Sẵn Sàng Trao Đổi Và Chăm Sóc Cuối Đời Ở Khoa Cấp Cứu
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Sẵn Sàng Trao Đổi Và Chăm Sóc Cuối Đời Ở Khoa Cấp Cứu
YHOVN 1 năm trước

Sẵn Sàng Trao Đổi Và Chăm Sóc Cuối Đời Ở Khoa Cấp Cứu

ASHLEY SHREVES, MD

Bệnh nhân thường đến Khoa cấp cứu (ED) vào giai đoạn kề cận cuối đời (EOL). Nhu cầu của bệnh nhân sắp qua đời có thể dễ lấn át người chăm sóc, ngay cả khi có dịch vụ chăm sóc đặc biệt. Các nguồn lực chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân nội trú đang ngày càng có sẵn, nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu lớn của các bệnh nhân tại ED. Điều chủ yếu là các bác sĩ cấp cứu sẵn sàng trao đổi và chấp nhận chăm sóc EOL.

Đối với một số bệnh nhân tử vong, việc đưa ra quyết định EOL phải có và ghi lại. Điều quan trọng bạn phải nhớ bệnh nhân không có khả năng ra quyết định. Các bác sĩ cấp cứu đã bày tỏ mối quan ngại về nguy cơ kiện tụng nếu họ cố gắng chăm sóc bệnh nhân tới tận lúc tử vong

Nếu quyết định vậy, cần trao đổi với người đại diện và gia đình bệnh nhân để xác định con đường chăm sóc tối ưu. Một lỗi phổ biến là cho bệnh nhân và gia đình một danh sách các lựa chọn điều trị. Điều này có thể dẫn đến việc ra quyết định bị ảnh hưởng bởi trình độ cũng như nỗi sợ hãi vì hậu quả ra quyết định của họ. Nhận định đánh giá tình trạng bệnh nhân và sau đó sử dụng thông tin đó để đưa ra các khuyến cáo điều trị.

Các cuộc trao đổi xung quanh việc chăm sóc EOL tốt nhất khi tiền hành có hệ thống. Theo các bước chung sau:

1)    Chuẩn bị

2)    Nhận thức của bệnh nhân

3)    trao đổi

4)    tư vấn

5)    Gợi ý việc ra quyết định

6)    Khuyến cáo y học

Đối với bước 1, đảm bảo rằng bạn có hiểu biết chính xác về tình trạng lâm sàng. Cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa ví dụ như bác sĩ ung thư. Đối với bước 2, hãy đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về bệnh của mình. Các cụm từ như “Các bác sĩ đã nói với bạn về bệnh của bạn như thế nào?” Và “Cảm giác của bạn về mọi thứ đang diễn ra như thế nào?” rất có ích. Đối với bước 3, đánh giá sự sẵn sàng của bệnh nhân / gia đình khi thông báo về tiên lượng cho bệnh nhân. Sử dụng các cụm từ như “Tôi lo lắng rằng tôi có tin xấu về căn bệnh của bạn, liệu có ổn không nếu chúng ta trao đổi về vấn đề này ngay bây giờ?” tiến hành bước này khi đã đảm bảo rằng bệnh nhân và gia đình đã biết về tình trạng của bệnh nhân

Tiếp theo, chia sẻ hiểu biết của bạn về tình huống lâm sàng. Chia sẻ thông tin trong các phần nhỏ và tránh các thuật ngữ y khoa, khi có thể. Sử dụng các cụm từ như “Tôi nghĩ rằng cô ấy đang hấp hối” và “thời gian còn lại có thể không còn nhiều” nếu phù hợp với lâm sàng. Các cụm từ như “Tôi thực sự lo lắng” có thể hiệu quả hơn trong việc truyền đạt tiên lượng xấu hơn số liệu thống kê.

Đối với bước 5, khám phá những gì là quan trọng nhất đối với bệnh nhân và người chăm sóc của họ. Một số sẽ đáp ứng tốt các câu hỏi mở như “Nghe tin này, điều gì quan trọng nhất đối với bạn?” Những người khác sẽ cần hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ: “Một số người trong tình huống của bạn sẽ sẵn sàng hỗ trợ và cho nằm ICU, ngay cả khi chỉ có một cơ hội nhỏ để có thêm thời gian hoặc về nhà với gia đình họ một lần nữa.

Trong bước 6, không khuyến khích sử dụng liệu pháp điều trị kéo dài tuổi thọ nếu chúng không phù hợp với mục đích của bệnh nhân. Ví dụ, “Tôi lo lắng rằng việc sử dụng các phương pháp điều trị như hỗ trợ sẽ kéo dài thêm tình trạng hấp hối cô ấy và tăng thêm đau đớn cho bệnh nhân” hoặc “Điều tốt nhất mà chúng tôi có thể làm ngay bây giờ là cố gắng tạo sự thoải mái và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tóm lại, nên trao đổi trực tiếp “khi ngừng tim chúng tôi sẽ cố gắng cứu”. không cần mô tả chi tiết về việc ép tim và khử rung

Các bác sĩ nên chờ đợi cảm xúc mạnh khi đón nhận những tin xấu. Đối mặt với cái chết có thể gây ra cảm giác đau buồn, tuyệt vọng, tức giận, tội lỗi, thất vọng, sốc, và nhiều hơn nữa. Điều này là bình thường và không phản ánh được kỹ năng giao tiếp kém của bác sĩ lâm sàng. Thay vì nói rằng “Sẽ ổn thôi”, hãy sử dụng các cụm từ như “Tôi ước gì mọi thứ khác đi” và “Tôi chỉ có thể tưởng tượng bạn thất vọng đến thế nào” để thể hiện sự đồng cảm.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Các bác sĩ cấp cứu phải biết cách thảo luận về EOL. Các buổi nói chuyện EOL tốt nhất khi được thực hiện một cách có hệ thống.
  • Bệnh nhân EOL không bao giờ được đưa ra một danh sách các lựa chọn điều trị và được mong đợi để lựa chọn một cách khôn ngoan.
  • Các bác sĩ nên đề nghị phương pháp điều trị đáp ứng mục tiêu của bệnh nhân.
  • Các cuộc trao đổi về EOL có thể xuất hiện phản ứng cảm xúc mạnh từ  bệnh nhân và gia đình. Điều này là bình thường và không phản ánh về kỹ năng giao tiếp kém của bác sĩ lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ellershaw J, Ward C. Care of the dying patient: The last hours or days of life. BMJ. 2003;326(7379):30–34.

Jesus JE, Geiderman JM, Venkat A, et al. Physician orders for life-sustaining treatment and emergency medicine: Ethical considerations, legal issues, and emerging trends. Ann Emerg Med. 2014;64(2):140–144.

Lamas D, Rosenbaum L. Freedom from the tyranny of choice—teaching the endof- life conversation. N Engl J Med. 2012;366(18):1655–1657.

Quill TE, Arnold R, Back AL. Discussing treatment pReferences with patients who want “everything”. Ann Intern Med. 2009;151(5):345–349.

Weissman DE. Decision making at a time of crisis near the end of life. JAMA. 2004;292(14):1738–1743.

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar