Phân tích Đường cong phân ly
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Đường cong phân ly
YHOVN 2 năm trước

Phân tích Đường cong phân ly

Raghuvender Ganta and Tilak D. Raj

1. hình Fig. 74.1 thể hiện điều gì?

2. P50 là gì?

3. Làm thế nào xác định nồng độ oxy?

4. Điểm nào có thể phát hiện ra tình trạng tím tái?

5. Đường cong dịch chuyển qua trái và qua phải ảnh hưởng thế nào tới vận chuyển oxy?

6. Phương trình Fick là gì?

7. Hiệu ứng Bohr là gì?

8. Hiệu ứng Haldane là gì?

Trả lời

1. Đây là đường cong phân ly oxyhemoglobin xác định mối liên quan giữa áp lực riêng phần oxy (PO2) trên trục x và bão hòa oxy (SaO2) trên trục y. biểu đồ có dạng hình chữ S. ban đầu, ở phần dốc của đường cong, hb gắn 02 tăng lên khi nồng độ 02 tối đa, sau đó chững lại ở ngưỡng PO2 60 mmHg dù P02 vẫn tiếp tục tăng

2. P50 là áp lực oxy với hb ở mức bão hòa 50% khoảng 26 mm Hg và là thước đo ái lực của hb với oxy

3. Nồng độ oxy trong máu (CaO2) được tính bằng tổng oxy gắn với hb và oxy hòa tan trong huyết tương

Nồng độ O2  = oxy gắn hemoglobin + oxy tan trong máu. CaO2 = (1.39 × Hb × SaO2/100) + (PaO2 × 0.003).

vd, nếu Hb là 15 g/dL, SaO2100%, và PaO2100 mm Hg, thì CaO2 = (15 × 1.39 × 1) + (100 × 0.003)

= 20.85 + 0.3

= 21.15 mL/dL.

Fig. 74.2 các yếu tố làm dịch chuyển đường cong phân bố oxyhemoglobin

 Dịch qua trái

Dịch qua phải

Nhiễm kiềm

Nhiễm toan

Hạ thân nhiệt

Tăng thân nhiệt

Giảm 2,3-DPG

tăng 2,3-DPG

Bất thường hb (thai nhi)

Bất thường hb

Carboxyhemoglobin

tăng CO2

Methemoglobin

 

4. Tím tái phát hiện được ở ngưỡng SaO2 khoảng 80%. Tím rõ ràng khi SaO2 67%. Sự xuất hiện cũng bị ảnh hưởng bởi tưới máu da, sắc tố da và nồng độ hb 

5. Các biến số làm dịch chuyển đường cong phân ly oxyhemoglobin

Bệnh và các tình trạng (Fig. 74.2) có thể gây dịch chuyển đường cong sang phải (tăng P50) hoặc trái (giảm P50). Dịch chuyển sang phải cho thấy PO2 cao hơn với cùng độ bão hòa 50% Hb. Có nghĩa là ái lực với oxy thấp hơn. Điều này gặp ở mô ngoại vi đang thiếu oxy. Ngược lại dịch chuyển qua trái cho thấy đang tăng ái lực với oxy của hb  [1, 2] điều này cho thấy vấn đề ở phổi

5 biến số ảnh hưởng tới oxy hóa mô [3]:

1. Nồng độ Hemoglobin

2. Bão hòa Hemoglobin oxy  máu động mạch(SaO2).

3. Ái lực của Hemoglobin với oxy (P50).

4. Cung lượng tim

5. Hấp thụ oxy của mô

6. Phương trình Fick thể hiện mối liên quan giữa tiêu thụ oxy (VO2), chênh lệch oxy máu động mạch – tĩnh mạch (CaO2 − CvO2), và cung lượng tim (QT):

Phương trình Fick: VO2 = QT × (CaO2 − CvO2) CaO2 = nồng độ oxy động mạch = 20 m/dL

CvO2 = nống độ oxy máu tĩnh mạch trộn = 15 mL/dL

CaO2 − CvO2 = 5 mL/dL

Chênh lệch oxy máu động mạch- tĩnh mạch là chỉ số tốt để đánh giá cung cấp oxy có đủ hay không

Bình thường tiêu thụ oxy khoảng 250 mL/min và cung lượng tim khoảng 5000 mL/min, chênh lệch oxy máu động- tĩnh mạch theo phương trình này khoảng 5 mL O2/dL. Lưu ý tỷ lệ chênh lệch oxy máu động – tĩnh mạch (CaO2 − CvO2)/CaO25 mL/20 mL hoặc 25%; do đó, cơ thể thường chỉ tiêu thụ 25% oxy gắn với hemoglobin.

7. Hiệu ứng Bohr là phản ứng sinh lý, nó mô tả mối liên quan ngược giữa ái lực hb với oxy và  carbon dioxide. tăng CO2 (phản ứng với nước tạo carbonic acid) làm tăng tính acid và giảm PH dẫn tới ngăn gắn oxy với 

hemoglobin. Hiệu ứng này tạo điều kiện cho việc vận chuyển oxy khi hb gắn với oxy trong phổi (ít CO2 và toan) và giải phóng nó ở mô (nhiều C02 hơn và toan)

8. Khi hb bão hòa với oxy thì ái lực với CO2 giảm, hiện tượng gắn 02 với hb làm tăng thải C02 gọi là hiệu ứng Haldane. [4]. Giảm hb trong mô tạo điều kiện thuận lợi cho lấy C02 từ mô, trong mao mạch giàu oxy ở phổi, điều này thúc đẩy phân ly C02 từ hb để tăng thải C02

References

1. Morgan GE Jr. Clinical anesthesiology. 3rd ed. New York: Lange Medical Books/McGraw-Hill Medical Publishing Division; 2002.

2. Collins J-A, Rudenski A, Gibson J, et al. Relating oxygen partial pressure, saturation and con- tent: the haemoglobin-oxygen dissociation curve. Breathe. 2015;11:194201.

3. Faust RJ. Anesthesiology review. 4th ed. New York: Churchill Livingston; 2014.

4. Linda CS. Physiology. 5th ed. Philadelphia: Saunders/Elsevier; 2014.

Suggested Reading

Lumb AB. Nunn’s applied respiratory physiology. 5th ed. Boston: Butterworth-Heinemann; 2000. West JB. Respiratory physiology—the essentials. 6th ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins; 2000.

1363 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar