm soát đường thở nhưng nếu phải phẫu thuật, hãy thông báo sớm cho họ. Phẫu thuật mạch máu khi có rò khí quản – động mạch cánh tay đầu. Bạn cũng nên mời một bác sĩ chuyên về hô hấp có kinh nghiệm trong mở khí quản

Làm sạch đường thở, hút hết máu cục.

Dù không có căn cứ gì cho việc thực hành, nhưng khi đang chảy máu tiến triển, tôi sẽ cho tranexamic acid 1 gram IV.

Đánh giá về tắc nghẽn khí quản.

Đối với chảy máu tại vị trí mở (miệng lỗ), ép trực tiếp hoặc băng ép. Cũng có thể đốt bằng dung dịch bạc nitrat

Với chảy máu sâu bên dưới miệng lỗ, có thể ấn vùng dưới cổ, hõm ức để ép động mạch động mạch vô danh (Cánh tay đầu) từ bên ngoài

Nếu ống có cuff, hãy bơm căng cuff lên, bơm từ từ khí vào tránh vỡ cuff. Mục tiêu nên bơm khoảng 50ml khí. Nếu ống mở khí quản không có cuff, hãy thay nó bằng ống có cuff và bơm căng lên. Nếu vẫn chảy, từ từ rút ống trong khí kéo ép về phía trước để tạo áp lực lên thành trước của khí quản

Nếu vẫn còn chảy máu, vị trí có thể ở đoạn xa đến đầu ống. Tiến hành đặt ống nội khí quản có cuff (qua miệng hoặc qua chỗ mở khí quản) đặt sâu chút để tránh hít phải máu. Sau đó chèn một ngón tay qua lỗ mở khí quản ấn lên động mạch vô danh. Sử dụng ngón tay cái của bạn ấn từ bên ngoài, ép động mạch vô danh giữa 2 ngón tay. nếu bạn không tiếp cận được động mạch vô danh bằng ngón tay, mở rộng lỗ mở khí quản xuống đưới bằng đường rạch dọc, dùng 2 ngón tay ép, duy trì áp lực này trong khi vận chuyển bệnh nhân lên phòng mổ

Mặc dù vị trí mở khí quản là nơi hay chảy máu nhất, máu từ chỗ mở khí quản có thể gây ho ra máu. Nếu máu tiếp tục chảy xuống sẽ ho ra máu nặng qua ống NKQ

Chú ý

Ngay cả chảy ra một lượng nhỏ máu cũng cần được điều trị như 1 trường hợp cấp cứu, vì chúng có thể chảy máu do rò khí quản- động mạch vô danh. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, nguồn chảy máu cuối cùng phải được 1 bác sĩ phẫu thuật đánh giá. Chảy máu ≥10ml nên giả định có rò khí quản- động mạch

Chẩn đoán phân biệt:

– Sớm sau phẫu thuật

– Kích thích do hút dịch/thao tác

– Chảy máu từ nơi phẫu thuật

– Viêm khí quản

– Muộn sau phẫu thuật

– Mô hạt

– Nhiễm trùng vùng mở / viêm khí quản

– Rò khí quản- động mạch vô danh (đe dọa tính mạng mà chúng ta lo lắng)

– Máu từ phổi, đường thở trên, hoặc đường tiêu hóa

– Xuất huyêt tiêu hóa

Động mạch vô danh (innominate) còn được gọi là động mạch cánh tay đầu phải

5 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar