Huyết khối ở chân
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Huyết khối ở chân
YHOVN 1 năm trước

Huyết khối ở chân

Hầu hết những người tôi gặp có cục máu đông tương đối vô hại nằm ở mô mềm hoặc cơ. nhìn thấy có cục máu đông ở chân có loại tương đối vô hại nằm trong mô mềm hoặc cơ bắp sau va đập. Điều này không nguy hiểm

Bạn có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy các tĩnh mạch sâu ở chân, nhưng nếu cục máu đông hình thành trong đó, đôi khi nó có thể gây đau và mang mối nguy hiểm tiềm tàng

Nếu một cục máu đông đã hình thành trong tĩnh mạch sâu, nó sẽ rất nguy hiểm. Nó gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đa số nó nằm quá sâu để có thể cảm nhận, nhưng đôi khi gây sưng bắp chân và đau khắp người, đau khi gập mắt cá chân, đưa ngón chân lên.

Một số nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu là chấn thương, một số loại thuốc và ít vận động. Điều nguy hiểm là một mảnh nhỏ của cục máu đông đó có thể vỡ ra và hướng đến phổi của bạn. Điều này có thể gây chết người nên phải xử trí càng sớm càng tốt

Nếu bạn nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu và không thể đến viện ngay. Hãy giữ chân ở mức cao ngang hoặc hơn tim. Chườm nhiệt nếu có trong hai mươi phút mỗi hai giờ hoặc lâu hơn. Có thể dùng chai nước nóng hoặc khăn ẩm ấm. Làm điều này trong khi chờ nhân viên cấp cứu tới chỗ bạn

Không có gì có thể thay thế thuốc chống đông để ngăn các cục máu đông này to hơn, có thể dùng aspirin liều thấp hoặc nửa liều aspirin cho người lớn nếu bạn không bị dị ứng và không có tiền sử chảy máu hay loét dạ dày

Một cục máu đông cũng có thể hình thành trong mạch máu nông, nhưng thường ở tĩnh mạch giãn do nó không hoạt động tốt dẫn tới máu ứ trong đó. Khu vực xung quanh có thể bị viêm (đỏ, đau và sưng).

CỤC MÁU ĐÔNG Ở PHỔI

Đôi khi cục máu đông ở tĩnh mạch sâu ở chân có thể tách thành mảnh nhỏ và đi tới tim. Sau đó tim đẩy cục máu này tới tĩnh mạch ở phổi, làm cắt tưới máu 1 vùng của phổi. Điều này còn gọi là tắc mạch phổi, gây chết mô phổi và cực kỳ nguy hiểm

ĐẦU MỐI

Nếu bạn bị tắc mạch phổi, bạn sẽ khó thở, đau ngực. bắp chân bạn có thể đau và sưng lên từ trước đó, và đó có thể là nơi cục máu đông xuất phát. Rất khó để biết có cục máu đông nếu không có xét nghiệm chuyên khoa

XỬ TRÍ

Bạn cần đến viện ngay nếu nghi có tắc mạch phổi hoặc không tìm ra nguyên nhân gây khó thở của bạn. Nhiều người có thể chết trong vài giờ đầu sau khi cục máu đông bong ra. Cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn cần nghỉ ngơi tại giường và dùng chống đông để ngăn ngừa cục máu đông tiến triển thê, một số người dùng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông. Cho thở oxy và theo dõi sát với những trường hợp như vậy

HỒI SINH TIM PHỔI (CPR)

Trên TV—bạn từng xem nhiều người tiến hành ép tim CPR—các diễn viên vẫn ép tim kèm theo thổi ngạt. Trên phim thường không thể bắt kịp các hướng dẫn mới nhất hiện có

Từ 2008, trừ khi bạn có kinh nghiệm về thổi ngạt. nếu không khuyến cáo chỉ nên ép tim trong mọi tình huống

Tư thế thích hợp để ép tim

Trước khi bạn tiến hành CPR, phải chắc chắn nạn nhân cần nó—Tức là họ đang không có dấu hiệu của sự sống. Hét lên, véo da để xem nạn nhân có đáp ứng không, xem ngực để coi họ có thở không. Việc đầu tiên bạn làm là kiểm tra mạch. Nguy cơ tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra hoặc bạn hấp tấp quá bắt không trúng mạch

Nếu bạn ở trong một tòa nhà công cộng hoặc bất cứ nơi nào khác mà bạn nghĩ có thể có máy khử rung tim tự động, hãy nhờ ai đó thử tìm nó ngay lập tức. Nó có thể được dán chữ AED. Nếu bạn là người duy nhất ở đó, đừng mất quá 30s để tìm người giúp đỡ

Làm tất cả điều này một cách nhanh chóng, bởi vì bạn càng sớm bắt đầu ép tim khi tim họ đã ngừng đập thì càng tốt. Tất nhiên, hãy kêu cứu, và, nếu bạn có thể, hãy gọi 911.

Sau đó, đảm bảo rằng người đó đang nằm ngửa nằm trên một bề mặt vững chắc. Các hướng dẫn sau đây được áp dụng nếu nạn nhân là người lớn hoặc trẻ lớn. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, xem bên dưới

1. Quỳ bên cạnh ngực (giả sử nạn nhân nằm trên sàn).

2. Xác định vị trí giữa của xương ức ở giữa hai núm vú.

3. Dựa vào nạn nhân, với vai của bạn trực tiếp trên điểm chính giữa đó và đặt lòng bàn tay của một trong hai bàn tay của bạn tại điểm đó.

4. Đặt bàn tay kia của bạn lên trên bàn tay thứ nhất và đan xen các ngón tay của hai bàn tay.

5. sử dụng trọng lượng cơ thể của bạn để đẩy xuống sâu và nhanh. Ngực nên ép xuống khoảng 5-6cm (khoảng một phần ba độ sâu của ngực). Sau đó giảm áp lực để cho phép nó đàn hồi trở lại. Giữ khuỷu tay của bạn thẳng ra ngay cả khi bạn không ấn xuống.

6. Lặp lại bước năm với tốc độ một trăm lần ép mỗi phút. một mẹo để ước tính tốc độ phù hợp là vừa hát vừa ấn

Nếu đến một lúc nào đó, máy AED xuất hiện, hãy nhờ ai đó mở ngay lập tức và bật nó lên. Thực hiện theo các hướng dẫn bằng lời nói.

Cho đến khi có sự trợ giúp của bác sĩ hoặc bạn đã kiệt sức, đừng bao giờ ngừng ép ngoại trừ vài giây khi AED nói điều đó rõ ràng. Một người hầu như không thể tiếp tục ép tim trong vài phút tại một thời điểm, do đó nên cố gắng kêu gọi giúp đỡ

Mục đích chính của nó là giữ cho oxy, lưu thông máu đến não cho đến khi các chuyên gia, với tất cả các máy móc và thuốc chuyên dụng của họ, có thể được sử dụng

CPR CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Khi nạn nhân là một đứa trẻ nhỏ, ép vào giữa ngực bằng một tay chứ không phải hai tay. Với em bé, dùng hai ngón tay thay vì bàn tay. Thay vì đặt em bé trên sàn nhà, có thể giữ em bé ở tư thế ẵm trên tay

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tốc độ ép tim tương tự ở người lớn. tuy nhiên khác biệt là ngưng thở ở trẻ nhỏ thường do vấn đề phổi hơn là do tim nên cần hô hấp nhân tạo

Vì vậy, ép tim một phần ba chiều sâu của ngực 30 lần và thổi ngạt 2 hơi và lặp lại

Đấm trước ngực

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thử đấm vào ngực trước khi bắt đầu ép tim. Nó giống như cú sốc làm tim đập trở lại. Nó giống như sốc điện nhưng thay vì dùng điện, mình lại dùng lực. Trong tình huống không có AED và không có ai giúp đỡ, điều này có thể thử

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar