Phân tích Thời gian đàn hồi cục máu đồ – II
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Thời gian đàn hồi cục máu đồ – II
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Thời gian đàn hồi cục máu đồ – II

Tilak D. Raj

Với mỗi dải TEG bên dưới, có gì bất thường và can thiệp nếu cần

1.

2.

Fig. 31.2

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

Trả lời

1. MA thấp và G chứng tỏ chức năng tiểu cầu giảm đông. Nếu bệnh nhân có chảy máu cần truyền tiểu cầu và/hoặc DDAVP

2. Đường thẳng này cho thấy hoàn toàn KHÔNG có khả năng hình thành cục máu đông và có thể do 1 số nguyên nhân. Ví dụ thiếu nặng các yếu tố đông máu do chảy máu hoặc đang dùng chống đông quá mức. Cũng có thể do lỗi kỹ thuật (không thêm calci vào mẫu citrate hoặc không sử dụng cốc (cup) hoặc móc (pin) đúng cách). Nếu do các lý do lâm sàng, cần dùng FFP hoặc đảo ngược tác dụng của thuốc chống đông 

3. Đồ thị cho thấy có giảm chức năng các yếu tố đông máu (TEGACT) và giảm chức năng tiểu cầu với MA và G thấp. Chức năng Fibrinogen cũng bị ảnh hưởng nhẹ  (góc và K). Nếu bệnh nhân đang chảy máu, 1 đơn vị tiểu cầu không chỉ cải thiện chức năng tiểu cầu mà còn chứa 1 đơn vị huyết tương và khoảng 400 mg fibrinogen, giúp đưa giá trị TEGACT và K về bình thường. DDAVP có thể đạt hiệu quả tối đa từ việc truyền tiểu cầu

4. Đồ thị cho thấy tiêu sợi huyết nguyên phát. Tiêu chuẩn chính là có giảm MA và G kèm tăng tiêu sợi huyết (LY30). Điều trị bằng chống tiêu sợi huyết như Amicar or tranexamic Acid. Các yếu tố tăng đông nhẹ với R ngắn nhưng không đánh giá được chức năng của tiểu cầu hoặc fibrinogen, tới khi tiêu sợi huyết được điều chỉnh. Chống tiêu sợi huyết giúp ngăn quá trình tiêu sợi huyết dừng lại nhanh chóng 

5. Đồ thị này cho thấy TEGACT kéo dài do thiếu các yếu tố hoặc do ảnh hưởng của dùng chống đông. Vì đây là mẫu sau dùng protamine, nó có thể do heparin tồn dư trong hệ tuần hoàn. Nếu heparinase (trung hòa heparin) cho giá trị TEGACT thấp hơn, cần thêm protamine vào. Nếu TEGACT không rút ngắn lại sau khi cho heparinase, cần chỉ định dùng FFP 

6. Đồ thị cho thấy tăng đông (R ngắn); fibrinogen (K và góc), và tiểu cầu cho thấy tăng đông nhẹ. Ly giải fibrin (LY30)

Cũng tăng. Điều này gợi ý giai đoạn 1 của DIC, hoặcbệnh nhân đang hình thành huyết khối ở giai đoạn đầu. Cần đánh giá bệnh nhân tìm nguyên nhân gây tăng đông, có thể xử trí bằng cách dùng chống đông

7. Đồ thị này cho thấy tăng đông với các yếu tố (R), fibrinogen (K và góc), và tiểu cầu (MA và G). Ưu tiên hàng đầu là xác định nguyên nhân tăng đông. Nếu có huyết khối (do chấn thương, ung thư hoặc viêm tiến triển) có thể dùng chống đông. Nếu do tiểu cầu bị kích hoạt (stent hoặc vật liệu nhân tạo tiếp xúc với máu) thì kháng tiểu cầu là lựa chọn điều trị

8. Chức năng tiểu cầu cho thấy tăng đông (MA và G), và chức năng fibrinogen (góc) cũng cho thấy điều này. Vì vậy mục tiêu là dùng kháng tiểu cầu

9. Vệt kaolin citrate (trắng) cho thấy giảm chức năng của mọi thông số. Rối loạn chức năng này cải thiện đáng kể trong cốc heparinase, chỉ để lại thiếu yếu tố đông máu nhẹ (R), và giảm đông nhẹ do rối loạn chức năng fibrinogen (K and angle). Xử trí gồm protamine đảo ngược heparin, có thể thêm FFP (tuy mức độ chảy máu). Khoảng 300mg fibrinogen trong bịch FFP sẽ điều chỉnh về bình thường giá trị fibrinogen

10. Đồ thị đánh giá ADP về PlateletMapping®. Có kéo dài nhẹ giá trị R (8.3; khoảng: 28), nhưng  với ức chế 42.1% trên xét nghiệm ADP, chức năng tiểu cầu không ở mức cao của ngưỡng bình thường. nhìn giá trị MA của dải ADP (46.2 trong bảng), nó thấp hơn chút so với ngưỡng MA bình thường 5169 mm. điều này cho thấy giảm chức năng tiểu cầu, nếu bệnh nhân cần phẫu thuật, điều này sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Lựa chọn lúc này là ngừng phẫu thuật, nếu phải mổ cấp cứu cần truyền tiểu cầu và/hoặc DDAVP

Further Reading

1. Holcomb JB, Minei KM, Scerbo ML, et al. Admission rapid thromboelastography can replace conventional coagulation tests in the emergency department. Ann Surg. 2012;256(3):47686.

2. Kashuk JL, Moore EE, Wohlauer H, et al. Initial experiences with point-of-care rapid throm- boelastography for management of life threatening postinjury coagulopathy. Transfusion. 2012;52:2333.

3. McGrath DJ, et al. [Thromboelastography analysis] maximum amplitude predicts postoperative thrombotic complications including myocardial infarction. Anesth Analg. 2005;100:157683.

4. Cryer GH, et al. Massive transfusion in trauma guidelines. In American College of Surgeons. Trauma Quality Improvement Program. Best Practice Guidelines. https://www.facs.org/~/ media/files/quality%20programs/trauma/tqip/massive%20transfusion%20in%20trauma%20 guildelines.ashx. Accessed 9 October 2016.

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar