Tương quan giải phẫu và ecg
  1. Home
  2. Điện tim
  3. Tương quan giải phẫu và ecg
YHOVN 12 tháng trước

Tương quan giải phẫu và ecg

CÁC ĐIỂM CHÍNH

■ Hiểu biết về vị trí các đạo trình trên ECG đối với các mặt của tim và giải phẫu mạch vành giúp giải thích các biểu hiện trên ECG khi có tắc mạch vành.

■ Giải phẫu mạch vành rất thay đổi trên từng bệnh nhân.

ĐẠI CƯƠNG

Vị trí các đạo trình và tư thế bệnh nhân chuẩn là rất quan trọng khi ghi ECG. Ghi thấp hơn hoặc cao hơn 1 khoang gian sườn, hoặc bệnh nhân đứng thay vì nằm, có thể làm thay đổi rõ phức bộ QRST. Vị trí các đạo trình được chỉ ra ở hình 4-1.

Nắm vững vị trí đạo trình của ECG liên quan tới tim và giải phẫu của động mạch vành giúp cho các bác sỹ lâm sàng không phải học thuộc lòng. Hình 4-2 đến 4-4 minh họa vị trí của các đạo trình, liên quan tới tim, của ECG 12 đạo trình, cộng với các đạo trình V7-V9. Hình 4-5 và Bảng 4-1 chứng minh sự thay đổi của ECG liên quan đến tắc mạch vành và có kèm theo thành cơ tim bị tác động.

Đạo trình DIII là đạo trình tốt nhất để quan sát thành dưới và do đó nó độ nhạy cao nhất để phát hiện AMI thành dưới (Hình 4- 2). Đạo trình aVL là đạo trình đối diện trực tiếp với DIII.

■ Trong NMCT cấp thành dưới, nếu có ST chênh lên ở đạo trình DIII thì sẽ có ST chênh xuống ở aVL trừ khi xảy ra đồng thời tổn thương thành bên gây ST chênh lên ở các trình thành bên. Điều này ngược với viêm màng ngoài tim lan tỏa (lan tỏa là dạng điển hình), biểu hiện của viêm mà bất thường tái cực xung quanh tất cả các thành của tim, do vậy không có ST chênh xuống ở aVL. Đạo trình aVL là tốt nhất để phát hiện ở thành bên cao do đó nó có độ nhạy cao nhất đối với NMCT cấp thành bên. Chú ý rằng thành bên cũng có thể được phát hiện bởi DI, V5, V6. Đạo trình V1 – V2 được đặt ở khoang liên sườn 3, vị trí trên cả Thất phải và vách liên thất (theo Smith) (Hình 4-3).

■ NMCT cấp vùng vách (thường kết hợp với NMCT cấp thành trước) dẫn tới ST chênh lên ở V1.

■ NMCT cấp thành trước dẫn tới ST chênh lên ở V2 – V4.

■ NMCT cấp Thất phải dẫn đến ST chênh lên ở V1. Trong ECG bên phải, V1 và V2 là ngược nhau; do đó NMCT cấp thất phải biểu hiện ST chênh lên tương tự như V1 tức là V2R. Đạo trình V1-V2 (cũng như V3—V4) có vị trí đối diện với thành sau của Thất trái.

■ NMCT cấp thành sau biểu hiện ST chênh xuống, đầu tiền ở V1 – V3. Nhớ rằng ST chênh lên ở V1 có thể gây ra bởi NMCT cấp thất phải, có thể bị che lấp khi có NMCT cấp thành sau cùng xảy ra. Đạo trình V3 – V4 được đặt ở vị trí trực tiếp nhìn vào thành trước. Đạo trình V3 được đặt ở khoang liên sườn 4 và V4 – V6 ở khoang liên sườn 5 (Hình 4-4).

■ NMCT cấp thành thấy rõ thấy ở V2—V4. Đạo trình V5—V6 nhìn trực tiếp vào thành bên.

■ NMCT cấp thành bên thường nhìn thấy ở V5-V6, nhưng cũng có thể nhìn tốt nhất ở đạo trình aVL (xem hình 4-2).

■ NMCT cấp vách hoặc thất phải có thể biểu hiện ST chênh xuống ở đây bởi vì V5 – V6 đối diện với vách và thất phải.

17 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar