Phân tích ECG IV
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích ECG IV
YHOVN 1 năm trước

Phân tích ECG IV

Ranganathan Govindaraj and Talla A. Rousan

Bệnh nhân nữ 65 tuổi cần phẫu thuật ổ bụng cấp cứu vào nửa đêm. ECG bên dưới

Fig. 20.1

1. ECG trên chẩn đoán gì?

2. Làm thế nào để biết bệnh nhân có phụ thuộc vào máy tạo nhịp hay không?

3. Những chữ cái ở máy tạo nhịp cho biết điều gì?

4. Máy tạo nhịp đáp ứng tần số là gì?

5. Hội chứng máy tạo nhịp là gì?

6. Tạo nhịp 2 buồng thất là gì? Chỉ định và ưu điểm?

7. Tại sao chúng ta đặt nam châm lên máy tạo nhịp?

8. Các loại dao điện ảnh hưởng tới máy tạo nhịp như nào?

9. Nên dùng thiết bị này như nào trong chu phẫu?

Trả lời

1. ECG có nhịp máy trước sóng P (a spike) và  QRS (v spike), với tần số 60/min cho thấy đây là máy tạo nhịp 2 buồng

2. Định nghĩa máy tạo nhịp phụ thuộc khác nhau trong tài liệu. Định nghĩa khi không có nhịp nội tại (hoặc nhịp thoát) trong 30s trong thời gian máy tạo nhịp tạm thời 30 nhịp/phút tắt [1]. Để xác định bệnh nhân phụ thuộc máy tạo nhịp hay không, cần xem chỉ định vì sao đặt máy tạo nhịp. Phụ thuộc máy khi bệnh nhân có CHB và ngất [1]. Ngoài ra, nhịp máy sẽ xuất hiện 100% thời gian

3. Đây là danh pháp mô tả các máy tạo nhịp. Danh pháp được khuyến cáo bởi  the North American Society of Pacing and Electrophysiology (NASPE) và The British Pacing and Electrophysiology Group (BPEG).

AAI dùng với bệnh nhân nhịp chậm xoang nếu chức năng nút AV bình thường

VVI dùng với rung nhĩ có đáp ứng thất chậm

 DDD dùng với CHB với chức năng nút xoang bình thường

Chế độ tạo nhịp đồng bộ AV là AAI, DVI, DDI, và DDD.

Chế độ tạo nhịp nhạy với hoạt động nhĩ và kích thích hoạt động của tâm thất gồm VAT, VDD, và DDD. Chúng sẽ hoạt động khi có tần số thất chậm hoặc block AV. Các máy này có chế độ đồng bộ

Các chế độ không đồng bộ AOO, VOO, và DOO không bị ức chế bởi hoạt động điện của tim hoặc các hoạt động điện ngoại sinh khác (dao điện) ngược với chế độ đồng bộ như DDD or VVI sẽ bị ức chế. Chế độ không đồng bộ thường dùng trong tình huống cấp cứu bằng cách chuyển đổi AAI thành AOO, VVI thành VOO, or DDD thành  DOO.

Table 20.1 NASPE/BPEG pacemaker code

I

Chamber paced

II

Chamber sensed

III

Response to sensing

IV

Rate responsiveness

VI

Multisite pacing

0 = none

0 = none

0 = none

0 = none

0 = none

A = atrium

A = atrium

T = triggered

R = rate modulation

A = atrium

V = ventricle

V = ventricle

I = inhibited

 

V = ventricle

D = dual (A+V)

D = dual (A+V)

D = dual (T+I)

 

D = dual (A+V)

S = single (A or V)

S = single (A or V)

 

 

 

Fig. 20.2 Phác đồ xử trí ở bệnh nhân đặt máy

4. Đáp ứng tần số khi nhu cầu chuyển hóa trong các điều kiện như gắng sức hay hoạt động thân thể tăng lên. Với máy tạo nhịp thông thường, tần số tim sẽ ở tần số nhất định nhưng máy tạo nhịp có chức năng điều chỉnh tần số theo mức độ hoạt động cơ thể bằng cách sử dụng bộ cảm biến để tính toán kháng trở lồng ngực hoặc thông khí phút

5. Hội chứng máy tạo nhịp là trường hợp xảy ra do mất đông bộ nhĩ – thất [3]. Triệu chứng của hội chứng này gồm hồi hộp, tụt huyết áp và ngất [2]. Các triệu chứng của hội chứng này chồng lấp với sự cố của máy tạo nhịp, do đó cần loại trục trặc của máy là điều đầu tiên khi nghi ngờ hội chứng này [2]. Đồng bộ lại nhĩ- thất sẽ giảm ngay triệu chứng này[3].

6. Máy tạo nhịp 2 buồng thất dùng khi mất đồng bộ hoạt động giữa thất phải và trái. Gồm 3 chuyển đạo (nhĩ phải, thất phải và xoang vành (đặt ở thất trái)). Chỉ định máy tạo nhịp 2 buồng thất Bi-V (liệu pháp tái đồng bộ tim) với EF ≤ 35% và nhịp xoang với LBBB và QRS≥ 150 ms và NYHA II–III hoặc IV  [4]. Chỉ định khác cũng có nhưng mức độ bằng chứng thấp hơn. Không chỉ định với bệnh nhân NYHA I–II, không có dạng LBBB với QRS < 150 ms [4].

7. Dao điện hoặc nguồn điện bên ngoài có thể ảnh hưởng tới hoạt động của máy và nhịp tim sẽ bị ức chế (quá nhạy). Nam châm đặt trên máy tạo nhịp sẽ tắt cảm biến và chuyển từ đồng bộ sang không đồng bộ hoặc cố định nhịp (thường 7090l/o phụ thuộc vào chương trình và thời gian dùng của pin) [57].

8. Dao đơn cực có dòng điện để đốt cầm máu hoặc cắt ở đầu dao tới mô sau đó vòng lại về dao

Dao lưỡng cực dòng điện từ nguồn tới đầu dao tới mô và trở về dao ở bên đối diện. Vì phân phối dòng điện hạn chế ở dao và mô nên ảnh hưởng tối thiểu tới máy tạo nhịp [57].

9. Mổ câp cứu lúc nửa đêm không đủ thời gian để đánh giá xem bệnh nhân có phụ thuộc máy tạo nhịp hay không. Với trường hợp nội soi ổ bụng cấp cứu, nên đặt cục nam châm lên máy, dùng dao lưỡng cực và sẵn sàng máy sốc điện [6, 7].

References

1. Lelakowski J, et al. Pacemaker dependency after pacemaker implantation. Cardiol J. 2007;14(1): 836.

2. Travill CM, Sutton R. Pacemaker syndrome: an iatrogenic condition. Br Heart J. 1992;68(2): 1636.

3. Ausubel K, Boal BH, Furman S. Pacemaker syndrome: definition and evaluation. Cardiol Clin. 1985;3(4):58794.

4. Epstein AE, et al. 2012 ACCF/AHA/HRS focused update incorporated into the ACCF/AHA/ HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a report of the

18 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar