Tầm quan trọng của sự thay đổi đối xứng ở avl
Giải thích thay đổi đối xứng ở aVL trên ECG là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một bác sĩ cấp cứu và việc giải thích của nó có thể rất phức tạp và gây bực bội. Biểu hiện trên ECG có thể rất tinh tế, và đôi khi sự thay đổi ECG sớm nhất chỉ là những thay đổi đối xứng. phức tạp hơn khi nhiều bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình như buồn nôn/nôn, khó thở và đau ngực
GIẢI PHẪU VỊ TRÍ CỦA AVL VỚI TIM?
AVL là chuyển đạo duy nhất ở phần trên thất trái
AVL là chuyển đạo duy nhất đối diện với thành dưới của tim (gần 180 độ trừ chuyển đạo D III)
Chẩn đoán phân biệt với những thay đổi đối xứng trong aVL là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới
Nhồi máu cơ tim cấp thành trước
Phì đại thất trái
LBBB
Dùng Digitalis
Sự thay đổi đối xứng của aVL tốt như thế nào trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim (MI)?
53,3% bệnh nhân có nmct thành dưới có thay đổi đối xứng ở aVL hơn là ST chênh lên ở chuyển đạo dưới (Parale et al. 2004)*
70-97,2% bệnh nhân nmct thành dưới có thay đổi đối xứng ở aVL (Birnbaum et al. 1993)* (Morris and Brady 2002)*
30% bệnh nhân nmct thành trước có thay đổi đối xứng ở aVL (Morris and Brady 2002)*
aVL giúp tiên lượng trong nmct cấp?
ST chênh xuống ≥0,1mV trong 2 hoặc nhiều hơn ở các chuyển đạo bên (I, aVL, V5, hoặc V6) có nhiều khả năng:
Chết (14,9% so với 4,1%) (Barrabés et al. 2000)*
Suy tim nặng (14,3% so với 4,1%) (Barrabés et al. 2000)*
Đau ngực kèm thay đổi ECG (20,0% so với 11,6%) (Barrabés et al. 2000)*
Thủ phạm gây nmct thành dưới?
Hầu hết là động mạch vành phải (80% trường hợp): đặc biệt là nếu:
STchênh lên ở D III> D II và ST chênh xuống ở DI và aVL (> 1 mm)
Nhạy 90%, đặc hiệu 71% Zimetbaum and Josephson 2003)*
Động mạch vành trái (20% trường hợp)
Kết luận
Đọc ECG vẫn là một công cụ chẩn đoán và tiên lượng quan trọng cho MI cấp tính, và phát hiện sớm nhất của MI cấp tính có thể là sự thay đổi đối xứng ở aVL
Bibliography
Barrabés, J A, J Figueras, C Moure, J Cortadellas, and J Soler-Soler. 2000. Prognostic significance of ST segment depression in lateral leads I, aVL, V5 and V6 on the admission electrocardiogram in patients with a first acute myocardial infarction without ST segment elevation. Journal of the American College of Cardiology, no. 7. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10841229.
Birnbaum, Y, S Sclarovsky, A Mager, B Strasberg, and E Rechavia. 1993. ST segment depression in a VL: a sensitive marker for acute inferior myocardial infarction. European heart journal, no. 1. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8432289.
Morris, Francis, and William J Brady. 2002. ABC of clinical electrocardiography: Acute myocardial infarction-Part I. BMJ (Clinical research ed.), no. 7341 ( 6). http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11934778.
Parale, G P, P M Kulkarni, S K Khade, Swapna Athawale, and Amit Vora. 2004. Importance of reciprocal leads in acute myocardial infarction. The Journal of the Association of Physicians of India. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15656026.
Zimetbaum, Peter J, and Mark E Josephson. 2003. Use of the electrocardiogram in acute myocardial infarction. The New England journal of medicine, no. 10 ( 6). http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12621138