Uống Phải Chất Ăn Mòn: Đừng Làm Nó Tồi Tệ Thêm
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Uống Phải Chất Ăn Mòn: Đừng Làm Nó Tồi Tệ Thêm
YHOVN 1 năm trước

Uống Phải Chất Ăn Mòn: Đừng Làm Nó Tồi Tệ Thêm

ERIKA FLORES URIBE, MD AND CHRISTOPHER R. PEABODY, MD, MPH

Mỗi năm có từ 5000 đến 15000 ca uống phải chất ăn mòn (CI) xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tại Mỹ. 80% trong số này xảy ra một cách tình cờ ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, và số còn lại xảy ra do cố ý ở người trưởng thành trên 21 tuổi. Các trường hợp nặng có thể ngay lập tức dẫn đến thủng, sốc, và thậm chí tử vong. Các trường hợp do chủ ý ở người lớn thường có xu hướng có hậu quả nặng nề hơn. Các biến chứng lâu dài có thể dẫn đến hẹp và tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tại khoa cấp cứu (ED), chúng ta cần có kiến thức về các biểu hiện không điển hình của CI ở trẻ em và chuẩn bị hồi sức ngay cho những trường hợp uống lượng lớn ở người trưởng thành.

Các chất ăn mòn gây tổn thương mô do phản ứng hóa học. Chúng thường là acid hoặc kiềm. Mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô được quyết định bởi pH, nồng độ, thời gian tiếp xúc, số lượng, và dạng chất. Acid gây ra họai tử đông, dẫn đến bỏng tự giới hạn, trong khi kiềm gây ra hoại tử lỏng có khuếch tán vào các lớp sâu hơn của niêm mạc tổn thương (xem Bảng 91.1). Ngay cả với nồng độ thấp, chất kiềm có thể gây tổn thương lớn.

BẢNG 91.1 UỐNG PHẢI KIỀM VÀ AXÍT

 

KIỀM

AXÍT

pH

>11

<3

Hoại tử

Lỏng

Đông

Tổn

thương

Nhóm hydroxyl (OH) phản ứng với mô -> sưng lên-> huyết khối

mạch máu nhỏ và nhiệt

Tạo vảy, ngăn xâm nhập mô sâu -> tỷ lệ thủng lớn hơn

Thời gian

Vài phút

Trì hoãn

Vị trí

Vòm họng

Hạ họng Thực quản

Dạ dày

Biến chứng

Thủng ngay và thủng chậm

Thủng Hẹp

Tử vong

Thủng ngay và thủng chậm Xuất huyết

Hội chứng môn vị, toan

chuyển hóa Tan máu Suy thận cấp

Tử vong

Ví dụ

Natri hydroxit, thuốc nhuộm Canxi hydroxít và liti hydroxít Amoniac

Axít sulfuric, axít clohydric, axít nitric ( rửa bồn cầu, tẩy gỉ, vệ sinh bể bơi)

Axít hypocloro (chất tẩy trắng-thường pH trung tính),

peroxid ( tẩy mốc)

CI có thể gây ra tổn thương ở miệng, đường thở, xuống dưới ruột non qua thực quản. Phụ thuộc vào lượng, mục đích, và thời gian uống phải, bệnh nhân có thể biểu hiện rất nhiều triệu chứng. Có thể xuất hiện bỏng ở môi, miệng, và vòm họng, nhưng đừng bị lừa gạt nếu các dấu hiệu này không có. Người trưởng thành cố tình uống không có tổn thương vòm họng có thể có tổn thương đáng kể ở thực quản (cố tình uống nhanh, khi chất lỏng không làm bỏng vòm họng). Hơn nữa, có thể có phù thanh quản và thanh môn với tiếng khò khè, khó phát âm, khàn giọng, khó thở, và chảy nước dãi, dẫn đến suy hô hấp và mối nguy tắc đường thở. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra thủng thực quản và có thể biểu hiện đau bụng, đau ngực sau xương ức, hoặc đau lưng.

Dù có chẩn đoán rõ ràng khi có tiền sử rõ ràng, có những trường hợp được báo cáo ở trẻ em với các triệu chứng của phản ứng dị ứng, được điều trị như một trường hợp phản vệ và sau đó thấy có CI. Do đó, ở trẻ em có biểu hiện các triệu chứng dị ứng không đáp ứng điều trị, CI nên được nghĩ đến là một chẩn đoán phân biệt, bởi biểu hiện ban đầu tương tự và do đó có thể dễ dàng bị bỏ qua. Thật không may, ngay cả khi nhà lâm sàng nghĩ đến CI, hiện nay vẫn không có cách rạch ròi nào để thiết lập chẩn đoán trong bối cảnh cấp cứu nếu việc uống phải không được báo cáo. Xquang có thể giúp cung cấp thêm thông tin về tình trạng thủng nhưng không phải luôn luôn là chẩn đoán. Chỉ có thông qua sự hình dung trực tiếp (thường bởi nội soi) có thể giúp chẩn đoán xác định CI. Khi thực hiện trong vòng 72h sau khi uống phải, nội soi đưa ra bệnh học và xác định sự cần thiết làm các can thiệp sâu hơn. Nếu bệnh nhân có tổn thương miệng-hầu, chảy nước dãi, nôn, khó nói, hoặc đau, có vẻ như có tổn thương cao độ, việc nội soi khẩn cấp nên được thực hiện để xác định xem có cần can thiệp ngoại khoa không.

Việc duy nhất được đồng thuận trong điều trị CI là tránh các tác nhân gây nôn, chẳng hạn ipecac, bởi điều này có thể dẫn đến thủng thực quản. Tại khoa cấp cứu, nên cố gắng xác định loại chất uống phải và nồng độ của thành phần hoạt tính. Việc dùng acid hoặc kiềm yếu để cố gắng trung hòa có thể dẫn đến những tổn thương thêm và nên được tránh. Hơn nữa, các chất pha loãng không nên được dùng cho bất kì chất ăn mòn nào. Do kém hút và gây nhiễu nội soi, than hoạt tính cũng không được dùng.

Khi điều trị CI, đầu tiên hãy nhớ đánh giá đường thở của bệnh nhân. Dụng cụ đặt nội khí quản và mở sụn nhẫn giáp nên sẵn có. Nếu có phù đáng kể, cân nhắc đặt nội khí quản quang học mềm. Luôn thực hiện NPO (không ăn uống gì qua đường miệng) cho đến khi phạm vi tổn thương có thể được xác định. Nếu nghi ngờ do tự tử, lưu ý đến hàm lượng ethanol, salicylate, và acetaminophen cũng như đánh giá tâm thần. Ở một số trường hợp, uống salicylate đã được chứng minh là gây tạo hẹp. Với việc uống lượng lớn acid, ống hút mũi dạ dày có thể có lợi ích, nhưng việc dùng nó cần cân nhắc so với nguy cơ thủng thực quản. Các thuốc giảm sản xuất acid được cho để giảm tổn thương do trào ngược, trong khi steroid vẫn gây tránh cãi.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Không gây nôn, dùng ipecac, than hoạt, hoặc cố gắng trung hòa các chất uống phải bằng acid hay kiềm yếu.
  • Ở trẻ em: nghĩ đến CI ở những bệnh nhân có các triệu chứng phản vệ mà không đáp ứng điều trị.
  • Nội soi được chỉ định trong 24-48h đầu cho bất kì bệnh nhân nào có triệu chứng ( hoặc không có triệu chứng với chất kiềm), trẻ em từ chối ăn, uống, hoặc các bệnh nhân thay đổi tinh thần.
0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar