Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?
YHOVN 2 năm trước

Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?

Tôi đã đọc hai bài báo thú vị đề cập đến các dấu hiệu sinh học trong AMI.

Câu hỏi 1: Khi nào Creatine Kinase và CKMB được coi là có ý nghĩa trong Nhồi máu cơ tim cấp tính?

Creatinine Kinase (CK) và Creatine Kinas-MB (CK-MB) được coi là đáng kể khi [có kèm các tiêu chuẩn khác như đau ngực điển hình…]

1. CK tăng  ≥ 2 lần chỉ số bình thường và / hoặc

2. CK-MB tăng ≥ 7% nếu  mức độ CK không tương xứng hoặc

3. Nếu tăng CK <2 lần chỉ số bình thường những có những thay đổi ECG liên tiếp gợi ý AMI

Reference:
Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Câu hỏi 2: Tại sao CK và CK-MB ít nhạy hơn so với Troponins trong việc hỗ trợ chẩn đoán AMI?

Troponin tim đặc hiệu hơn, tăng khi có hoại tử nhỏ cơ tim (tổn thương cơ tim ít) mà CK hoặc CK – MB không phát hiện được

Reference:
Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Câu hỏi 3: Tại sao CK-MB hoặc myoglobin tăng sớm hơn so với troponins trong nhồi máu cơ tim?

Myoglobin và CK-MB là các protein có trong cytosol (các protein cytosolic) so với troponin là các protein cấu trúc.

Các protein cytosolic được giải phóng nhanh hơn sau khi xuất hiện các triệu chứng so với các protein cấu trúc.

Trong nghiên cứu GUSTO IIA, Troponin đã chỉ ra rằng chỉ có 36% bệnh nhân có tăng troponin ở thời điểm ban đầu và 2/3 số bệnh nhân không tăng cho đến 16h sau khởi phát

Để phân tầng nguy cơ trong cấp cứu nên chú ý dấu hiệu sớm tổn thương cơ tim ví dụ dùng CK MB và myoglobin ưu tiên tránh chẩn đoán chậm trễ. Còn troponin làm hàng loạt sau đó để tiên lượng

Reference:

Roberts R, Fromm RE. Management of acute coronary syndromes based on risk stratification by biochemical markers: an idea whose time has come. Circulation 1998; 98 (18):1831-3.

Further readings:

1. Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Download article: http://eurheartj.oxfordjournals.org/cgi/reprint/21/4/275

2. Roberts R, Fromm RE. Management of acute coronary syndromes based on risk stratification by biochemical markers: an idea whose time has come. Circulation 1998; 98 (18):1831-3.

Download article: http://circ.ahajournals.org/cgi/content/full/98/18/1831

26 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar