Vai trò của thuốc hạ sốt (antipyretic) trong sốt cao co giật
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Vai trò của thuốc hạ sốt (antipyretic) trong sốt cao co giật
YHOVN 2 năm trước

Vai trò của thuốc hạ sốt (antipyretic) trong sốt cao co giật

Hiệp hội chống động kinh quốc tê (International League Against Epilepsy ) năm 1993 đã định nghĩa cơn co giật do sốt cao là “cơn co giật xảy ra ở trẻ nhỏ kèm sốt, nhưng không có bằng chứng nhiễm trùng nội sọ hay nguyên nhân khác.” Các cơn co giật do sốt ở trẻ em đã từng bị co giật mà không sốt trước đó bị loại trừ

Nói cách khác, cơn co giật do sốt xảy ra ở trử từ 6 đến 60 tháng tuổi không có nhiễm trùng nội sọ, rối loạn chuyển hóa hoặc tiền sử có co giật không bình thường

Sốt cao co giật được chia thành:

– Đơn thuần và

– Phức tạp.

Sốt cao co giật đơn thuần kéo dài dưới 15 phút, co giật toàn thân (không co giật cục bộ), xảy ra 1 lần trong 24h trong khi các cơn co giật phức tạp kéo dài (> 15 phút) co giật cục bộ hoặc nhiều hơn 1 lần trong 24 giờ.

Cách tôi nhớ nó sẽ là:

Một cơn co giật do sốt cao đơn thuần được định nghĩa là 1 trẻ co giật có “sốt FEBRILE” từ 6 tháng đến 60 tháng và không có:

S = Seizure of focal type: co giật cục bộ

I = Intracranial infection or other insults such as metabolic disturbances: nhiễm trùng nội sọ hay rối loạn chuyển hóa

= Multiple times a day: nhiều lần trong ngày

P = Past history of afebrile seizure: có tiền sử co giật không kèm sốt

L = Last longer than 15 minutes: kéo dài hơn 15 phút

E = Examination abnormalities: khám có bất thường

* Nếu có kèm các tiêu chí trên- nó là cơn sốt cao co giật phức tạp

Các yếu tố nguy cơ sốt cao co giật tái phát

Trẻ dưới 18 tháng tuổi

Thời gian sốt (tức là thời gian sốt nhanh chóng xuất hiện co giật sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn)

Gia đình có tiền sử động kinh (có thể, không chắc chắn)

Tiền sử gia đình sốt cao co giật

Đỉnh của sốt (nghĩa là sốt ở nhiệt độ gây co giật càng thấp thì càng dễ tái phát)

(Ref: Shinnar S, Glauser TA. Febrile seizures. J Child Neurol 2002;17(suppl 1):S44-52)
http://pediatrics.aappublications.org/cgi/reprint/121/6/1281.pdf

Thuốc hạ sốt có ngăn được co giật và dự phòng ngăn tái phát sốt cao co giật ở trẻ bị sốt không?

Vì sốt là yếu tố chủ chốt trong nguyên nhân gây co giật do sốt, liệu việc sử dụng thuốc hạ sốt trong giai đoạn sốt có ngăn ngừa co giật và tái phát co giật bằng cách hạ nhiệt độ xuống?

Trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Strengell, 231 trẻ (95 bé gái và 136 bé trai, 1,7 tuổi) có cơn sốt đầu tiên được điều trị ban đầu bằng diclofenac trực tràng hoặc Giả dược.

Sau 8 giờ, tiếp tục điều trị với ibuprofen uống, acetaminophen, hoặc giả dược lên đến 4 lần một ngày cho đến khi nhiệt độ còn cao hơn 38 ° C.

Kết quả đánh giá co giật tái phát ở 3 nhóm trẻ có sốt được điều trị thuốc đường miệng

Kết quả

Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm trong kết quả, và kết quả ước tính tương tự nhau như tỷ lệ co giật tái phát là 23,4% (46/197) ở những trẻ dùng hạ sốt và 23,5% (8/34) ở trẻ dùng giả dược (khác biệt, 0,2, 95% CI, -12,8 đến 17,6, P = 0,99).

Sốt cao hơn đáng kể trong các cơn co giật và không co giật (39,7 ° C vs 38,9 ° C, sự khác biệt, 0,7 ° C, 95% CI, -0,9 ° C đến -0,6 ° C, P <.001) Điều đó có nghĩa gì?

1. Các thuốc hạ sốt không hiệu quả để phòng ngừa cơn sốt tái phát.

2. Tất cả các thuốc hạ sốt cũng không có hiệu quả trong hạ thấp nhiệt độ trong cơn sốt dẫn đến co giật, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm điều trị.

3. Tuy nhiên, tất cả các thuốc hạ sốt đều có hiệu quả trong việc giảm sốt thời điểm không dẫn tới co giật.

Reference:

Strengell T, Uhari M, Tarkka R et al. Antipyretic agents for preventing recurrences of febrile seizures: randomized controlled trial. Arch Pediatr Adolesc Med 2009; 163 (9):799-804.

Các vấn đề khác:

Việc co giật vẫn còn khi đến phòng cấp cứu cần bắt đầu điều trị. Diazepam tiêm tĩnh mạch có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.

Làm thế nào sử dụng diazepam trực tràng?

Diazepam trực tràng trong 24 giờ đầu co giật do sốt dùng an toàn và hiệu quả trong chấm dứt cơn co giật kéo dài hoặc tái phát co giật do sốt

(Ref: Dreifuss FE, et al: A comparison of rectal diazepam gel and placebo for acute repetitive seizures. N Engl J Med 1998; 338:1869.)

Diazepam trực tràng thích hợp trong trường hợp trên xe cứu thương và khó lấy ven tĩnh mạch

Nếu đứa trẻ tiếp tục co giật sau liều thuốc chống co giật đầu tiên ……..?

Đối với trẻ tiếp tục co giật, cần phải lặp lại liều thứ hai diazepam tĩnh mạch (hoặc midazolam) sau 15 phút. Và nếu cơn co giật tiếp tục sau đó, cần phải điều trị theo phác đồ

Ref: Appleton R, Choonara I, Martland T, Phillips B, Scott R, Whitehouse W. The treatment of convulsive status epilepticus in children. The Status Epilepticus Working Party, Members of the Status Epilepticus Working Party. Arch Dis Child 2000;83:415-9. http://adc.bmj.com/cgi/reprint/83/5/415.pdf

Về liệu pháp chống co giật kéo dài?

Điều trị với thuốc chống co giật kéo dài có thể làm giảm nguy cơ tái phát khi dùng thuốc, nhưng không ảnh hưởng đến nguy cơ co giật sau này.

Do đó, trong hầu hết các trường hợp sốt co giật đơn thuần, có thể dùng  an thần kéo dài

Các hướng dẫn hiện tại không khuyến cáo dùng an thần kéo dài hoặc cách quãng ở trẻ sốt cao co giật

Ref: Shinnar S, Glauser TA: Febrile seizures. J Child Neurol 2002; 17S:S44

http://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/08830738020170010601

2 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar