Biết Về Sự Khác Biệt Giữa Gãy Jones Và Gỉa Gãy Jones
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Biết Về Sự Khác Biệt Giữa Gãy Jones Và Gỉa Gãy Jones
YHOVN 1 năm trước

Biết Về Sự Khác Biệt Giữa Gãy Jones Và Gỉa Gãy Jones

BRIAN R. SHARP, MD, FACEP

Gãy phần gần đốt bàn thứ năm là loại thường gặp nhất của gãy xương phần giữa bàn chân và chiếm 45% đến 70% của tất cả các trường hợp gãy đốt bàn. Nổi tiếng nhất có lẽ là gãy Jones, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1902 bởi Sir Robert Jones. Tuy nhiên, loại gãy này thực sự ít phổ biến hơn so với giả gãy Jones hay gãy bong của đốt bàn thứ năm..


Đốt bàn thứ năm được chia thành ba vùng theo giải phẫu, mỗi vùng có một gãy xương tương ứng. Sự khác biệt đáng kể về tiên lượng và điều trị có thể chỉ phụ thuộc vào từng milimet, làm cho việc phân biệt ba vùng và các loại gãy xương tương ứng trở nên rất quan trọng (xem Hình 282.1).

Hình 282.1 Fifth metatarsal fractures. (Modified from Lawrence SJ,

Botte MJ. Jones’ fractures and related fractures of the proximal fifth metatarsal. Foot Ankle. 1993;14(6), Figure 3, page 360, with permission.)

VÙNG 1: GÃY BONG LỒI CỦ — GỈA GÃY JONES / DANCER’S FRACTURE

Gãy bong lồi củ đốt bàn thứ năm thường được gọi là giả gãy Jones hoặc “dancer’s fracture”. Chúng chiếm đến 90% gãy xương ở nền đốt bàn thứ năm. Mặc dù thường có thể nhận biết trên phim trước sau (AP), phim nghiêng và chếch của bàn chân, phim cổ chân thường cần thiết – vì lên đến 23% trường hợp bị bỏ sót chỉ với một phim X quang bàn chân. Gãy có thể có dạng ngang hoặc chếch nhưng luôn luôn xảy ra gần với khớp đốt bàn – ngón giữa đốt bàn thứ tư và thứ năm. Mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến khớp giữa đốt bàn và xương hộp, nhưng không bao giờ liên quan đến khớp đốt bàn – ngón giữa đốt bàn thứ tư và thứ năm.

Cơ chế điển hình là vặn ngược bàn chân và cổ chân trong khi gấp bàn chân (ví dụ, một cầu thủ bóng rổ tiếp đất một cách vụng về sau khi nhảy hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng). Lực căng được tạo ra bởi gân cơ mác ngắn và / hoặc dải bên của cân gan chân làm bong lồi củ. Bệnh nhân thường chỉ than phiền “bong gân cổ chân” do cơ chế và các triệu chứng tương đối nhẹ.

Điều trị bao gồm ít nhất 3 tuần mang giày đế cứng hoặc bột (± băng nén) với mục đích ngăn sự gấp bàn chân và chịu nặng quá mức. Nẹp máng sau với nạng hoặc bột cẳng – bàn chân trong 2 đến 3 tuần có thể được sử dụng nếu đau nhiều. Chuyển đến cho một bác sĩ chấn thương chỉnh hình là cần thiết nếu có di lệch > 3 mm, hoặc hơn 1 đến 2 mm trên bề mặt khớp của xương hộp, hoặc có triệu chứng khác đi kèm. Tất cả cuối cùng đều có thể cần đến can thiệp phẫu thuật.

Nhiều mạch máu ở hành xương và các nhánh động mạch cung cấp cho lồi củ đốt bàn thứ năm. Do đó dạng gãy này thường có tiên lượng tốt với hầu hết bệnh nhân không triệu chứng trong 3 tuần; sự liền xương trên X quang thường được thấy sau 8 tuần. Các biến chứng không thường gặp bao gồm không liền xương hoặc khó chịu kéo dài. Điều này phổ biến hơn ở những trường hợp có ảnh hưởng đến bề mặt khớp và ở bệnh nhân lớn tuổi.

VÙNG 2: HÀNH XƯƠNG / THÂN XƯƠNG — GÃY JONES

Gãy Jones là một gãy xương cấp tính ở chỗ nối giữa thân xương và hành xương của đốt bàn thứ năm – đây là nơi phần xương rộng bắt đầu thu hẹp lại khi nó trở thành thân xương (thường là trong vòng 1,5 cm của lồi củ đốt bàn) và kéo dài về phía khớp đốt bàn – ngón (giữa đốt bàn thứ tư và thứ năm). Gãy Jones thường đi kèm với gãy đốt ngón. Có một ý nghĩa lâm sàng đặc biệt đối với vị trí gãy này bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến việc cấp máu cho phần xa.

Cơ chế của gãy Jones thường là một sự đổi hướng đột ngột khi gót chân chạm đất. Điều này tạo ra một lực dọc hoặc ngang trên phần trước của bàn chân. Nó thường được báo cáo khi chơi các môn thể thao: bóng rổ, bóng đá và đôi khi là quần vợt. Bệnh nhân thường sẽ biểu hiện đau và ấn đau ở phần bên của bàn chân. Gãy Jones được cho là phổ biến hơn ở những người có dạng bàn chân vòm cao, dẫn đến tăng tải ở phần bên.

Điều trị ban đầu bao gồm chườm lạnh, nâng cao chân, bất động với nẹp và theo dõi trong vòng 3 đến 5 ngày. Điều trị dứt điểm thường là bó bột không tì chân trong 6 đến 8 tuần.

Tiên lượng thận trọng vì tỷ lệ cao chậm hồi phục và không liền xương do nguồn cấp máu kém đến vùng này. Ngay cả khi bất động, đến một nửa số trường hợp sau đó cần phải phẫu thuật do không liền xương hoặc gãy lại. Can thiệp phẫu thuật sớm với cố định vít, đinh nội tuỷ ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ liền xương cao.

VÙNG 3: GẦN THÂN XƯƠNG — GÃY XƯƠNG DO MỎI

Gãy xương do mỏi được nhìn thấy xa chỗ nối các dây chằng của xương. Những gãy xương này thường biểu hiện triệu chứng trong vài ngày trước khi đến viện và không phải là một chấn thương cấp tính.

Phương pháp điều trị là bất động và không chịu lực trong 6 đến 10 tuần (tương tự như đối với gãy Jones), nhưng tiên lượng cho sự liền xương thậm chí còn tồi tệ hơn so với gãy Jones. Do đó, thường cần đến 20 tuần bất động và phẫu thuật sớm có thể là một lựa chọn.

KEY POINTS 

  • Gãy bong của đốt bàn thứ năm thường xảy ra với cơ chế chấn thương vặn ngược, trong khi gãy Jones thường là do một lực ngang khi gót chân chạm đất.
  • Gãy bong của đốt bàn thứ năm thường xảy ra ở gần khớp đốt bàn – ngón giữa đốt bàn thứ tư và thứ năm.
  • Cả gãy Jones và gãy xương do mỏi của đốt bàn thứ năm đòi hỏi phải bất động kéo dài và không chịu nặng.

53 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar